Giải mã Luiz Felipe Scolari, chiến lược gia thiên tài của bóng đá Brazil (P2)

Tác giả Góc Khán Đài - Thứ Năm 28/02/2019 14:50(GMT+7)

Zalo

Một hệ thống phòng ngự chặt chẽ, một hệ thống tấn công tinh giản, một đội bóng gắn kết như một gia đình, và trên hết là một tinh thần "chúng ta chống lại họ". Chỉ cần như thế là đủ. Và đó chính là những gì tinh túy nhất của "Tư tưởng Scolari"

Chức vô địch năm 2002 đã đưa tên tuổi của Luiz Felipe Scolari ra bên ngoài TG. Từ Brazil, ông chuyển sang ghế nóng ở ĐT Bồ Đào Nha, và ở đó, ông đã có được vị trí Á quân ở kỳ Euro 2004, kỳ Euro trên chính đất Bồ Đào Nha cũng như vị trí thứ 4 ở kỳ World Cup 2006 trên đất Đức. Nhưng quan trọng nhất, đó là việc ông đã khơi gợi lại được lòng tự hào đã từng bị đánh mất của BĐN, và nhờ đó giúp ông trở thành một trong những HLV được mời gọi nhiều nhất TG thời điểm đó. Và con đường đến thành công này đậm chất "Scolari"
 
Vẫn là những cuộc khẩu chiến, vẫn là những mối bất hòa với cầu thủ như Vitor Baia, một mối bất hòa gần giống với Romario. Nhưng trên hết, trong quãng thời gian của mình ở Bồ Đào Nha, ông đã rèn dũa một Cristiano Ronaldo lúc đấy vẫn còn non nớt và xây dựng một đội bóng vĩ đại từ những con người bình thường. Một điều thường thấy ở ông.
 
Năm 2008, sau khi thành công với BĐN, ông nhận lời mời tới Chelsea của Roman Abramovich, nhiệm vụ của ông khi đó khó nhưng không hề bất khả, nhất là với một HLV có đẳng cấp đã được chứng minh như ông, đó là đưa Chelsea trở thành nhà vô địch Châu Âu bằng số tiền đồ sộ của ông chủ người Nga.
Roman Abramovich: Ke thay doi ca chau Au vi tinh yeu The Bridge1
 
Từ những ngày đầu, Scolari đã có bất hòa với cánh truyền thông xứ sở sương mù, những người mới vài tháng trước còn chào đón sự có mặt của ông. Bản tính thẳng thắn của ông có lẽ khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Nhưng đó là một phần của Scolarismo, một phần của triết lý "Chúng ta chống lại họ".
 
Từng kiểm soát những cá nhân có cái tôi rất lớn, nhưng Scolari lại gặp khó khăn khi dẫn dắt những cái tôi lớn khác ở sân Stamford Bridge như Michael Ballack, Nicolas Anelka hay Didier Drogba. Có thể thấy rõ điều đó qua việc ông từng có ý định đổi anh với Adriano của Inter, và  khi thương vụ này đổ bể, "Voi Rừng" đã tỏ rõ mối hiềm khích với ông thầy người Brazil.
 
Vấn đề với Ballack xuất phát từ việc anh bị đẩy lên ghế dự bị để Deco có nhiều đất diễn, và Deco đã không hề phụ lòng Scolari khi tỏa sáng trong màu áo xanh. Dù có nhiều chỉ trích nhắm vào ông, rõ ràng, đây là một quyết định đúng đắn của Big Phil, khi mà Ballack đã ở sườn bên kia của sự nghiệp và những đòi hỏi của anh rõ ràng không được lòng Scolari.
 
Nicolas Anelka: Neu nhu cuoc doi la mot cuon phim6
 
Vấn đề với Anelka xuất phát từ việc ông yêu cầu anh đá cánh trái, anh đương nhiên từ chối. Và hậu quả là anh được đẩy lên ghế dự bị. Với Scolari, kỷ luật rất quan trọng, và chính kỷ luật là điều đã giúp ông có được thành công ở cấp độ quốc tế.
 
Tiếng Anh kém, cùng những khẩu chiến với cánh truyền thông cùng với lối chơi thực dụng, rõ ràng Scolari không được lòng NHM cũng như giới chủ ở sân Stamford Bridge, và chỉ sau 7 tháng, Big Phil đã bị sa thải. Có lẽ đây là một trong những quyết định bổ nhiệm  tệ nhất trong thời kỳ Abramovich.
 
Đáng buồn thay, việc bị Chelsea sa thải cũng chính là dấu chấm hết cho chuyến phiêu lưu của Big Phil trên đất Châu Âu, khi mà các CLB Châu Âu đều không hề ưa thích lối huấn luyện độc đoán cũng như những hoài nghi xuất phát từ lối chơi có phần bảo thủ của ông.
 
Sau thất bại ở Chelsea, Scolari bất ngờ chuyển đến...Trung Á. Lần này là Bunyodkor của Uzbekistan, và trong thời kỳ này, ông là HLV có mức lương cao nhất thế giới, 16 triệu Euro, tức là còn hơn cả Jose Mourinh ở Inter và Fabio Capello ở Anh.
 
Sau khi đã đong đầy túi tiền, Felipão trở lại Brazil với Palmeiras, tình yêu của ông. Và cùng với Palmeiras, và mọi thứ vẫn y như thế: khẩu chiến với các phóng viên cùng một lối chơi đơn giản trên sân. Nhưng kết quả thì không hề nhỏ, đó là chiếc cup Copa Do Brazil với Palmeiras vào năm 2012.
 
1 năm sau đó, Scolari trở lại Selecao với một đội hình tài năng để chuẩn bị cho kỳ World Cup tổ chức trên quê nhà, với Neymar, Oscar, Luiz Gustavo, Thiago Silva, Dani Alves và Marcelo, đây chính là cơ hội để họ tỏa sáng trước những NHM quê hương. Và với Scolari, nếu năm 2002 là một chức vô địch trong mơ, thì 2014 là một chức vô địch phải giành được.
 
Cũng như hơn 10 năm trước, Familia Scolari ngay lập tức được hình thành. Mọi thứ khởi đầu  rất suôn sẻ, khi Selecao nâng cao chiếc Cup Liên Đoàn Các Châu Lục (Confederations Cup) vào năm 2013 trước TBN, một thế lực thật sự của bóng đá TG thời điểm đó. Felipão thậm chí còn nhận được lòng tin của giới báo chí, ít ra là ở thời điểm đó, mọi thứ đã có phần lắng dịu hơn.
 
Scolari thua nhan that bai duoi tay tuyen Duc la mot tham hoa cua bong da Brazil
Scolari thừa nhận thất bại dưới tay tuyển Đức là một thảm họa của bóng đá Brazil
Thế nhưng, chỉ một năm sau đó, vào ngày 8 tháng 7, 2014, mọi thứ đảo ngược 360 độ. Ngày hôm đó, trên sân Mineirao, các vũ công Samba nhận thảm bại 7-1 trước Đức, một nỗi hổ thẹn kinh khủng đã khiến Scolari mất chiếc ghế, và một lần nữa, lối chơi của ông lại bị chỉ trích là lỗi thời và "phản Brazil". Thật là một điều cay đắng cho Big Phil, và trong khoảnh khắc đó, cơn ác mộng của những ngày tháng ở Chelsea quay về ám ảnh ông.
 
Với việc thiếu cơ hội trên đất Nam Mỹ, Felipão quyết định rời Brazil một lần nữa, lần này ở Quảng Châu Hằng Đại (Guangzhou Evergrande). Và trên đất Trung Quốc, hương vị chiến thắng lại quay về với Big Phil khi ông bỏ túi 7 danh hiệu chỉ trong hai năm, trong đó có chức VĐ AFC Champions League vào năm 2015 cùng 3 danh hiệu Super League trong 2 năm 2015 và 2017. Với việc có được những cầu thủ Brazil trong đội hình cùng việc không có bất hòa với cánh báo chí Trung Quốc, Scolari đã có được sự yên bình cần thiết để tạo lập nên cơ đồ cho bản thân.
 
Thời gian trôi qua, Brazil lại một lần nữa thất bại ở World Cup, lần này là dưới tay ĐT Bỉ, Scolari tất nhiên không can dự gì vào thất bại này. Và một cái tên quen thuộc lại đưa ông về, đó là Palmeras. Đứng thứ 7 ở giải VĐQG Brazil mùa 2018 với một đội hình lắm sao nhưng không hề tỏa sáng, CLB một lần nữa bổ nhiệm ông như một nước cờ an toàn.
 
Khi Scolari đến, Palmeiras có 23 điểm, cách Flamengo, đội dẫn đầu tới 8 hạng. 4 tháng và 22 trận sau đó, Họ lên ngôi vương với 80 điểm. Chức vô địch này qua đó cũng chính thức đưa Big Phil trở lại ngôi đền huyền thoại của Brazil, trở lại vị thế của một nhà lãnh đạo tối thượng, một chiến lược gia độc đáo và một người yêu bóng đá cuồng nhiệt.
 
Scolari
 
Cánh nhà báo có thể cho rằng chiến thuật của ông kìm hãm sự phát triển của bóng đá, nhất là một nền bóng đá coi "Bóng đá đẹp" (Jogo Bonito) là một quốc tính như Brazil. Nhưng những gì ông làm được ở Palmeiras một lần nữa đã chứng minh rằng, phương pháp của ông là vĩnh cửu, Scolari lần đầu vô địch vào năm 1982, và 37 năm sau, ông vẫn là nhà vô địch.
 
Vậy công thức chiến thắng của ông nằm ở đâu ? Nếu chưa tìm được câu trả lời, rõ ràng chúng ta vẫn chưa dành đủ sự tập trung,  công thức của ông rất đơn giản: Một hệ thống phòng ngự chặt chẽ, một hệ thống tấn công tinh giản, một đội bóng gắn kết như một gia đình, và trên hết là một tinh thần "chúng ta chống lại họ". Chỉ cần như thế là đủ. Và đó chính là những gì tinh túy nhất của "Tư tưởng Scolari" (Scolarismo).
 
Lược dịch từ bài viết: "Deciphering Luiz Felipe Scolari, Brazilian football’s most decorated and enduring manager" của Fábio Felice đăng trên These Football Times.

KDNX (TTVN)
 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Rodri: Hơn cả một tiền vệ phòng ngự

Rodri gia nhập Manchester City với tư cách một tiền vệ số 6 giống như Sergio Busquets, nhưng giờ đây anh đã tiến hoá thành một box-to-box, một “kẻ huỷ diệt” đẳng cấp thế giới ở cả hai đầu sân đấu. Trong bài phân tích này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự phát triển đáng sợ của ngôi sao người Tây Ban Nha trong khâu tấn công.

Premier League và sự trở lại của các... trung vệ cánh

Chiến thuật đã luôn phát triển kể từ khi bóng đá tồn tại, thế nhưng đôi lúc nó cũng tự “tiến hóa ngược” một cách đầy thú vị. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự trở lại của các trung vệ cánh

X
top-arrow