Với cách phân tích này, Bas Dost sẽ không phải là một tiền đạo hay một cây săn bàn giỏi hơn Robert Lewandowski chỉ vì anh có phần trăm những cú sút đã thực hiện trở thành bàn thắng cao hơn. Không, Lewandowski đã sút nhiều hơn tiền đạo người Hà Lan đến mức mà tỷ lệ chuyển hóa thấp hơn của anh đã được bù đắp bởi tổng số cú sút trúng đích, cũng như tổng số bàn thắng cao hơn. Trên hết, nếu Bas Dost cũng có thể dứt điểm nhiều như Lewandowski, thì anh gần như chắc chắn vẫn sẽ không có tỷ lệ những cú s
Tuy nhiên, khả năng chuyển hóa những cú sút của mình thành các bàn thắng với tỷ lệ trên trung bình lại có liên quan chặt chẽ đến “số dư”; nó có thể giúp một cầu thủ nhất định ghi “thêm” được từ 22 đến 26 bàn thắng hoặc, ví dụ, 5 đến 8 bàn thắng trong 1 mùa giải nhất định. Vì vậy, một thước đo khác, bớt phức tạp hơn để nhận định về khả năng dứt điểm, có thể chỉ đơn giản là so sánh số bàn thắng thực tế với thống kê bàn thắng kỳ vọng, để xem những ai là người có “số dư” nhiều nhất. Stats Perform đã gọi số liệu này bằng cái tên “Goals Above Average”. Dưới đây là top 10 cầu thủ của thống kê này:
Đây rõ ràng là một cách hữu ích hơn để phân tích điều mà chúng ta đang tìm kiếm: Những cầu thủ vừa sút nhiều, vừa chuyển hóa nhiều cú sút thành bàn thắng. Tất cả những cầu thủ trên đều là những cây săn bàn kiệt xuất, những ngôi sao chính hiệu, và là những nhân tố chủ lực của các đội tuyển quốc gia mà họ khoác áo – ở các mức độ khác nhau. Thống kê này, dĩ nhiên, mang tính đề cao thành tích “overperformance” của các cầu thủ, nhưng có lẽ nó cũng đã loại bỏ đi những cầu thủ không thể duy trì được khả năng dứt điểm của họ từ năm này qua năm khác.
Nếu chúng ta nhìn vào mức chênh lệch trung bình giữa bàn thắng thực tế so với kỳ vọng trung bình/ cú sút (GAA/Shot), thì Sancho sẽ là người đứng đầu danh sách, đồng hạng với – thật kỳ lạ – trung vệ Stefan de Vrij của Inter Milan, với 0,08 GAA/ Shot. Việc đưa cả hai số liệu thống kê này vào cùng một đồ thị sẽ giúp Son thậm chí còn tỏa sáng rực rỡ hơn. Ngôi sao người Hàn Quốc nằm ở vị trí được khoanh đỏ:
Nếu chúng ta chấp nhận rằng Messi, Kane, Son, Griezmann, và Suarez là 5 chân sút đẳng cấp nhất thế giới – và biểu đồ này đã chứng minh điều đó một cách rõ rệt hơn nữa – thì Son thực sự đang là người có khả năng dứt điểm tốt nhất trong nhóm 5 “cao thủ” đó, nếu xét trên GAA/Shot. Thống kê GAA/Shot được ghi nhận ở ngôi sao người Hàn Quốc là 0,06 kể từ năm 2013 – có nghĩa là, trong 8 năm qua, trung bình một cú sút của Son có khả năng đi vào lưới cao hơn 6% khi so sánh với những gì mà mô hình xG nói – trong khi không một ai trong số 4 cái tên còn lại được ghi nhận một con số trên 0,05.
Tuy nhiên, có một yếu tố đã không được đề cập trong bất kỳ mô hình nào đã nêu: Thủ môn. Nếu tất cả những yếu tố khác là ngang bằng nhau – loại đường chuyền kiến tạo cơ hội, vị trí sút, phần cơ thể được sử dụng để dứt điểm, v.v. – và giả sử trong trường hợp so sánh một cầu thủ dứt điểm về phía góc khung thành, trong khi một cầu thủ khác tung ra một cú sút đi vào giữa, họ sẽ nhận được cùng một giá trị xG. Và nếu cú sút của người nhắm vào góc đi chệch khung thành bởi một pha cản phá tuyệt vời, trong khi cú sút của người nhắm vào giữa đưa được bóng lọt qua hai chân của thủ môn đối phương, thì người có cú dứt điểm kém ấn tượng hơn sẽ được tán dương vì đã tận dụng thành công cơ hội, trong khi những gì người còn lại nhận được là một con số 0 to tướng.
Để giải quyết vấn đề này, Stats Perform cũng đã tạo ra một mô hình tính đến vị trí kết thúc của cú sút ở khung thành:
“Mô hình bàn thắng kỳ vọng dành cho những cú sút trúng đích – The Expected Goals on Target – được xây dựng dựa trên những cú sút trúng đích trong hồ sơ và bao gồm xG ban đầu của cú sút, ngoài ra, còn tính đến vị trí kết thúc của cú sút tại khung thành. Nó sẽ giúp mang đến sự nhìn nhận “công bằng” hơn cho những cú sút hướng đến các góc của khung thành so với những cú sút hướng thẳng vào giữa. Dĩ nhiên, mô hình này chỉ dành cho những cú sút trúng đích, vì nếu bạn không sút trúng đích, thì cơ hội thành bàn của cú sút là 0%.”
Sau đó, bạn có thể thực hiện so sánh xGOT và xG để xem cầu thủ nào đang gia tăng giá trị của những cú sút mà mình tung ra bằng cách nhắm vào các góc và những ai đang thực sự phung phí các cơ hội tuyệt vời với việc không sút trúng vào phạm vi khung thành. Sử dụng xGOT cũng sẽ giúp chúng ta loại bỏ màn trình diễn của thủ môn đối phương như một biến số. Bằng thước đo này – xGOT trừ xG, còn gọi là “Shooting Goals Added” (mức chênh lệch giữa chất lượng thực sự của những cú sút trúng đích so với giá trị được xG thể hiện) – Messi thậm chí sẽ trông giống như một câu chuyện hư cấu nào đó được “bịa” ra nhằm hạ thấp uy tín của thuật toán này, trong khi phần còn lại của những chân sút đứng trên mức trung bình chẳng hề chênh lệch với nhau quá lớn.
Tuy nhiên, một lần nữa, Son lại tiếp tục nằm đâu đó trong nhóm dẫn đầu phía sau Messi. Ngôi sao người Hàn Quốc và Luis Suarez là 2 cầu thủ duy nhất – trong một thế giới không Messi – lọt vào top đầu trong cả hai thuật toán Shooting Goals Added và Goals Above Average. Dưới đây là tất cả những cú dứt điểm mà Son đã thực hiện kể từ năm 2013 tại giải quốc nội, kích cỡ của các hình tròn dựa trên giá trị xG của từng cú sút:
Giờ đây, trong khi SGA đã giúp chúng ta loại bỏ thủ môn đối phương ra khỏi phương trình, nhưng nó cũng đã “lờ đi” một vài biến số khác có thể giúp một cầu thủ liên tục ghi bàn nhiều hơn thống kê kỳ vọng: Trên đường bay của cú sút có ít hậu vệ hơn, một pha “tung cước” nhanh, khả năng dứt điểm bằng cả hai chân và khả năng thực hiện những cú sút thực sự cực kỳ-cực kỳ khó. Ba yếu tố được nhắc đến sau cùng, đặc biệt là khả năng dứt điểm “hai chân như một”, chính là sở trường của Son.
Với tất cả những điều đó, tôi thích sử dụng đến một phương pháp rất phi khoa học, là kết hợp cả hai số liệu thống kê GAA và SGA với nhau để đưa ra quyết định. Vì những điểm mù của các mô hình, số lượng có hạn của những cú sút được thực hiện bởi bất kỳ cầu thủ nào trong bất kỳ mùa giải nào, và nói chung là tính chất linh hoạt của môn thể thao vua, tất cả các nỗ lực định lượng “kỹ năng dứt điểm” đều có một mức độ không chắc chắn chẳng thể nào xóa bỏ, vậy nên phương pháp tiếp cận tổng hợp hai thước đo này sẽ trở nên thực sự hữu ích. Vì Son và Suarez là hai cầu thủ duy nhất – trong một thế giới không Messi – lọt vào top 5 của cả hai hạng mục, nên danh hiệu những chân sút xuất sắc nhất sẽ thuộc về hai người họ. Và vì Son đang dẫn trước Suarez trên cơ sở “per-shot” ở cả hai thước đo – 0,03SGA/ cú sút, so với 0,02 SGA/ cú sút của Suarez – chúng ta sẽ trao “vương miện” cho siêu sao người Hàn Quốc.
Vì vậy, mặc dù Son chắc chắn sẽ không thể duy trì lâu dài phong độ “sút phát ăn luôn” trong phần còn lại của mùa giải này, thì siêu phẩm được ghi vào hôm Chủ Nhật và bất kỳ bàn thắng nào trong số 9 pha lập công còn lại của anh cho đến hiện tại của mùa giải này đều không phải nhờ may mắn. Lần tiếp theo bạn theo dõi một trận đấu của Spurs và Son tung ra một cú sút từ bên ngoài vòng cấm hoặc một góc hẹp bên trong vòng cấm, thì cú sút cụ thể đó vẫn sẽ có khả năng “miss” cao hơn là thành bàn. Nhưng còn thực tế tuyệt đối rằng chính anh là người tung ra nó thì sao? Điều đó có nghĩa là nó vẫn sẽ có cơ hội thành bàn cao hơn so với cùng một cú sút, cùng một vị trí, cùng bằng một chân, được thực hiện bởi bất kỳ cầu thủ nào khác trên toàn thế giới.
Nguồn: Lược dịch từ bài phân tích “Why Heung-Min Son Is the Best Finisher in the World” của ký giả Ryan O’Hanlon, đăng tải trên No Grass in the Clouds.