Điều gì xảy ra nếu bạn đến Fiorentina từ Bình Nhưỡng? (p2)

Tác giả Cây thông nhỏ - Chủ Nhật 31/01/2021 20:44(GMT+7)

Zalo

Cũng như tất cả các tổ chức ở Bình Nhưỡng, Liên đoàn bóng đá phụ thuộc vào chính phủ của Kim Jong-un. Mối quan hệ của ISM và Bình Nhưỡng gần gũi đến mức, Tổng thư ký của Liên đoàn, Kim Jong-Man, một cựu cầu thủ bóng đá, đã từng đến thăm các trại tập huấn ở vùng Umbria.

Phần 1: Điều gì xảy ra nếu bạn đến Fiorentina từ Bình Nhưỡng? (p1)

Phần 2:

Trên thực tế, theo định kỳ, một nhóm cầu thủ Triều Tiên sẽ đến học tập và luyện tập tại đây: họ ngủ tại trường nội quốc gia ở Assisi, học tiếng vào buổi sáng và tập luyện vào buổi chiều. Dominici-người mà cánh báo giới liên lạc không ít lần mà bất thành- vào tháng 11 năm 2015, đã được bắt gặp bay đến Chile để theo dõi đội tuyển U-17 Triều Tiên tại giải vô địch thế giới.
 
Pak Doo-Ik, hiện 78 tuổi là người ghi bàn giúp đội tuyển quốc gia Triều Tiên loại Azzurri khỏi World Cup 1966, tại thành phố Middlesbrough của Anh. Một thất bại nhục nhã cho người Ý nhưng đầy vẻ vang của đại diện tới từ châu Á để giúp họ lọt vào tứ kết. Nick Bonner, một trong những nhà sáng lập của công ty du lịch nổi tiếng nhất miền Bắc Triều Tiên, Kyoro Tours, nói: “Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất ở đất nước này, được chơi và theo dõi tại mọi nơi. Đài truyền hình Bình Nhưỡng cũng thỉnh thoảng phát sóng các trận đấu quốc tế. Đội tuyển nữ của họ rất mạnh và luôn có một vị thế lớn trên trường quốc tế.”

Năm 2002, Bonner đã sản xuất bộ phim tài liệu “The Game of their Lives”, do Daniel Gordon viết kịch bản và đạo diễn, và rất quen thuộc với nền bóng đá Bắc Triều Tiên: “Ở Bắc Triều Tiên, một vận động viên thể thao đạt thành tích thường được thưởng một căn hộ, một xe hơi hoặc những thứ tương tự. Anh ta sẽ không bao giờ giàu có, nhưng nhà nước sẽ mang lại cho anh ta một địa vị lớn.” Một trong những hình ảnh tiêu biểu nhất trong chuyến công du bóng đá của Razzi và Salvini đến Triều Tiên chính là cái bắt tay thể hiện sự hòa hữu giữa hai quốc gia, với đại diện bên phía Triều Tiên chính là Doo-Ik, kẻ từng sát muối vào những trái tim yêu màu áo Thiên Thanh.
 
Tuy nhiên, cụ thể thì sẽ như thế nào nếu một cầu thủ của họ chơi bóng tại nước ngoài? Chúng ta đều hiểu rằng không có người Bắc Triều Tiên nào làm việc bên ngoài biên giới có thể giữ toàn bộ tiền lương của mình. Nghiên cứu “Nhân quyền và người lao động ở nước ngoài của Triều Tiên” do Trung tâm Cơ sở dữ liệu về Nhân quyền Triều Tiên công bố vào tháng 5/2015 cũng nhắc nhở chúng ta về điều này. Theo báo cáo, việc tuyên truyền và giám sát càng đúng hơn đối với người Bắc Triều Tiên ở nước ngoài. Công dân Triều Tiên sẽ từ chối tiếp xúc với báo chí và quan hệ với các đồng nghiệp nước ngoài bị giới hạn trong thời gian làm việc thực tế. Liên lạc bằng thư từ đều bị loại trừ.

Điều gì xảy ra nếu bạn đến Fiorentina từ Bình Nhưỡng (p2) hình ảnh
Pak Yong-Gwan
Tất nhiên, mạng xã hội và truy cập Internet cũng bị cấm. Quan trọng nhất, ngay khi đặt chân đến lãnh thổ nước ngoài, người dân Triều Tiên sẽ bị tịch thu giấy tờ tùy thân-bằng cách này, nếu rời khỏi nơi làm việc, họ sẽ không thể chứng minh được danh tính của mình. Đối với hợp đồng lao động, thông thường công ty địa phương sẽ liên hệ với các cơ quan chức năng của Triều Tiên (trong trường hợp bóng đá, là Liên đoàn).

Trung bình, 70 phần trăm lương vẫn thuộc về người có thẩm quyền, trong khi 30 phần trăm thuộc về người lao động. Tuy nhiên, 30 phần trăm này cũng không được nguyên vẹn khi hàng năm người lao động vẫn phải đóng một khoản để duy trì hoạt động Đảng: “Cuộc sống như thế này, hoàn toàn cách biệt với thế giới bên ngoài, không thể gọi là bình thường và cũng không khác mấy với cuộc sống trong trại tạm giam.”

Vấn đề về nhân quyền của người Bắc Triều Tiên ở nước ngoài không phải là vấn đề nhỏ. Ettore Centanini, từ văn phòng báo chí của đội trẻ Fiorentina, cũng có ít thông tin về tình trạng của Choe: “Tôi không biết bất cứ điều gì về hợp đồng, tôi biết anh ấy sống trong khu nhà của Viola, nhưng không biết anh ta có ở cùng với ai khác không.” Tuy nhiên, luôn có một người nào đó kiểm soát người dân Bắc Triều Tiên ở nước ngoài. Điều này được xác thực bởi một bài báo trên Repubblica của ký giả Benedetto Ferrara, viết rằng: “Những mầm non tương lai của Triều Tiên được giao phó cho một người kèm cặp, người theo dõi họ và cố gắng dịch thứ tiếng Anh bập bẹ sang tiếng Ý rời rạc. Trong khi đó, CLB sẽ khóa chặt những cầu thủ này: tuyệt đối cấm phỏng vấn, nếu có thì chỉ là phát biểu sau trận đấu và xoay quanh một chủ đề duy nhất là bóng đá.”

Trong trường hợp của Choe, người dạy kèm có thể là Jong Sang-Hoe, giám đốc đội tuyển quốc gia lứa U-16, cũng là người được bổ túc nghiệp vụ ít nhất sáu tháng một lần. Centanini xác nhận Choe không nói được tiếng Ý, đây cũng là lý do chính khiến giới truyền thông sẽ bị hạn chế khi tiếp cận anh ta. Tuy nhiên, Choe có theo học tại các trường học tiếng Ý, một số nguồn tin thân cận cho biết anh khá hiểu chỉ dẫn của huấn luyện viên và giao tiếp với các đồng đội bản xứ nhuần nhuyễn trên sân.
 
Những khó khăn vẫn bủa vây nền kinh tế, và ngay cả thể thao cũng bị ảnh hưởng. Đó không chỉ là vấn đề về nhân quyền. Các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thêm dụng cụ thể thao vào danh sách hàng hóa xa xỉ bị cấm vận. Do đó, ngày càng khó có quan hệ làm ăn với Bình Nhưỡng, đặc biệt là chuyển tiền (chúng ta biết rằng mỗi xu chuyển qua chính phủ Triều Tiên đều được đi thẳng đến chương trình hạt nhân). Tuy nhiên với Choe là ngoại lệ, một cầu thủ bóng đá chưa chuyên nghiệp với hợp đồng mang danh “miễn phí”.
 
Ba tài năng bóng đá kể trên đều đến Italia từ cùng một câu lạc bộ thể thao là Chobyong của Bình Nhưỡng. Marco Bagozzi, tác giả của một cuốn sách về bóng đá Triều Tiên và là biên tập viên của trang Chollima Football Fans, phát biểu rằng “Chobyong là một trong những đội nổi tiếng nhất của Triều Tiên về sự phát triển của các tài năng trẻ, không phải ngẫu nhiên mà ở kỳ World Cup U-17 gần đây nhất, 10 thành viên của đội xuất phát từ vươn ươm đó, và các đội tuyển quốc gia giành chức vô địch châu Á U-16 (2010 và 2014) và U-19 (2010) đều lấy nhân tài từ tổ chức thể thao này.” Các thông tin khác về đội này có vẻ hãn hữu mới được tiết lộ ra ngoài.

Bagozzi tiếp: “Đội trưởng của đội hình dự World Cup 2010 tại Nam Phi, Hong Yong-Jo, trưởng thành trong hàng ngũ Chobyong cũng như những danh thủ như Ri Jun-il, Choe Chol-Man, An Il-Bom và Ri Myong-Jun. Bản thân từ Chobyong, trong tiếng Hàn, có nghĩa là dân quân, quân đội và binh lính. Một nguồn tin mật do một người giấu tên cung cấp trên tờ Il Foglio, có mối liên hệ với chính quyền Seoul, nói rằng một câu lạc bộ thể thao như vậy chỉ có thể thuộc về Quân đội Nhân dân Triều Tiên- hơn nữa, đó là tổ chức duy nhất ở Bình Nhưỡng có khả năng hỗ trợ cuộc sống về mặt kinh tế bên nước ngoài của những “du học sinh” được gửi đi.

Andrea Attanasio viết trên Tuttosport: “Song được phát hiện bởi Vicenzo Vergine, người chịu trách nhiệm về các lứa trẻ, người đã theo dõi anh ấy trong một thời gian dài và hoàn tất thương vụ với câu lạc bộ Chobyong khi anh ta đủ 18 tuổi.” Người ta không thể lần ra kiểu “thỏa thuận” mà Tuttosport đề cập đến. Liên đoàn bóng đá Italia, khi được liên hệ, trả lời rằng thủ tục bắt buộc mà Choe phải đáp ứng đều đã hoàn tất: Yêu cầu đối với câu lạc bộ mà anh ta trực thuộc, xuất xứ v.v… FIGC, ngược lại, không thể xác nhận đội bóng quê hương của Choe, đáng lý phải rõ ràng khi giao dịch kinh tế diễn ra giữa Fiorentina và Chobyong.

Pak Kwang-ryong
Pak Kwang-ryong
Cầu thủ Triều Tiên khác được mua lại bởi một đội bóng châu Âu có tên Pak Kwang-ryong. Pak kí hợp đồng vào tháng 6 năm 2011 để hoàn tất thủ tục chơi cho Basel, được đưa đến Thụy Sĩ bởi Karl Messerli, “người đại diện của Triều Tiên”, như cách gọi của những người Thụy Sĩ. Messerli quan tâm đến hình ảnh của bóng đá Triều Tiên ở châu Âu (người đầu tiên liên hệ với những tổ chức bóng đá Italia để tài trợ cho đội tuyển quốc gia vào năm 2010) và là người đầu tiên chú ý đến Pak, người trước khi đến châu Âu- được bảo vệ rất chặt chẽ- và đã chơi bóng cho Wolmido, đội bóng từ Bộ Văn hóa Bình Nhưỡng. Nhưng vào năm 2011, các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên không hạn chế gắt gao như hiện nay.
 
Bóng đá luôn được coi là một công cụ ngoại giao vô cùng hữu hiệu, nhưng một cầu thủ Triều Tiên, đối với bất cứ đội bóng nào ở châu Âu, vô tình có nguy cơ trở thành một vấn đề hơn là tài năng được trưng dụng. 
 
Nguồn: phỏng vấn từ 2 tuyển trạch: Zoran Veljanovski vs Giulio D’Alessandro và tờ Il Foglio

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Rodri: Hơn cả một tiền vệ phòng ngự

Rodri gia nhập Manchester City với tư cách một tiền vệ số 6 giống như Sergio Busquets, nhưng giờ đây anh đã tiến hoá thành một box-to-box, một “kẻ huỷ diệt” đẳng cấp thế giới ở cả hai đầu sân đấu. Trong bài phân tích này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự phát triển đáng sợ của ngôi sao người Tây Ban Nha trong khâu tấn công.

Premier League và sự trở lại của các... trung vệ cánh

Chiến thuật đã luôn phát triển kể từ khi bóng đá tồn tại, thế nhưng đôi lúc nó cũng tự “tiến hóa ngược” một cách đầy thú vị. Và hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về sự trở lại của các trung vệ cánh

X
top-arrow