AC Milan và Leonardo Bonucci: Tình vội đến thì cũng vội đi

Tác giả CG - Chủ Nhật 11/11/2018 17:24(GMT+7)

Sau khi quay lại tập luyện ở Turin vào tháng 8, anh đã phải đối mặt với những câu hỏi liên tục, dồn dập từ các cổ động viên cuồng nộ, “Khi nào anh sẽ xin lỗi về sự phản bội của mình vào năm ngoái?”

Là một trong những cuộc thư hùng đáng mong đợi nhất của bóng đá Italia, Chủ nhật này trận đại chiến giữa AC Milan và Juventus chính là tâm điểm ở đất nước hình chiếc ủng. Và chi tiết được chú ý nhất trận đấu này không gì khác là ngày trở lại sân San Siro của Leonardo Bonucci. Trung vệ của Juventus mùa giải trước còn khoác áo AC Milan sau một trong những thương vụ kỳ lạ nhất trong quãng thời gian gần đây tại Serie A.
AC Milan và Leonardo Bonucci: Tình vội đến thì cũng vội đi
Là bản hợp đồng đáng chú ý nhất dưới kỷ nguyên của Chủ tịch Yonghong Li tại AC Milan thế nhưng Bonucci đã quay trở lại Turin chưa đầy 1 năm sau cùng với đống giấc mơ tái sinh Rossoneri nằm trong sọt rác.
 
Thương vụ chuyển nhượng từ Turin tới Milan của Bonucci vào tháng 7 năm 2017 thực sự là cơn địa chấn với bóng đá Italia. Bonucci là một trong những trung vệ hàng đầu thế giới. Cựu cầu thủ Bari và Inter Milan đã cùng Gianluigi Buffon, Giorgio Chiellini và Andrea Barzagli hợp thành những khối bê tông vững chắc cho thành trì Juventus và giúp “Bà đầm già” quay trở lại thống trị Italia với 6 chức vô địch Quốc gia liên tiếp.
 
Tuy nhiên, mọi thứ dần trở nên tồi tệ với Bonucci tại Juventus, đặc biệt càng trở nên căng thẳng hơn sau những bất đồng với huấn luyện viên Max Allegri trong suốt trận đấu với Palermo. Và hậu vệ này sau đó phải thừa nhận rằng “sau 7 năm đầy nhiệt huyết với Juventus”, mối quan hệ giữa anh và câu lạc bộ đã không còn như xưa. “Trong phần cuối cùng của mùa giải trước [mùa 2016/2017], mối quan hệ giữa hai phía đã phai nhạt một chút,” anh thừa nhận. Milan đã tận dụng điều này và lối kéo trung vệ 30 tuổi bằng tấm băng thủ quân và một dự án đầy hứa hẹn. “Từ giờ trở đi, tôi sẽ chỉ nghĩ về Milan mà thôi,” Bonucci khi đó khẳng định.
 
Chủ tịch Li đã không tiếc tiền mang về những Mateo Musacchio, Andrea Conti, Hakan Çalhanoğlu, Lucas Biglia và André Silva thế nhưng không cần phải bàn cãi gì nữa, bản hợp đồng 37 triệu bảng mang tên Bonucci mới được xem là đại diện của một Milan mới – một bản hợp đồng mang tính biểu tượng. “Xét về kỹ thuật, tôi nghĩ cậu ấy và Sergio Ramos là những trung vệ mạnh nhất thế giới,” huấn luyện viên thời điểm đó Vincenzo Montella nhận xét. “Được huấn luyện cậu ấy là một giấc mơ trở thành hiện thực.”
 

Thế nhưng “Tiểu phi cơ” lại không có cơ hội được làm việc cùng Bonucci quá lâu. Đội bóng của Montella thi đấu chuệch choạc bắt đầu từ trận thua 1-4 trước Lazio vào tháng 9 và sau đó ông phải ra đi vào tháng 11. Khi ấy, Milan đã phải nhận 6 thất bại ở giải vô địch Quốc gia và trong khi Juventus tiếp tục một mạch leo lên dẫn đầu không hề khó khăn thì Rossoneri lại lạc lối giữa bảng xếp hạng. Dự án của Milan có vẻ đã đi chệch hướng.
 
Đến tháng 1 năm 2018, hậu vệ này dường như bắt đầu suy nghĩ lại về quyết định rời bỏ sự ổn định tại Turin để đến với một nơi còn hỗn mang như Milan. “Leo sống với những thử thách và cậu ấy cần thắp lại ngọn lửa đó sau một quyết định chắc chắn gây nhiều tranh cãi,” người bạn và người đồng đội cũ, Gianluigi Buffon, bình luận. “Tôi tôn trọng điều ấy, nhưng tôi lấy làm tiếc – và tôi nghĩ cậu ấy bây giờ cũng đang rất hối tiếc về quyết định đó.”
 
Tệ hơn nữa, Bonucci dường như cảm thấy bị tổn thương khi những gì anh làm được ở Juventus đang bị hoen mờ. Hậu vệ này đã xuất hiện trên nguyên cả một trang quảng cáo của tờ La Gazzetta dello Sport để cảm ơn người hâm mộ, các cầu thủ vì quãng thời gian tuyệt vời ở Bianconeri – nhưng lại bỏ qua Allegri – và miêu tả khoảng thời gian đó là “một câu chuyện đẹp.”
 

Sau đó, Bonucci tiếp tục bị sốc bởi những lời lẽ nặng nề từ các cổ động viên Juventus – những người vài năm trước đó còn hát vang tên anh khắp khán đài – khi quay trở lại sân Allianz cùng Milan vào tháng 4. Nhưng quả thực không hề lạ khi người hâm mộ phẫn nộ như vậy bởi hành động ăn mừng cuồng nhiệt của trung vệ 30 tuổi sau khi ghi bàn ở phút 28. “Tất cả các bạn có thể nghe thấy cách mà họ chào đón tôi trở lại nơi đây,” anh chia sẻ cùng các phóng viên. “Trước trận, tôi đã phân vân liệu có nên ăn mừng nếu ghi bàn hay không nhưng cuối cùng thì tôi quyết định là có.
 
Nó khiến tôi hơi đau đớn một chút vì những con đường có thể sẽ rẽ lối trong suốt cả cuộc đời bạn,” anh tiếp tục. “Điều ấy xảy ra ngay cả với hôn nhân. Nhưng dù sao cũng nên có sự tôn trọng ở mức tối thiểu.” Dù nói như vậy thế nhưng sự việc ấy không làm mất đi tình yêu của anh dành cho đội bóng cũ. “Juventus vẫn có một vị trí trong trái tim tôi,” Bonucci khẳng định.
 
Khi tình hình tương lai về mặt tài chính của Milan dưới thời Chủ tịch Li trở nên bất ổn, câu lạc bộ lại đánh mất vị trí thứ sáu trên bảng xếp hạng, Bonucci tỏ ra một chút ganh tị với các đồng đội cũ khi họ vừa giành Scudetto thứ bảy liên tiếp. Và bất chấp những sự rạn nứt từng có giữa hai bên cùng lời “ve vãn” của Manchester United hay Paris Saint-Germain suốt mùa hè, Bonucci đã chính thức quay trở lại khoác áo “Bà đầm già” trong mùa giải 2018/2019 – chỉ 377 ngày sau khi anh rời đội bóng này để thành đầu tàu trong kỷ nguyên mới của Milan. “Rời bỏ là một sự lựa chọn khó khăn, được tôi thực hiện trong một khoảnh khắc nóng giận,” anh tuyên bố.
 
Và gạt sang một bên mối quan hệ không tốt cùng với hậu vệ này, huấn luyện viên Allegri vẫn dễ dễ dàng chấp nhận sự trở lại của anh – một trung vệ đẳng cấp thế giới đã quen với hệ thống cùng các cầu thủ bên cạnh. Juventus không hề giấu giếm mong muốn giành Champions League mà minh chứng là sự xuất hiện của Cristiano Ronaldo. Và Bonucci sẽ đóng vai trò then chốt trong hành trình ấy như để hoàn thành những điều mà anh từng viết trong lá thư chia tay gửi người hâm mộ Bianconeri năm 2017 rằng “điều hối tiếc lớn” của anh là ra đi mà không giành được cúp châu Âu.
 
Thế nhưng, nếu Bonucci nghĩ sẽ được chào đón với những vòng tay dang rộng của toàn thể cổ động viên Juventus thì anh đã nhầm. Sau khi quay lại tập luyện ở Turin vào tháng 8, anh đã phải đối mặt với những câu hỏi liên tục, dồn dập từ các cổ động viên cuồng nộ, “Khi nào anh sẽ xin lỗi về sự phản bội của mình vào năm ngoái?” Người hâm mộ Juve sau đó còn tới Chievo để chế giễu Bonucci. Nhưng dù phải nhận lấy sự ghẻ lạnh trong cuộc tiếp đón Lazio trên sân nhà, sau trận đấu anh vẫn tới khán đài Curva Sud – pháo đài của các ultra – chìa bàn tay tới người hâm mộ như một cử chỉ của sự ăn năn.
 
Trong khi đó, 1 mùa giải duy nhất của Bonucci ở San Siro có lẽ đã phai mờ trong tâm trí và ký ức của các cổ động viên Milan. Cú sốc sau sự rời đi đột ngột của cựu đội trưởng của họ phần nào cũng nguôi ngoai một chút bởi điều kiện trong bản hợp đồng đưa anh về Turin là Gonzalo Higuain và trung vệ trẻ triển vọng Mattia Caldara đến theo chiều ngược lại. Triều đại ngắn ngủi của Chủ tịch Li Yonghong cũng kết thúc, đội bóng thuộc về Quỹ Elliott. Các ông chủ mới ban đầu đã cho thấy sự nghiêm túc và làm dịu bớt những cái đầu nóng của cổ động viên bằng cách bổ nhiệm những biểu tượng của AC Milan là Leonardo và Paolo Maldini vào các vị trí điều hành.

Đêm nay, chắc hẳn sẽ có rất nhiều những tiếng la ó, chửi bới của các Milanista trên khắp khán đài nhắm về phía Bonucci. Tuy nhiên, có lẽ hậu vệ này sẽ chẳng để ý quá tới điều đó, với anh bây giờ điều quan trọng nhất là chiếm lại trái tim của những cổ động viên Juve trung thành. “Những tiếng huýt sáo sẽ trở thành những tràng pháo tay và tôi hy vọng sẽ tiếp tục như thế,” Bonucci chia sẻ trong một phát biểu gần đây. “Tôi biết đó là một năm khó khăn với họ cũng như với tôi, nhưng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để thuyết phục họ bằng màn trình diễn trên sân cỏ… Tôi đang ở một nơi mà tôi lại có thể gọi là nhà của mình.”

Lược dịch từ bài viết “Leonardo Bonucci and a bizarre year in Milan” của tác giả Fergal McAlinden trên These Football Times

CG (TTVN)
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Tại Chelsea, Sancho đang trở thành mẫu cầu thủ mà Man Utd từng kỳ vọng?

Điều đáng ngạc nhiên nhất trong pha ghi bàn tuyệt đẹp của Jadon Sancho trước Tottenham Hotspur không phải là bản thân cú sút chìm, đưa quả bóng đi theo quỹ đạo vòng cung từ bên ngoài vòng cấm bay chạm cột xa khung thành của Fraser Forster rồi bật vào lưới. Mà chính là việc anh đã quyết định dứt điểm trong khoảnh khắc đó.

Lối thoát nào cho tương lai Marcus Rashford?

“Trận đấu tiếp theo. Một tuần mới và cuộc sống mới”. Đó là thông điệp của HLV Ruben Amorim gửi đến Marcus Rashford sau khi loại tiền đạo này khỏi đội hình Man United ở trận derby Manchester vào Chủ Nhật tuần trước.

Phía trước Man City là gì khi ngay cả Pep cũng nghi ngờ bản thân?

Sau trận thua ngược 1-2 trước MU ở derby Manchester đêm Chủ nhật vừa qua, Pep Guardiola cay đắng nói rằng ông là một HLV không đủ giỏi. Liệu đấy là một lời thừa nhận mang màu sắc chán nản trong bối cảnh vận đen đeo bám, hay quả thực, Pep đã “hết bài” và không còn đủ khả năng giúp City ngự trị trên đỉnh cao?

Sự can trường của Amad Diallo là động lực giúp MU tiến bước

12 năm trước - cũng vào tháng 12, pha sút phạt thành bàn của Robin Van Persie ở phút 90 đã giúp Man United đánh bại đối thủ cùng thành phố Man City tại Etihad với tỉ số 3-2. Chiến thắng đó trở thành một điểm nhấn quan trọng trên hành trình đăng quang chức vô địch Premier League 2012/13 của “Quỷ đỏ” trong mùa bóng cuối cùng của Sir Alex Ferguson.

Antoine Griezmann: Ly rượu vang chữa lành

Sự thăng hoa hơn cả kỳ vọng của ngôi sao người Pháp chính là “chất men” hảo hạng đưa Atletico Madrid quay trở lại các cuộc đua tại La Liga và Champions League mùa giải năm nay.

Tại sao quả phạt đền của Cole Palmer trước Tottenham là một cú panenka hoàn hảo?

Cú đá Panenka thường được coi là một hành động phô diễn kỹ thuật thuần túy, một rủi ro không cần thiết mà những cầu thủ quá tự tin thực hiện ở những thời điểm không phù hợp. Nhưng khi người thực hiện là Cole Palmer – một cầu thủ bình tĩnh và tài năng đến mức thiên bẩm – thì đột nhiên, nó không tạo ra cảm giác quá mạo hiểm nữa.