Steven Gerrard mùa 2008/09: Phiên bản đỉnh cao của sự nghiệp (p1)

Tác giả Nam Khánh - Thứ Hai 13/04/2020 14:52(GMT+7)

Zalo

Với thành tích 16 bàn thắng và 9 pha kiến tạo sau 31 trận tại Premier League, có thể nói 2008/2009 chính là mùa giải bùng nổ nhất của Steven Gerrard, khi tiền vệ này đã phát triển nên một mối liên kết “thần giao cách cảm” với mũi nhọn tấn công Fernando Torres xuất phát trên sân ở một vị trí cao hơn để mang về cho Liverpool đến 77 bàn thắng – con số nhiều nhất mùa giải năm ấy tại giải đấu hạng cao nhất nước Anh.

Manchester United đã có lần thứ ba liên tiếp đăng quang tại Premier League vào mùa giải 2008/2009, khi sự bùng nổ của bộ tứ hủy diệt trên hàng công Cristiano Ronaldo, Wayne Rooney, Carlos Tevez và Dimitar Berbatov đã giúp họ xếp trên kẻ bám đuổi Liverpool với khoảng cách 4 điểm. 
 
Steven Gerrard mua 2008/09: Phien ban dinh cao cua su nghiep
 
Với sự thất bại trong việc vươn đến ngôi vị cao nhất, thật dễ để quên đi chuyện đội bóng của Rafa Benitez đã bám sát đoàn quân của Sir Alex Ferguson đến thế nào ở mùa giải năm đó – thậm chí họ đã đánh bại Man United với tỷ số lên đến 4-1 ngay tại Old Trafford – nhưng thậm chí còn dễ dàng hơn để quên đi chuyện Steven Gerrard đã chơi hay đến mức nào trong cuộc bám đuổi đầy khát khao của anh với vinh quang ở cuối chặng đường. Cái thành tích trở thành người chiến thắng cả hai danh hiệu FWA và Fans Player of the Season là quá đủ để chứng minh rằng, Gerrard đã có một mùa giải cực kì xuất sắc.
 
Với thành tích 16 bàn thắng và 9 pha kiến tạo sau 31 trận tại Premier League, có thể nói 2008/2009 chính là mùa giải bùng nổ nhất của cầu thủ người Anh, khi tiền vệ này đã phát triển nên một mối liên kết “thần giao cách cảm” với mũi nhọn tấn công Fernando Torres xuất phát trên sân ở một vị trí cao hơn để mang về cho Liverpool đến 77 bàn thắng – con số nhiều nhất mùa giải năm ấy tại giải đấu hạng cao nhất nước Anh. Trong khi đó, bản thân Gerrard chỉ bị vượt mặt bởi Cristiano Ronaldo và Nicolas Anelka trên bảng xếp hạng lập công. 
 
Mùa giải đó, chỉ có duy nhất Frank Lampard là tạo ra nhiều cơ hội hơn con số 89 của Gerrard, và chỉ có hai cầu thủ (Lampard và Robin Van Persie) là đứng trên anh về thành tích kiến tạo. Gerrard là cái tên xếp thứ 6 về số đường chuyền thành công ở phần sân đối phương, ngoài ra, anh cũng đã thực hiện tổng cộng 38 lần cắt đường chuyền, 54 pha tắc bóng, tung ra 99 cú sút và có 31 tình huống rê bóng thành công, có thể nói, tất cả mọi thứ mà tiền vệ người Anh đã làm vào năm ấy đều ở mức cực kì tốt. 
 
Sự đóng góp của Gerrard trong trạng thái không bóng cũng rất phi thường, với việc Benitez đã tận dụng sự cơ động và những bước chạy không biết mệt mỏi của anh để dẫn dắt công tác pressing. Gerrard đã có đến 76 lần thu hồi bóng thành công ở khu vực 1/3 cuối sân đối phương – đứng thứ 6 giải đấu dù cho đã chơi ít trận hơn gần như tất cả những cái tên góp mặt trong danh sách này ngoại trừ một người (Steven Pienaar) – với một chiến thuật tiếp cận đầy quyết liệt để gây áp lực lên đối phương ngay từ hàng công, qua đó tạo nên những cơ hội mà nếu không có các tình huống như vậy thì sẽ không hề tồn tại. 
 
Trong hầu hết mọi danh mục thống kê, Gerrard đều đứng ở gần mức cao nhất hoặc cao hơn mức trung bình của Premier League mùa giải năm ấy. 

STEVEN GERRARD SO SÁNH VỚI CÁC ĐỐI THỦ CỦA ANH
 
Những cầu thủ xuất sắc nhất của mùa giải 2008/2009 là Ronaldo, Lampard, Cesc Fabregas, Nemanja Vidic và Rio Ferdinand, nhưng khía cạnh đóng góp cá nhân của Gerrard cho đội bóng của anh là vượt trội hơn tất cả những cái tên đó, khi mà các con số thống kê của ngôi sao người Anh đã cho thấy hình ảnh của một tiền vệ toàn diện, có tư duy tấn công xuất chúng: 
 
Steven Gerrard mùa 200809 Phiên bản đỉnh cao của sự nghiệp hình ảnh
 
Để thực hiện phép so sánh, thì Cesc Fabregas của Arsenal cũng đã có một radar thành tích ấn tượng không kém so với Gerrard ở mùa giải 2008/2009: 
 
 
Steven Gerrard mùa 200809 Phiên bản đỉnh cao của sự nghiệp (p1) hình ảnh gốc 2
 
Nhưng Fabregas lại chơi thiên về hướng một deep-lying playmaker, được chỉ đạo đá thấp hơn rất nhiều (một vai trò mà sau này Gerrard cũng sẽ đảm nhận dưới thời Brendan Rodgers). Trong khi đó, mặc dù Lampard đã tạo ra nhiều cơ hội hơn Gerrard và hình thành nên một mối đe dọa đáng gờm hơn ở phần sân đối phương, nhưng lại thua kém hơn (một chút) so với đội trưởng của Liverpool về khâu đóng góp phòng ngự: 
 
8Steven Gerrard mua 2008/09: Phien ban dinh cao cua su nghiep1
 
Cả hai cầu thủ này đều có output cực kì giống nhau, nhưng trên thực tế, đây không hề là một trường hợp kiểu “Gerrard xuất sắc hơn những người khác”, hơn nữa, phong cách thi đấu và các con số đầu ra của anh đều có liên quan trực tiếp đến việc Liverpool đã bước vào cuộc đua vô địch với một hệ thống được thiết kế hoàn toàn xoay quanh những điểm mạnh của tiền vệ người Anh. 
 
LIVERPOOL ĐÃ CHƠI NHƯ THẾ NÀO?
Benitez hầu như luôn sử dụng hệ thống 4-2-3-1 ở mùa giải 2008/2009, với một cặp đôi tiền vệ phòng ngự được bố trí phía sau một Gerrard đảm nhận vị trí số 10, cho phép anh được chơi gần với Torres. Những cá nhân trong đội hình xuất phát thường xuyên được thay đổi, với nhiều mẫu cầu thủ khác nhau được lựa chọn dựa trên các kiểu trận đấu khác nhau, nhưng hệ thống mà họ triển khai luôn là một. Đây là một tập thể rất mạnh mẽ, như chính Gerrard đã hồi tưởng vào năm 2015:
 
Steven Gerrard mua 2008/09: Phien ban dinh cao cua su nghiep1
 
 Một ví dụ về cái cách Benitez xoay vòng nhân sự trong đội hình dựa trên tính chất các trận đấu là trong chiến thắng 4-1 trước Man United, ông đã triển khai Jamie Carragher ở vị trí hậu vệ phải, và vì một chấn thương gặp phải khi khởi động của Xabi Alonso, cặp đôi tiền vệ phòng ngự được bố trí phía sau Gerrard trong trận đấu này là Lucas Leiva và Javier Mascherano, ngoài ra, còn có hai winger thiên về phòng ngự là Dirk Kuyt và Albert Riera. Có thể thấy, ý đồ của Benitez là triển khai một hệ thống phục vụ cho lối chơi phòng ngự phản công:
 
7Steven Gerrard mua 2008/09: Phien ban dinh cao cua su nghiep1
 
Riera thường chơi như một hậu vệ trái hoặc Wing-back trái trong quá khứ, và Kuyt cũng là một cầu thủ đa năng nổi tiếng với sự cần mẫn, xông xáo hơn là khả năng kỹ thuật. Dưới đây chính là radar thành tích của họ ở mùa giải năm ấy, và nó sẽ nói lên rất nhiều điều về lối chơi của hai cầu thủ này: 
 
6Steven Gerrard mua 2008/09: Phien ban dinh cao cua su nghiep1
 
Để bạn dễ hình dung, thì một winger thiên về tấn công sẽ có xu hướng giống với Robinho của Manchester City trong cùng mùa giải đó hơn:
 
5Steven Gerrard mua 2008/09: Phien ban dinh cao cua su nghiep1
 
Sự khác biệt trong output phòng ngự là điểm nên lưu ý – Benitez đã xây dựng một đội bóng hoạt động cần mẫn, quyết liệt, chăm chỉ khi không kiểm soát bóng, và điều quan trọng nhất, là được thiết kế để tận dụng tối đa Gerrard. Với việc sử dụng các winger thiên về phòng ngự, Benitez có thể mang đến nhiều sự tự do hơn cho Gerrard khi Liverpool ở trong trạng thái kiểm soát bóng, bởi vì những cầu thủ này có khả năng giữ vị trí và khối đội hình trong trường hợp mất bóng hơn là những winger chơi thiên về kỹ thuật và sự ngẫu hứng (phần nào đó là đôi chút ích kỷ). 
 
Nếu Gerrard phải vắng mặt vì chấn thương, hoặc những toan tính chiến thuật trong một số trận đấu đặc biệt đòi hỏi anh phải chơi lùi sâu hơn, thiên về phòng ngự hơn ở hàng tiền vệ, thì nhiệm vụ sáng tạo sẽ được chuyển giao sang cho khu vực khác. Đó sẽ là khi những winger như Ryan Babel được sử dụng. 
 
 
Theo JJ Bull, Telegraph

Giải thích:
Vision: Nhãn quan
Physical: thể chất
Defence: Phòng ngự
Dribble: Qua người
passing: Chuyền bóng
 
Đọc thêm:
VIDEO: Phác họa Steven Gerrard | Sẽ đủ tầm thừa kế Jurgen Klopp?
Với mỗi kết quả tích cực, viễn cảnh Gerrard sẽ dẫn dắt Liverpool một ngày nào đó lại càng trở nên sống động hơn. Gerrard có khát vọng sẽ trở thành HLV...
Jordan Henderson: Vì bạn xứng đáng
Đối với Gerrard, có lẽ không gì vui hơn khi người nâng cao chiếc cúp tai voi chính là cái tên mà anh đã trao lại tấm băng thủ quân. Điều này cho thấy một sự kế...

 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Võ Hoàng Minh Khoa: Dũng mãnh và đầy quyết đoán

22h30 tối nay, U23 Việt Nam lần đầu tái ngộ U23 Uzbekistan ở một trận chính thức, sau cuộc đại chiến lịch sử năm 2018. Và nếu đội bóng đầy duyên nợ có biệt danh “Sói trắng”, thì lần này, chúng ta cũng sẵn sàng giáp mặt họ với một chiến binh mang nhiều phẩm chất của loài mãnh thú này.

X
top-arrow