Triết lý ban đầu của Scolari, vốn dựa nhiều vào sự thực dụng và mạnh bạo, giúp ông giành được chức vô địch đầu tiên ở thập niên 90. Và cũng nhờ lối chơi độc đáo đó mà ông có được chỗ đứng trong làng bóng đá Brazil
Phần 1:
Gần đây, khái niệm "Triết lý Sarri" (Sarrism) ngày càng phổ biến hơn nhờ công của người khai sinh ra nó, Maurizio Sarri, một HLV người Italia lập dị với một lối chơi đôi công, tốc độ và thiên về kiểm soát bóng, một định nghĩa được quyển từ điển tiếng Italia, Treccani, thêm vào nhiều năm trước.
Ở bờ bên kia Đại Dương, có thể nói rằng, một HLV già hơn HLV người Tuscan tới 10 tuổi, cũng có được một triết lý bóng đá riêng của mình. Và người đó không ai khác, chính là Luiz Felipe Scolari, người mang trong mình một "Triết lý Scolari" (Scolarismo) rất riêng.
Cựu HLV Chelsea và Bồ Đào Nha là một hậu vệ khét tiếng thời còn thi đấu. Ở vị trí trung vệ cho Caxias RS, Scolari được biết đến bởi thể lực sung mãn hơn là kỹ thuật. Những gì các tài liệu thời đó ghi lại được đã cho thấy được hình ảnh của một cầu thủ cứng rắn, người sau đó đã đem tính cách này của mình vào sự nghiệp cầm quân.
Triết lý bóng đá có phần thô cứng và trực diện này của ông được áp dụng ngay sau khi ông trở thành HLV, bắt đầu vào năm 1982 ở CSA-AL. Mỉa mai thay, giới mộ điệu khi đó lại bị mê hoặc bởi Jogo Bonito của Brazil ở World Cup năm 1982 ở TBN. Một điều trái ngược hoàn toàn với lối chơi của Scolari.
Triết lý ban đầu của Scolari, vốn dựa nhiều vào sự thực dụng và mạnh bạo, giúp ông giành được chức vô địch đầu tiên ở thập niên 90. Và cũng nhờ lối chơi độc đáo đó mà ông có được chỗ đứng trong làng bóng đá Brazil. Scolari, dù có như thế nào đi nữa, cũng rất độc đáo ở quê nhà.
Felipao, như người ta vẫn thường gọi, coi bóng đá xấu xí là một cách giành chiến thắng. Và ở thời nay, triết lý đó có thể được so sánh với Jose Mourinho. Criciuma, Grêmio và Palmeiras, ba đội bóng từng được Felipao dẫn dắt ở thập niên 90, có ba điểm chung: hàng phòng ngự vững chắc, lối tấn công thực tế và một tinh thần vững chắc không gì suy suyển nổi.
Sự kết hợp độc đáo này giúp họ có được những trận thắng sát nút, cũng như một phòng truyền thống dày đặc cup. Và trên con đường trở thành một trong những HLV tuyệt vời nhất bên ngoài Châu Âu, Scolari đã hai lần nâng Copa Libertadores: với Gremio vào năm 1995 và Palmeiras vào năm 1999. Cùng với đó hai Cup Brazil và một danh hiệu HLV Nam Mỹ của năm
Scolari thường ra sân với một đội hình 4-4-2 cổ điển với các hậu vệ dâng cao (Rivarola, Roque Junior và Junior Baiano), các hậu vệ thường gia tăng sức ép ở mọi thời điểm (Acre, Junior và Roger), các tiền vệ phòng ngự chắc chắn (Cesar Sampaio, Dinho) và hai tiền vệ công đầy sáng tạo (Alex, Carlos Miguel), một cầu thủ đánh chặn (như Mario Jardel hay Oseas) và một tiền đạo nhanh nhẹ (Paulo Nunes). Lối chơi của họ rất bình thường và có phần dễ đoán, một lối chơi dựa nhiều vào các mảng phòng ngự, luân chuyển bóng và phản công nhanh.
Một dấu ấn khác của Scolari trong thời kỳ này đó là những hành động lạ của ông, điều mà cả thế giới sau này đều chứng kiến. Đối với ông, phòng thay đồ là một nơi linh thiêng, và ở mọi đội bóng ông đã đi qua, ông đều truyền tư tưởng này vào cầu thủ. Kể cả ở Chelsea, khi mọi thứ dần trở nên xấu đi, ông vẫn giữ được một tinh thần đoàn kết cao trong nội bộ đội bóng.
Thế nhưng, ông lại cực kỳ kín kẽ với cánh phóng viên, điều này khiến ông trở thành một trò đùa trong mắt họ khi luôn lo sợ những tin tức không hay của các cầu thủ bị lộ ra ngoài. Rõ ràng, mối quan hệ của ông với cánh phóng viên không hề tốt một tí nào. Và có lẽ đó là lý do vì sao ông không bao giờ nhận được sự trân trọng mà ông đáng được hưởng. Và không có gì phải bàn cãi khi nói rằng, Felipão chính là HLV xuất sắc nhất của Brazil trong 25 năm qua.
Đến năm 2001, khi đã có trong tay 2 Libertardores và một thành tích xuất sắc ở đấu trường quốc nội, Scolari được bổ nhiệm vào chiếc ghế nóng ở ĐT Brazil. Và đúng một năm sau, cái tên của ông trở thành bất tử trong lòng NHM Selecao.
Ở World Cup trên đất Nhật Bản và Hàn Quốc, Scolari chuyển đổi từ đội hình 4-4-2 quen thuộc sang một đội hình 3-5-2 mới mẻ với hai hạt nhân là Rivaldo và Ronaldo cùng ngôi sao trẻ đang lên Ronaldinho. Với việc những ngôi sao một thời như Djalminha, Marcio Amoroso và Giovane Eiber phải vắng mặt, rõ ràng đây là một canh bạc tất tay của Big Phil.
Và canh bạc này đã đem về một món hời cho Scolari khi bộ ba này đóng góp 15 bàn trong số 18 bàn thắng của Selecao ở giải đấu này. Họ có được một hàng phòng ngự vững chắc với các trung vệ Lucio, Edmilson và Roque Junior, cùng với Cafu và Roberto Carlos ở hai bên cánh.
Với một hàng thủ vững chắc, Scolari có đủ tự tin để thi triển một lối đá phóng khoáng hơn, tự do hơn. Đội hình Brazil năm đó được NHM Selecao gọi một cách trìu mến là "Gia đình Scolari" (Familia Scolari), vì họ xem Selecao là một gia đình với một người cha là Scolari, một người luôn biết cách truyền cảm hứng và tạo thêm sinh khí cũng như gia cố sự đoàn kết trong bất cứ đội bóng nào ông từng dẫn dắt, một thứ tinh thần vẫn được các học trò của ông nhớ đến cho tới tận ngày nay.
Có lẽ một trong những yếu tố rõ nét nhất tạo nên Scolarismo đến từ quyết định để nhà vô địch 1994 Romario ở nhà, một quyết định dựa trên bản năng của Scolari, dù cánh báo chí và NHM gây sức ép lên ông. Và nhờ vậy, ông đã vươn tới thành công ở kỳ World Cup năm đó. (còn nữa)
|
Scolari từng cùng tuyển Bồ Đào Nha về nhì ở Euro 2004, vào tứ kết Euro 2008 và bán kết World Cup 2006. |
Lược dịch từ bài viết: "Deciphering Luiz Felipe Scolari, Brazilian football’s most decorated and enduring manager" của Fábio Felice đăng trên These Football Times.
KDNX (TTVN)