Trong hai mùa giải trở lại đây, ai cũng hiểu rằng Lionel Messi không còn mặn mà với cuộc sống ở Barcelona. Thứ duy nhất còn giữ siêu sao người Argentina ở lại với sân Camp Nou chỉ là bản hợp đồng mà anh đã ký vào năm 2017 – thứ đã giúp Messi trở thành vận động viên được trả lương cao nhất trong lịch sử thể thao thế giới.
Xét về khía cạnh thương mại đơn thuần, có rất nhiều kênh kiếm tiền được tạo ra bởi cái tên Lionel Messi (cả trực tiếp và gián tiếp): tiền bán vé, kinh doanh áo đấu, các hợp đồng tài trợ, quảng cáo,… Vậy thương hiệu Lionel Messi thực sự lớn đến mức nào?
Thông tin này ngay lập tức trở thành tiêu điểm của mọi phương tiện truyền thông, khiến báo chí tốn không biết bao nhiêu giấy mực và vô số những cuộc tranh luận trên các mạng xã hội.
Cha và cũng là người đại diện của Messi, ông Jorge Messi, đã liên tiếp có những cuộc đàm phán với Barca và La Liga để giúp Lionel Messi chấm dứt được bản hợp đồng hiện tại càng sớm càng tốt.
Thế nhưng, chỉ ít ngày sau đó, Messi lại một lần nữa khiến tất cả bất ngờ khi xuất hiện trong một cuộc phỏng vấn. Tại đây, anh giải thích về quyết định của mình, khẳng định tình yêu với Barcelona và cho biết anh sẽ tiếp tục ở lại sau tất cả những lùm xùm.
Sau một mùa giải thảm hại khi không thể giành được bất cứ một danh hiệu nào (lần đầu tiên từ năm 2008), Barcelona đã thực sự trải qua những ngày tháng khốn khổ cả về chuyên môn lẫn tài chính.
Chính vì vậy, sự tín nhiệm dành cho chủ tịch Josep Maria Bartomeu đã không còn và việc ông cùng toàn bộ ban lãnh đạo buộc phải từ chức cũng đến như một hệ quả tất yếu.
Nhiều người chắc hẳn sẽ cảm thấy khó hiểu khi Barcelona chấp nhận chi ra một khoản tiền khổng lồ như vậy cho duy nhất một cầu thủ trong lúc còn đang nợ nần chồng chất.
Nhưng hãy nhớ rằng đây là Lionel Messi, chủ nhân của sáu danh hiệu Quả Bóng Vàng và là một trong hai ngôi sao vĩ đại nhất của bóng đá đương thời.
Barca kiếm được hơn 715 triệu euro, xếp trên cả Real Madrid (714.9 triệu), Bayern Munich (634.1 triệu) và Manchester United (580.4 triệu). Tiền được kiếm về qua 3 nguồn chính là tiền bán vé, bản quyền phát sóng và quảng cáo.
Đầu tiên, Barca ký hợp đồng mới kéo dài 4 năm với Rakuten vào năm 2017 và có được 55 triệu euro/năm. Giữ chân được Lionel Messi trong khoảng thời gian này tất nhiên là một điều khoản mang tính quyết định.
Vị CEO của Rakuten, ông Hiroshi Mikitani, thậm chí còn nhắc đến tên Messi khi chính thức công bố bản hợp đồng. Đây cũng chính là nguyên nhân vì sao Rakuten vừa qua chỉ đồng ý gia hạn thêm 1 năm với Barcelona cùng số tiền tài trợ thấp hơn rất nhiều (30 triệu euro).
Tương lai bất định của Lionel Messi khiến giá trị của Barcelona sụt giảm đi rất nhiều trong mắt các đối tác của họ. Những cuộc đàm phán cũng vì thế mà trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Thương hiệu của Barcelona gắn liền với Messi và vào lúc này, chẳng có công ty nào muốn mạo hiểm đầu tư vào Barca vì họ biết rõ giá trị của Barcelona sẽ tụt giảm khủng khiếp như thế nào nếu một ngày Messi ra đi (điều có lẽ sẽ sớm xảy ra).
Có nguồn tin còn cho biết trên bàn đàm phán với các nhà tài trợ, Barcelona thậm chí phải đưa ra hai lời đề nghị: một là nếu Messi còn ở lại và một là khi Messi đã ra đi. Được biết, phương án với sự góp mặt của Messi có giá trị lớn hơn tới 50% so với phương án còn lại.
Chưa có số liệu nào thống kê một cách chính xác có bao nhiêu chiếc áo mang tên Messi trong 60 triệu euro đó nhưng trung bình cứ 10 chiếc áo Barcelona được bán ra thì 8 chiếc là in tên Lionel Messi.
Không những thế, áo đấu của Messi còn là sản phẩm ăn khách nhất ở Mỹ - một trong những thị trường màu mỡ nhất và ngày càng trở nên quan trọng với bóng đá , xếp trên cả Christian Pulisic và Cristiano Ronaldo.
Bản hợp đồng mà Messi đã ký kết với Barcelona – vào mùa thu năm 2017, sau sự ra đi của Neymar – dài tới 30 trang, theo như thông tin được chia sẻ bởi một tờ...
Barcelona hiểu rõ những tác động mà CLB phải đón nhận khi một siêu sao rời khỏi đội bóng. Họ từng trải qua điều này vào năm 2017 khi Neymar quyết định chia tay Barca để tới đầu quân cho Paris Saint-Germain. Gần như ngay lập tức, đội chủ sân Camp Nou mất đi 3 đối tác lớn ở Brazil và Sony cũng từ chối gia hạn thỏa thuận trở thành nhà tài trợ toàn cầu cho CLB.
Trong sự nghiệp của mình, Messi thường được so sánh với huyền thoại bóng rổ Michael Jordan. Họ đều là những con người xuất chúng đã định hình cả một giai đoạn và trở thành biểu tượng cho môn thể thao mà họ thi đấu.
Tuy nhiên, nếu nói về khía cạnh thương mại, câu chuyện giữa Lionel Messi và Adidas còn kém rất xa so với những gì Michael Jordan đã làm được cùng Nike. Michael Jordan luôn là cái tên được đem ra để làm thước đo cho sự vĩ đại trong thể thao nói chung.
Nike đã tận dụng hoàn hảo lợi thế này để tạo ra dòng sản phẩm Jordan danh tiếng. Đến nay, Jordan đã trở thành một thương hiệu độc lập có giá trị lên tới 3 tỷ đô la.
Trong khi ấy, sự hợp tác giữa Messi và Adidas chưa bao giờ đạt được thành công như tiềm năng mà người ta mong đợi. Dường như chính Adidas cũng cảm thấy dè dặt với việc tập trung mọi khả năng đầu tư vào Messi.
Tuy nhiên, dù các chuyên gia đều cho rằng phần lớn lợi nhuận Barca có được là nhờ Messi, vẫn còn đó những yếu tố khác cần phải nhắc đến trong mối ràng buộc phức tạp này.
Trên lý thuyết, không có tổ chức nào muốn dựa vào một nguồn thu duy nhất. Có điều, Barca dường như lại đang phụ thuộc quá nhiều vào Messi ở thời điểm hiện tại.
Cần nhớ rằng ngay cả khi Messi đồng ý ở lại Catalan, anh rồi cũng sẽ giải nghệ trong vài năm tới (Messi lúc này đã 33) và giá trị của anh cũng theo đó mà giảm dần. Trừ khi Messi có được một di sản thương mại đồ sộ như Michael Jordan, may ra anh mới có thể tiếp tục “gồng gánh” những khoản nợ cho Barcelona.
Lược dịch từ: How Lionel Messi Became The Highest Paid Athlete in History/ Athletic Interest