Ở mùa bóng năm nay, CLB Sài Gòn đã tuyển mộ các ngoại binh đến từ J-League, trong đó phải kể tới cựu tuyển thủ người Nhật Bản Daisuke Matsui. Một trong những cây viết của chúng tôi đã có một buổi phỏng vấn với Koji Kuriki, trợ lý của Daisuke Matsui trong thời gian thi đấu tại Pháp. Qua cuộc phỏng vấn này, chúng ta sẽ có những đánh giá rõ hơn về tân binh của CLB Sài Gòn
Daisuke Matsui và Koji Kuriki
Anh và Matsui quen nhau trong trường hợp như thế nào?
Koji Kuriki: Thực tế mối quan hệ giữa tôi và Matsui đã được hình thành trong một khoảng thời gian rất dài. Tôi nhớ tại Thế vận hội năm 2004 ở Hy Lạp, Matsui còn rất trẻ vào thời điểm đó. Anh chỉ mới 23 tuổi. Tuy nhiên, màn trình diễn ấn tượng đã giúp anh ấy lọt vào “mắt xanh” của CLB Le Mans và một số đội bóng chuyên nghiệp Pháp khác. Người đại diện của Matsui sau đó đã gửi video đến bộ phận trinh sát của Le Mans. Nhận ra tài năng của anh, hai bên nhanh chóng đi đến ký kết hợp đồng. Đại diện của Matsui đã liên lạc với tôi trước để hỗ trợ cầu thủ trong chuyến đi đến nước Pháp hoa lệ nhưng cũng đầy gian nan này.
Những khó khăn nào anh và Matsui phải đối mặt khi sự nghiệp của tiền vệ này được phát triển ở một đất nước hoàn toàn khác biệt về mặt văn hóa và lối sống?
Koji Kuriki: Bạn biết đấy, cuộc sống của một người làm công bình thường khi đi ra nước ngoài đã là vô cùng khó khăn. Matsui lại còn là một cầu thủ chuyên nghiệp, một ngôi sao tương lai của đội tuyển quốc gia Nhật Bản. Mọi ánh mắt sẽ đổ dồn vào anh ấy. Có những công việc Matsui phải tự tay làm lấy, chẳng hạn như giặt quần áo hoặc anh phải tự làm sạch đôi giày của mình, đó là điều sẽ không xảy ra ở Nhật Bản, theo cung cách làm việc chung của các CLB đất nước Mặt trời mọc.
Tuy nhiên, anh vẫn cảm thấy vui vẻ và không hề tỏ ra bất cứ sự kiêu ngạo nào hoặc biểu hiện của "siêu sao". Đó là sự chuyên nghiệp tuyệt đối trong công việc của người Nhật Bản. Họ có khát khao học hỏi và vô cùng siêng năng. Bất đồng ngôn ngữ luôn là trở ngại lớn nhất đối với bất kỳ ngôi sao Nhật Bản nào đang chơi bóng ở nước ngoài. Matsui ban đầu gặp khó khăn trong việc giao tiếp với các đồng đội. Tuy nhiên, là một chàng trai vui nhộn và bạo dạn, anh ấy suốt ngày đùa giỡn mọi người bằng thứ tiếng Pháp khiêm tốn của mình. Anh cũng chia sẻ với họ về cuộc sống mới nơi “đất khách quê người”. Và chỉ sau một thời gian ngắn, Daisuke đã tự cải thiện tình hình của mình, hòa nhập với đội rất nhanh chóng.
Koji Kuriki (trái) và Daisuke Matsui
Tất nhiên, trong những tuần đầu tiên, tôi vẫn phải giúp anh ta trong cuộc sống thường nhật, như việc đi siêu thị để mua thức ăn hoặc nhu yếu phẩm hàng ngày. Tôi cũng phải có mặt tại các buổi tập luyện và trong phòng thay đồ để giải thích rành mạch hơn với Daisuke về các bài tập và giáo án chiến thuật vì tôi nói trôi chảy tiếng Pháp. Về mặt kỹ thuật cá nhân, anh ấy được đánh giá là tốt nhất trong đội. Tuy nhiên, thể hình và thể lực cần phải cải thiện nhiều.
Do đó, BHL của Le Mans đã tạo ra một chương trình phù hợp để giúp Matsui cải thiện cơ bắp của mình trong việc tập luyện. Anh luôn chăm chỉ tuân theo kế hoạch được đề ra và tự mình tập thêm. Tuy nhiên, phải nói rằng Matsui được chăm sóc và quan tâm sát sao bởi một đội ngũ quản lý với số lượng nhân viên khá lớn và đầy nhiệt huyết. Rất nhiều người, bao gồm cả người đại diện hoặc tôi, được giao phó những công việc khác nhau. Tuy nhiên, mục đích chung của chúng tôi vẫn là thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển sự nghiệp của Matsui tại Pháp.
Daisuke Matsui có nhận được sự hỗ trợ tương đồng như tại Le Mans, khi thi đấu tại các CLB khác ở châu Âu như Saint Etienne, Dijon hay tại các quốc gia như Bulgaria hay Ba Lan?
Koji Kuriki: Chắc chắn là không rồi. Le Mans đã vô cùng quan tâm anh ấy khi liên hệ với tôi để giúp Matsui thích nghi với cuộc sống ở Pháp. Ở Saint Etienne hay những nơi khác, sự hỗ trợ phần nào không bằng được Le Mans.
Daisuke Matsui
Hiện tại đã gần 40 tuổi, Matsui vẫn là người cầm nhịp trong lối chơi của Sài Gòn chinh chiến tại V-League với nhiều cầu thủ trẻ và đầy tài năng. Làm thế nào anh ấy có thể duy trì sức mạnh và kỹ thuật thể chất tốt như vậy trong nhiều năm?
Koji Kuriki: Anh ấy luôn cố gắng thực hành các bài tập ở bất cứ nơi đâu. Dù ở trên sân hoặc tại nhà. Một cầu thủ mẫu mực. Anh ấy thực sự là một hình mẫu tốt cho các cầu thủ trẻ noi theo. Matsui không hút thuốc cũng như không bao giờ động vào một giọt rượu nào. Tất cả để cơ thể luôn luôn ở trạng thái tốt nhất. Ngoài ra, anh cũng rất chú ý đến dinh dưỡng.
Đối với cầu thủ này, mỗi trận đấu sẽ là một trận chiến đích thực, không khoan nhượng. Anh mang theo niềm tự hào của người Nhật trên sân. Một chiến binh Samurai thực sự, luôn thi đấu quên mình vì màu cờ sắc áo. Theo tôi, ban lãnh đạo CLB Sài Gòn rất khôn ngoan trong việc tuyển dụng Matsui và trao băng đội trưởng cho anh ta. Daisuke sẽ truyền đạt lại kinh nghiệm đầy giá trị và quí báu cho những tài năng trẻ mong muốn thể hiện bản thân. Trên sân anh sẽ hoạt động như một số 10, xây dựng lối chơi của toàn đội.
Anh ấy rất hạnh phúc khi được quay lại vai trò như một tiền vệ tổ chức thiên hướng tấn công, trong khi chủ yếu Matsui thi đấu ở những vị trí phòng ngự tại Nhật Bản. Mặc dù thể lực có thể không còn như trước đây, tôi luôn tin Daisuke là một cầu thủ rất đầu óc. Điều đó sẽ làm cho lối chơi của Sài Gòn mềm mại và đẹp mắt hơn. Và cũng mở ra cơ hội cho các cầu thủ trẻ Việt Nam tiếp cận bóng đá một cách có phương pháp và đầy tính tổ chức.
Anh có đang làm việc với cầu thủ châu Á nào khác không?
Koji Kuriki: Tôi hiện đang làm việc với Olympique de Marseille, để hỗ trợ Hiroki Sakai trong các buổi họp báo và những cuộc phỏng vấn trên phương tiện truyền thông tại Pháp.
Những khó khăn gì Sakai phải đối mặt khi anh ta chuyển từ Hannover đến Marseille? Làm thế nào để anh ấy thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình trên phương tiện truyền thông xã hội?
Koji Kuriki: Khoảng thời gian bốn năm ở Đức trong màu áo Hannover đã giúp ích Sakai, thích nghi với cách sống của châu Âu. Khi chuyển đến Pháp, anh ta gặp rất ít khó khăn để bắt đầu, đặc biệt là việc thích nghi với bóng đá của đất nước hình Lục lăng. Những nỗ lực bền bỉ trong quá trình luyện tập cũng cho phép anh ấy hoàn thiện mình. Đội ngũ nhân viên và cầu thủ OM cũng luôn sẵn sàng có mặt để hỗ trợ. Cứ như vậy anh ấy đã gắn bó với nước Pháp được 5 năm rồi. Sakai được chơi trong một CLB lớn tại châu Âu như Marseille, và tôi vô cùng tự tin nói rằng đó là một trong những thành công lớn nhất của cầu thủ Nhật Bản tại Lục địa già. Nhìn chung trên phương tiện truyền thông xã hội, anh ấy trả lời bằng tiếng Nhật, nhưng cũng bao gồm các câu nói bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh để giúp cho khán giả hiểu rõ hơn.
Những thách thức nào Các cầu thủ châu Á phải đối mặt khi chơi ở châu Âu, và theo anh, các CLB châu Âu sẵn sàng chào đón những cầu thủ của chúng tôi đến thi đấu cho họ?
Koji Kuriki: Tôi nghĩ rằng sẽ là tốt hơn cho cầu thủ Việt Nam, để thúc đẩy và phát triển bản thân tại các giải vô địch uy tín châu Á khác như Nhật Bản hoặc Hàn Quốc, hơn là đi đường thẳng trực tiếp đến châu Âu. Nhật Bản và Hàn Quốc có nhiều năm đi trước đất nước của các bạn trong công cuộc bóng đá. Việt Nam cần ít nhất 10 đến 15 năm cho một chiến lược dài hạn, để đặt dấu ấn của mình trên bản đồ bóng đá thế giới. Cần phải thay đổi, để trở nên chuyên nghiệp hơn. Tất cả, từ những mảng miếng chiến thuật đến dinh dưỡng, mọi khía cạnh. Thậm chí là tâm lý thi đấu. Được đối đầu với những đối thủ cứng cựa sẽ khiến cầu thủ khôn ngoan hơn. Qua đó họ có cơ hội trưởng thành khi trở về phục vụ đội tuyển quốc gia. Về mặt kỹ thuật, cầu thủ Việt Nam và Nhật Bản khá tương đồng.
Tuy nhiên, cảm quan về chiến thuật vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện. Các bài tập chiến lược nên được tập trung và các bài giảng được hoạch định chi tiết hơn, nhất là tại cấp độ cao. Thiếu kinh nghiệm tại đấu trường quốc tế cũng là một cái gì đó đáng để bàn luận đến. Đối với việc xuất khẩu cầu thủ sang châu Âu, người làm bóng đá phải rõ ràng về mục đích. Nếu điều đó chỉ phục vụ mục đích kinh tế hoặc đánh bóng thương hiệu, nó thực sự không nên. Bóng đá nên chỉ là bóng đá. Mục đích chính vẫn là để cải thiện hiệu suất của cầu thủ để tiến gần đến cấp độ châu Âu, trên tất cả các khía cạnh. Đánh đổi một hoặc hai năm trong những năm tháng rực rỡ nhất sự nghiệp của một cầu thủ với một vài phút trên sân hoặc trên băng ghế dự bị tại các giải đấu hàng đầu của châu Âu là không đáng.
Bắt đầu bằng cách xuất khẩu những tài năng của Việt Nam đến các nước châu Á như Hàn Quốc hoặc Nhật Bản, sau đó nếu anh ta khẳng định được khả năng của mình, có thể chuyển sang một CLB Ligue 2 hoặc hạng hai của Hà Lan hoặc Bỉ. Hoặc cầu thủ đó phải đặt chân đến châu Âu rất sớm để thấm nhuần văn hóa cũng như chế độ ăn uống, luyện tập cùng đội trẻ. Đội ngũ hỗ trợ cho anh ta cũng phải cực kỳ đông đảo và chuyên nghiệp, nhiệt tình. Để tất cả những gì anh ta cần tập trung vào là chuyên môn. Xét về cuộc sống hàng ngày, cầu thủ cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc và yêu cầu nghiêm ngặt của CLB chủ quản.
Matsui và hai cầu thủ Nhật Bản khác, sẽ đem kinh nghiệm đầy giá trị của họ đến Saigon FC, và điều đó sẽ chỉ có lợi cho cầu thủ cũng như đội bóng này. Tôi cảm thấy một chút đáng tiếc cho Văn Hậu và Công Phượng vì đáng lẽ họ có một tiềm năng lớn để phát triển. Thời gian bị giới hạn và điều kiện kinh tế eo hẹp vào thời điểm này cũng như sự khác biệt về văn hóa đã hạn chế họ sải rộng đôi cánh ở châu Âu. Tuy nhiên, tôi cũng rất phấn khích và mong chờ màn trình diễn của Đặng Văn Lâm trong màu áo Cerezo Osaka.
Một bản hợp đồng chất lượng để khẳng định khả năng của cầu thủ Việt Nam tại đấu trường J-League. Hiện tại, có hai HLV người Pháp là Phillipe Troussier (cựu HLV trưởng của đội tuyển Nhật Bản giai đoạn 1998-2002 & chịu trách nhiệm huấn luyện học viên của học viện PVF cũng như U19 Đội tuyển quốc gia) & Franck Durix (HLV trưởng và giám đốc của Học viện JMG) đang làm việc thật sự tâm huyết. Tôi tin rằng sẽ mất thời gian để các cầu thủ trở nên chuyên nghiệp, nhưng đây chắc chắn là con đường đúng đắn mà VFF cố gắng thực hiện. Đặt cược vào thế hệ trẻ sẽ giúp bóng đá Việt Nam phát triển.
Trong khi Pep Guardiola đang cố gắng chấm dứt chuỗi phong độ tệ hại nhất của CLB trong 1 thập kỷ, Cole Palmer, Jadon Sancho, Romeo Lavia và Tosin Adarabioyo đang cùng HLV Enzo Maresca làm nên cuộc cách mạng tại Chelsea.
Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.
“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.
Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?
Ở mỗi đội bóng trước đây, HLV Arne Slot luôn có một “số 9” biết cách ghi ít nhất 20 bàn/mùa. Còn tại Liverpool bây giờ, ông dường như vẫn chưa dứt khoát chọn được ai giữa Diogo Jota và Darwin Nunez làm “số 9”.