Son Heung Min và hành trình phá bỏ định kiến đeo bám cầu thủ châu Á

Tác giả Elflaco - Thứ Bảy 01/06/2019 21:44(GMT+7)

Son Heung Min vẫn chiến đấu, chiến thắng và tỏa sáng trên sân cỏ, bất chấp Định kiến và những đánh giá thiếu công bằng tại châu Âu. Một màn trình diễn siêu hạng nữa, tại Madrid, trong trận chung kết Champions League giữa Tottenham và Liverpool đêm 1/6, liệu có giúp Son thực sự phá tan những Định kiến về các cầu thủ châu Á thành danh ở trời Âu?

Son Heung Min vẫn chiến đấu, chiến thắng và tỏa sáng trên sân cỏ, bất chấp Định kiến và những đánh giá thiếu công bằng tại châu Âu.  Một màn trình diễn siêu hạng nữa, tại Madrid, trong trận chung kết Champions League giữa Tottenham và Liverpool đêm 1/6, liệu có giúp Son thực sự phá tan những Định kiến về các cầu thủ châu Á thành danh ở trời Âu?

Son Heung Min và hành trình phá bỏ định kiến đeo bám cầu thủ châu Á
London, tối 9/4. Nửa giờ sau khi trận tứ kết lượt đi giữa Tottenham và Manchester City kết thúc với thắng lợi 1-0 cho đội chủ nhà. Các CĐV đã rời sân gần hết, trừ một góc nhỏ trên khán đài B của Tottenham Hotspur Stadium.
 
Một nhóm, khoảng vài chục CĐV Tottenham vẫn ngồi đó, dõi theo những bước chân cuối cùng của các cầu thủ bước vào phòng thay đồ. Không có dấu hiệu nào cho thấy họ sẵn sàng rời đi. Một vài người trong nhóm vẫy trên tay lá cờ nhỏ Taegukgi – quốc kì Hàn Quốc. Số khác “sở hữu” hình vẽ Taegukgi trên khuôn mặt. Một vài người mặc áo đấu “số 7” Tottenham. Không nghi ngờ gì nữa, họ ở đó, trên sân vận động mới của Tottenham là vì Son Heung Min.
 
Đó là một trận đấu tuyệt vời Son. Anh là tác giả bàn thắng duy nhất, ở phút 78, giúp Spurs giành thắng lợi tối thiểu 1-0. Mới tuần trước, Son cũng là cầu thủ đầu tiên ghi bàn tại sân vận động mới của Tottenham. Để rồi, 1 tuần sau cú đánh đầu tung lưới Man City tại Tottenham Hotspur Stadium, Son còn tỏa sáng hơn thế, với cú đúp ở Etihad trong trận lượt về, giúp Spurs vượt qua tập thể hùng mạnh của Pep Guardiola. Sau đó là vòng bàn kết với màn ngược dòng không thể tin nổi ở Amsterdam, Son cùng Spurs thẳng tiến chung kết Champions League. Cho lần đầu tiên!
 

Son, từ lâu, đã là một biểu tượng lớn cho sự thành công của một cầu thủ Hàn Quốc tại châu Âu. Tại quê nhà, Son là niềm tự hào bậc nhất. Tại Châu Âu, cũng hiếm khi tồn tại những hoài nghi về phẩm chất bóng đá của Son, kể từ khi anh còn là một “chú nhóc”ở Hamburg đến “sao mai” tại Leverkusen. “Chàng trai này là một ngôi sao” – Roger Schmidt, từng là thày của Son tại Leverkusen – “Không chỉ các CĐV Levekusen yêu Son. Cậu ta còn nhận được sự mến mộ từ fan của nhiều CLB khác nữa”.
 
Son gia nhập Tottenham cuối tháng 8/2015 nhưng như chính Mauricio Pochettino thừa nhận, HLV người Argentina từng hơn một lần cố gắng mua Son, từ trước đó, hồi ông còn dẫn dắt Southampton. Hè 2018, Bayern từng lên kế hoạch đưa Son trở lại Bundesliga nhưng bất thành.
 
Son là một cầu thủ giỏi. Đấy là điều không cần phải bàn cãi. Nhưng phải đến mùa giải này – mùa thứ tư ở Tottenham, hay chính xác là phải tới những tháng gần đây, bóng đá Anh nói riêng và châu Âu nói chung mới thực sự nhìn nhận Son với tư cách là một ngôi sao hàng đầu. Một trụ cột không thể thay thế của một đội bóng đã vào tới chung kết Champions League. Một cầu thủ, bằng tài năng của mình, có thể định đoạt số phận của đội bóng.
 
Để có được sự thừa nhận ấy, Son đã đi một hành trình dài. Hành trình phá bỏ những định kiến về các cầu thủ châu Á chơi bóng ở trời Âu.
 
Kết thúc mùa giải 2012/13, hợp đồng tài trợ giữa Leverkusen và SunPower hết hạn. Và trong quá trình tìm kiến đối tác tài trợ mới, Levekusen gây sốc khi phá kỉ lục chuyển nhượng CLB, mua Son Heung Min, khi đó mới 21 tuổi, từ Hamburg với mức phí 10 triệu euro vào ngày 13/6. Hai tháng sau, Leverkusen có nhà tài trợ mới: LG – tập đoàn điện tử hàng đầu Hàn Quốc. Hợp đồng 3 năm. Thương hiệu LG xuất hiện trên áo đấu của Levekusen, kèm điều khoản: Son trở thành đại sứ thương hiệu của LG Electronics tại Đức.
 
Cách Son gia nhập Leverkusen, dù là với một thương vụ có giá kỉ lục, diễn ra theo một “mô-tip” quen thuộc. Các CLB châu Âu, ở thời điểm Leverkusen kí với Son, đúng hơn là từ rất lâu trước đó, khi thực hiện một thương vụ mua cầu thủ đến từ Đông Á, thường là vì 2 mục tiêu. Thứ nhất, chiến lược tiếp thị: tiếp cận, thu hút một lượng rất lớn CĐV bóng đá ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc để từ đó thu hút các nhà tài trợ từ thị trường này.
 
Và thứ hai, vì những phẩm chất đặc trưng của các cầu thủ - những người lao động đến từ Đông Á: sự chăm chỉ, tính kỉ luật. Mục tiêu này, có lẽ được minh họa rõ nhất qua trường hợp của Park Ji Sung, cựu tiền vệ Manchester United. Đàn anh của Son, người tính cho đến trước khi trận đấu giữa Tottenham và Liverpool chính thức khởi tranh tại Madrid đêm 1/6, là cầu thủ Hàn Quốc duy nhất từng góp mặt trong trận chung kết Champions League.
 
“Có một sự tương phản hoàn toàn giữa cách “đối xử” với Park tại Hàn Quốc và chính anh khi thi đấu ở Anh. Tôi nhớ, trong một trận giao hữu của Man Utd tại Seoul, CĐV người Hàn Quốc thực sự phát cuồng vì anh ấy. Ở Anh, Park được thừa nhận là một cầu thủ giỏi, nhưng trong mắt đa số Park giống như “người vô hình” vậy” – Lim Hyn Joo, giảng viên Xã hội học tại Đại học Bournemouth bình luận.
 
Park đã trải qua bảy năm tại Old Trafford, thường xuyên góp mặt trong những trận chiến đỉnh cao của Man Utd. Các CĐV “Quỷ đỏ” yêu quý anh. Sir Alex Ferguson trân trọng anh. Nhưng Park không phải một ngôi sao. Sự trân quý dành cho Park, không hoàn toàn đồng nhất với tài năng bóng đá mà anh thực sự sở hữu, mà đến từ sự chuyên nghiệp, chăm chỉ, kỉ luật và cả sự hi sinh của Park. 
 
Với Park, Man Utd đã mở rộng thị trường của họ ở Hàn Quốc, tiếp cận được nhiều hợp đồng tài trợ béo bở từ quốc gia này, tăng nguồn thu từ việc bán áo đấu và bán vé. Và với Park, Man Utd có một người lao động giỏi! Trước Son, Park là cầu thủ Hàn Quốc nói riêng và châu Á nói chung nổi tiếng nhất ở châu Âu. Nhưng sự thành công của Park vẫn không đủ để thay đổi định kiến trong cách nhìn nhận một cầu thủ Á Đông ở các CLB châu Âu.
 
Khi Son ký hợp đồng với Tottenham, Hè 2015, anh tự mô tả phong cách chơi bóng của mình là “dũng cảm, dám nghĩ dám làm”. Người đại diện của Son - Thies Bliemeister làm đẹp thêm CV của anh bằng hồi ức: “Khi Son còn ở Hamburg, tôi chẳng khi nào thấy cậu ta ở trong phòng, chơi PlayStation như đa số các cầu thủ trẻ khác. Với Son, bóng đá là tập luyện, học hỏi và hoàn thiện không ngừng”.
 
Schmidt, HLV của Son ở Leverkusen thì kể rằng: “Sau buổi tập chung cùng đội, Son dành hàng giờ mỗi ngày tự tập luyện một mình. Sút trong vòng cấm. Sút ngoài khu vực 16m50. Liên tục và lặp đi lặp lại để tinh chỉnh kĩ năng, hoàn thiện độ chính xác các pha dứt điểm. Không cầu thủ nào của tôi chăm chỉ như cậu ấy”.
 
Trong một thời gian dài, ấn tượng lớn nhất về Son, rốt cuộc vẫn là một “định kiến” quen thuộc: sự chăm chỉ của anh. Từ Hamburg qua Leverkusen và tất nhiên, ở Tottenham. 
 
“Chàng trai này hình như không bao giờ biết mệt thì phải” – đấy là nhận xét của Pochettino về cầu thủ người Hàn Quốc. Son, qua miêu tả của Pochettino, hệt như “Chú thỏ Energizer” – biểu tượng nhận diện thương hiệu của Energizer – nhà sản xuất chuyên “cung cấp năng lượng” hàng đầu cho các thiết bị (như pin, sạc), là hình mẫu số 1 của người không-bao-giờ-bỏ-cuộc, luôn cố gắng hết mình.
 
Trở lại với câu chuyện của giảng viên Xã hội học Lim Hyn Joo. Theo Lim, trong đại đa số các bài báo về Son, qua nhiều ngôn ngữ khác nhau thì “sự chăm chỉ, tính kỉ luật, thái độ tốt” hay thậm chí là “tính hiếu thảo” lại là những thứ được nhắc đến nhiều nhất, thay vì tài năng bóng đá và những khoảnh khắc siêu hạng trên sân cỏ của Son.
 
Dù không cố ý, nhưng với Lim, những bài viết, những chủ đề thảo luận về Son, đã chịu ảnh hưởng quá lớn của Định kiến. Ở Hàn Quốc và Đông Á, Son là một điển hình của “công dân tốt”. Tại châu Âu, không chỉ trong bóng đá – thể thao, Son trước hết, luôn được coi là một “người lao động giỏi”. Trong giới hạn của Định kiến và khuôn mẫu có sẵn ấy, Son không được nhìn nhận như một tài năng bóng đá hiếm có hay một cầu thủ - ngôi sao. Một siêu sao bóng đá sở hữu nhiều phẩm chất xuất chúng, hơn là  “chỉ có” sự chăm chỉ. Và Son cũng vậy!
 
Năm 2003, gần 1 năm sau khi đội tuyển Hàn Quốc kết thúc VCK World Cup 2002 với thành tích xếp hạng tư chung cuộc, hai ngôi sao của xứ Kim Chi,  Lee Young Pyo và Park Ji Sung đã gia nhập CLB hàng đầu Hà Lan PSV Eindhoven. HLV của PSV thời điểm đó chính là người đã giúp Hàn Quốc làm nên kì tích World Cup 2002 – Guus Hiddink.
 
“Guus biết khả năng của tôi. Ông có niềm tin nơi tôi. Nhưng các đồng đội ở PSV thì không. Khó tránh được những hoài nghi về 1 cầu thủ tới từ Hàn Quốc ở PSV và Hà Lan” – Young Pyo kể lại. “Tôi phải đối mặt với những định kiến về một cầu thủ châu Á và phải mất khá nhiều thời gian để chứng minh khả năng bóng đá của mình, với các đồng đội, với CLB và CĐV. Nhưng sau tất cả, tôi đã làm được”. Anh cho mình 1 năm để chinh phục lòng tin của tất thảy tại PSV. Và sau đúng 1 năm, với 1 bàn thắng và 1 pha kiến tạo thành bàn giúp PSV đánh bại kình địch Ajax 2-0 vào tháng 10/2004, Young đã hoàn thành mục tiêu. 
 
Nhưng Định kiến là thứ không dễ gì có thể phá bỏ. Lee và Park giúp PSV vào tới bán kết Champions League mùa 2004/05, Park sau đó góp mặt trong rất nhiều chiến tích của Man Utd nhưng định kiến về “cầu thủ châu Á” vẫn tồn tại. Theo Apertura Sports – một trung gian chuyên tìm kiếm cầu thủ Hàn Quốc (và châu Á) cho các CLB Đức - thì hơn 1 thập kỉ qua, “khuôn mẫu” vẫn là như vậy. 
 
“Các CLB Đức (và châu Âu) luôn định hình một ý niệm cụ thể về cầu thủ châu Á mà họ muốn có. Đó phải là một anh chàng chăm chỉ, tận tâm, đáng tin cậy, thậm chí lễ phép với người lớn tuổi cũng là điểm cộng” – ông Keith Strachwitz, người sáng lập Apertura Sports cho biết – “Một công dân tốt, một lao động giỏi lại là những thứ được xem trọng hơn chính tiềm năng bóng đá của ứng viên”.
 
Nếu Son trở thành cầu thủ Hàn Quốc đầu tiên ghi bàn trong một trận chung kết Champions League, liệu anh sẽ phá vỡ những Định kiến về cầu thủ châu Á kéo dài bao thập kỉ qua? “Tôi không chắc, có lẽ để thay đổi vẫn cần thêm thời gian. Nhưng ít nhất với trường hợp của Son, cậu ấy đã và đang chứng tỏ Hàn Quốc, cũng như châu Á thực sự sở hữu ngôi sao bóng đá tiềm năng, thay vì chỉ có những lao động giỏi, chăm chỉ và kỉ luật” – Strachwitz.

Lược dịch từ “The Superstar Hiding in Plain Sight” – NYTimes

EL FLACO (TTVN)
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Liam Delap: Cánh én nhỏ tại Portman Road

Sẽ là thiển cận nếu mô tả Ipswich Town của Kieran McKenna là đội bóng một người. Nhưng với Liam Delap, họ thực sự đang sở hữu một chân sút có thể ghi bàn đều đặn. Delap chắc chắn là 1 trong những lý do chính giúp Ipswich (tạm) thoát ra khỏi nhóm 3 đội cuối BXH Premier League 2024/25.

Đêm huyền ảo ở Munich

Thật không tưởng và kỳ lạ, nhưng giờ tôi có thể nói với bản thân mình, ‘Chúa ơi, thì ra cảm giác vô địch là thế này! Tôi luôn luôn tự hỏi nó sẽ như thế nào, nhưng giờ tôi đã biết rồi!’.

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Lại một lần nữa trong những ngày tháng 11, Pep Guardiola lại quyết định gia hạn hợp đồng với Manchester City sau 2 lần gia hạn trước đó vào năm 2020 và 2022. Bản hợp đồng mới cho phép Pep gắn bó thêm 2 năm với đội chủ sân Etihad và đánh dấu cột mốc tròn 1 thập kỷ chiến lược gia vĩ đại này dẫn dắt nửa xanh thành Manchester.

Rodri: "Có nhiều thứ bạn sẽ không thể học được qua trường lớp mà phải tự chiêm nghiệm theo thời gian"

Khôn khéo trong cách ăn nói, kín đáo trong phong cách ăn mặc, là một người có học thức khi đã tốt nghiệp đại học và một cơ thể không dính một hình xăm... Có thể nói Rodri giống như một "cánh chim vừa lạ, vừa đặc biệt" trong thế hệ các cầu thủ đang thi đấu ở bóng đá hiện đại. Và ở cuộc phỏng vấn với Esquire, chúng ta sẽ có dịp hiểu nhiều hơn về con người và lối suy nghĩ của Rodri - cầu thủ đang chơi cho Man City vừa đoạt được danh hiệu Quả bóng vàng năm 2024.

Nghịch lý Vinícius Júnior

Vinícius Júnior đã thất bại trong cuộc đua Ballon d’Or vào tháng trước, nhưng bạn hãy thử nói với người hâm mộ Real Madrid rằng anh thực sự không xứng đáng giành Quả Bóng Vàng mà xem. “Vinícius, Ballon d'Or,” đám đông khán giả tại Santiago Bernabeu đã hát đi hát lại câu này vào hôm thứ 7, khi tiền đạo người Brazil lập hattrick trong chiến thắng 4-0 của Madrid trước Osasuna.

Luis Nani: Cuộc đời xoay trong những điệu santo

Gần 40 tuổi, thay vì lựa chọn nghỉ hưu ở những bãi biển xinh đẹp, Nani vẫn tiếp tục chơi bóng. Chẳng quan trọng là Manchester United lừng danh thế giới, Valencia đình đám một thời hay Sporting Lisbon giàu truyền thống, chỉ cần được ra sân và cống hiến, như thế là đủ mãn nguyện đối với ngôi sao người Bồ Đào Nha.

Ruben Amorim: "Tôi sẽ làm tất cả để đưa Man Utd trở về vị thế của mình"

Sau khi đặt chân đến Man Utd, tân HLV Ruben Amorim đã có cuộc phỏng vấn đầu tiên với phóng viên của CLB là Harry Robinson, ngay tại sân Old Trafford. Trong cuộc phỏng vấn với truyền thông nội bộ này, nhà cầm quân trẻ người Bồ Đào Nha đã giải thích lý do anh chọn đến đội chủ sân Old Trafford, cũng như khái quát về triết lý bóng đá của mình. Và đây là toàn bộ nội dung cuộc phỏng vấn ấy.

Ayoze Perez: Sau cơn mưa mù là nắng ấm

Từ một cái tên từng nổi lên tại xứ sở sương mù trong màu áo Newcastle cách đây gần một thập kỷ, rồi bất ngờ ngụp lặn bởi những ca chấn thương, Ayoze Perez giờ đây đã quay trở về quê hương Tây Ban Nha ấm áp và trở thành nguồn cảm hứng kỳ lạ mang đến nét tươi mới cho Villarreal trong mùa giải năm nay.