Từ cuối bảng xếp hạng lên top 4: Arsenal thăng hoa nhờ đâu?

Tác giả Nam Khánh - Chủ Nhật 13/03/2022 15:06(GMT+7)

Zalo

Arsenal đã bắt đầu mùa giải này với một phong độ thảm họa. The Gunners đã để thua cả 3 trận mở màn ở Premier League, do đó phải đứng cuối BXH và không ghi được bàn nào trong khi để thủng lưới đến 9 lần. Tuy nhiên, những cải thiện chậm mà chắc trong xuyên suốt mùa bóng 2021-22 đã đưa họ từ từ leo cao trên BXH kể từ đó, và sau chiến thắng 3-2 trước Watford mới đây, Arsenal đã lọt vào top 4 khi mùa giải đang bước vào giai đoạn cuối.

Từ cuối bảng xếp hạng lên top 4: Arsenal thăng hoa nhờ đâu?
 
Để có thể kết thúc mùa giải trong top 4, nhiệm vụ duy trì các tiêu chuẩn đang thể hiện sẽ cực kỳ quan trọng, vì đoàn quân của Mikel Arteta vẫn còn 13 trận phải chơi – với nhiều đối thủ khó nhằn có thể khiến họ mất điểm – nhưng cụ thể thì những cải thiện thực tế nào đang tạo nên sự thăng hoa hiện tại?

Từ cuối bảng xếp hạng lên top 4: Arsenal thăng hoa nhờ đâu?
 

KHÂU PHÒNG NGỰ
 

Câu chuyện nổi tiếng nhất về Arsenal trong tháng đầu tiên của mùa giải là hệ thống phòng ngự mong manh dễ vỡ của họ. Sự khác biệt chính giữa khi đó và thời điểm này đến từ khía cạnh dùng người của Mikel Arteta. 
Pablo Mari, Calum Chambers và Sead Kolasinac đã ra sân trong 3 trận mở màn. Mỗi người trong số họ chỉ chơi thêm 2 trận ở Premier League trước khi chia tay đội bóng. 
 
Khi đó, Takehiro Tomiyasu vẫn còn ở Bologna, Ben White phải vắng mặt 2 trong 3 trận vì Covid-19, Gabriel chưa thể trở lại sau chấn thương đầu gối vào mùa hè, trong khi Kieran Tierney là người duy nhất đá chính trong cả 3 trận.
 
Cùng với Aaron Ramsdale trước khung thành, bộ tứ hậu vệ mới toanh này đã ngay lập tức tạo ra sự khác biệt. Trong 3 trận đầu tiên cùng ra sân ở Premier League, họ đã có 2 trận giữ sạch lưới và chỉ phải nhận duy nhất 1 bàn thua. 
 
Theo thời gian, hàng thủ này đã ngày càng trở nên đáng tin cậy cả trong tư cách một nhóm lẫn từng cá nhân.
Arsenal đã phải đối mặt với rất nhiều cơ hội nguy hiểm cho đến trận thua 2-1 trước Everton vào tháng 12, được thể hiện qua thống kê 1,5 bàn thua kỳ vọng mỗi 90 phút. Nhưng kể từ thời điểm đó, họ chỉ phải đối mặt với 0,7 bàn thua kỳ vọng mỗi 90 phút – nhờ vậy tạo nên chuỗi 10 trận ấn tượng được thể hiện trong biểu đồ dưới đây, với bàn thua kỳ vọng trung bình (expected goals against) ở mức thấp nhất kể từ khi Arteta nắm quyền.  
 
Từ cuối bảng xếp hạng lên top 4: Arsenal thăng hoa nhờ đâu?
 
Khuynh hướng này bắt đầu hiện lên rõ ràng vào giữa tháng 12, khi Arsenal cuối cùng đã có được hiệu số bàn thắng bại là con số dương. 6 trong 11 trận giữ sạch lưới của Ramsdale đã đến trước thời điểm này, nhưng sẽ là vô ích nếu sự cải thiện không diễn ra trong cả khâu tấn công.
 
Tuy nhiên, trước khi đi sâu vào khả năng sáng tạo của Arsenal, chúng ta cần phải thừa nhận vai trò quan trọng của Ramsdale khi quyền kiểm soát bóng thuộc về The Gunners ở mùa giải này.
 
Khả năng phân phối bóng của thủ thành 23 tuổi chính là chìa khóa. Dù là phát triển bóng bằng những đường chuyền ngắn, thoát pressing với những đường chuyền trung bình đến hậu vệ cánh, hoặc những đường chuyền dài đưa bóng thẳng tiến tới các tiền đạo, anh thực sự đã trở thành một “món vũ khí” cực kỳ hữu dụng đối với đoàn quân của Arteta khi họ cầm bóng. 
Ben White: Đã đến lúc bom tấn cần được thừa nhậnBen White: Đã đến lúc bom tấn cần được thừa nhận
Làm thế nào để một đội bóng chỉ ghi trung bình 1,64 bàn thắng mỗi trận tại Premier League lại đang nắm lợi thế lớn nhất trong cuộc đua giành vé dự Champions...
Takehiro Tomiyasu: Hình mẫu về một cầu thủ đáng tin cậyTakehiro Tomiyasu: Hình mẫu về một cầu thủ đáng tin cậy
Cựu hậu vệ của Southampton, Maya Yoshida, có một vị trí rất lý tưởng để thảo luận về Takehiro Tomiyasu. Giống như cầu thủ của Arsenal, anh cũng đã chơi bóng ở...

TUYẾN GIỮA
 

Một trong những sự cải thiện đáng kể nhất chính là khả năng tạo cơ hội từ trung lộ.
 
Arsenal từng kém cỏi một cách cực kỳ nghiêm trọng trong khía cạnh này vào nửa đầu mùa giải trước, đến mức phải hoàn toàn dựa dẫm vào hai cánh (tiêu biểu chính là 33 quả tạt trong trận đấu với Wolves).
 
Sự phụ thuộc vào những tình huống Kieran Tierney tăng tốc và tạt bóng ở cánh trái đã trở nên quá dễ đoán và là công thức chiếm tỷ lệ lớn nhất (38%) trong những cơ hội mà Arsenal tạo ra được ở mùa giải trước.
 
Tình trạng đó đã tiếp tục diễn ra trong 3 trận mở màn của mùa giải này, đặc biệt là trước Brenford, khi 25 đường chuyền của Granit Xhaka cho Tierney đã đưa họ trở thành hai cầu thủ chuyền bóng cho nhau nhiều nhất trên sân đấu vào ngày hôm đó. Cùng với phong độ ấn tượng của Arsenal trong những tuần gần đây, các quả tạt từ những tình huống bóng sống đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ thời điểm Arteta nắm quyền, khi hàng công của The Gunners thăng hoa thông qua Emile Smith Rowe, Martin Odegaard và Bukayo Saka.
 
Từ cuối bảng xếp hạng lên top 4: Arsenal thăng hoa nhờ đâu?
 
Vào giữa tháng 11, Saka và Smith Rowe là những người xếp thứ nhất và thứ hai ở Arsenal về số lần rê dắt bóng qua người thành công, số lần dẫn bóng và quãng đường phát triển bóng. Arteta đã sử dụng họ trong vai trò những cầu thủ đá cánh trong hệ thống 4-4-1-1 của ông vào thời điểm đó, đồng nghĩa rằng trách nhiệm gánh vác mặt trận tấn công được đặt trên vai họ - và cả hai đã làm tốt nhiệm vụ của mình. 
 
Đóng góp của Smith Rowe là những bàn thắng, vì anh liên tục tìm thấy các khoảng trống có thể khai thác ở rìa vòng cấm. Anh đã trở thành cầu thủ tốt nghiệp từ học viện đầu tiên ghi được 10 bàn trở lên trong 1 mùa giải (trên mọi đấu trường) kể từ Cesc Fabregas – tính riêng ở Premier League là 9 bàn. 
 
Trong khi đó, sự nguy hiểm mà Saka tạo ra nằm ở khả năng tạo cơ hội, với rất nhiều tình huống “dọn cỗ” đến từ hành lang trong phía cánh phải, thay vì bám biên và tạt bóng. Ngoài ra, anh cũng thường có những tình huống đánh bại hậu vệ cánh đối thủ trong một màn 1 chọi 1 trước khi lao vào vòng cấm để tung ra 1 đường chuyền – pha kiến tạo cho Smith Rowe trước Tottenham Hotspur là một ví dụ điển hình. 
 
Điều quan trọng là Saka đã không hề “giẫm chân” với Odegaard – người cũng thường xuyên xuất hiện ở hành lang trong phía cánh phải. Cặp đôi này đã kết hợp cực kỳ tốt tại khu vực đó, khi mà phần lớn những pha phối hợp một-hai của Arsenal ở 1/3 cuối sân đối phương là giữa hai người họ. Pha lập công mở tỷ số của Odegaard trước Watford là một ví dụ điển hình. 
 
Từ cuối bảng xếp hạng lên top 4: Arsenal thăng hoa nhờ đâu?
 
Cuộc hồi sinh vào mùa đông của Odegaard cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì sự cải thiện ở mặt trận tấn công của Arsenal. 
 
Ngôi sao người Na Uy từng bị cho ra rìa khi hệ thống 4-4-1-1 được sử dụng, nhưng đã tái xuất khi đoàn quân của Arteta chuyển sang dùng 4-2-3-1 vào cuối tháng 11. Những tình huống chiếm lĩnh các khoảng không gian tương tự Smith Rowe cũng đã phát huy hiệu quả, khi anh đóng góp 3 bàn thắng trong 3 trận đấu liên tiếp từ các pha xâm nhập vòng cấm. 
 
Tầm ảnh hưởng của Odegaard lên nhịp độ lối chơi của Arsenal là cực kỳ lớn. Anh thường lùi sâu để hỗ trợ hậu vệ phải triển khai bóng, nhưng vẫn duy trì một sự hiện diện thường trực tại hành lang trong phía cánh phải và khu vực trung lộ ngay bên ngoài vòng cấm.
 
Từ cuối bảng xếp hạng lên top 4: Arsenal thăng hoa nhờ đâu?
 
Với việc Xhaka chuyền cho Tierney là công thức lên bóng chủ đạo của Arsenal ở mùa giải trước, sự hiện diện của những cầu thủ hoạt động giữa các tuyến của đối thủ đã trở nên mờ nhạt. Như có thể thấy trong ảnh dưới, cánh trái chiếm phần lớn trong số những cơ hội mà The Gunners tạo ra được ở Premier League 2020-21.  
 
Từ cuối bảng xếp hạng lên top 4: Arsenal thăng hoa nhờ đâu?
 
Odegaard, Saka và Smith Rowe đã thay đổi đáng kể tình trạng đó ở mùa giải này, khi những cơ hội đến từ các khu vực trung lộ đã chiếm phần lớn số cơ hội mà Arsenal tạo ra được – 48% so với con số 33% ở mùa giải trước. 
 
Từ cuối bảng xếp hạng lên top 4: Arsenal thăng hoa nhờ đâu?
 

CÁC TIỀN ĐẠO
 

Khía cạnh mà Arsenal vẫn chưa thể tìm ra lời giải thực sự chính là tiền đạo trung tâm. Trong nửa đầu mùa giải, Pierre-Emerick Aubameyang chơi không tệ (ví dụ như màn trình diễn trong trận derby Bắc London) nhưng đã sa sút phong độ trầm trọng trước khi bị cho ra rìa và phải nói lời chia tay với bóng đá Anh. 
 
Khi quyền kiểm soát bóng thuộc về The Gunners, Arteta luôn yêu cầu các trung phong của mình phải tham gia liên kết lối chơi đồng thời với nhiệm vụ tạo ra sự nguy hiểm nơi vòng cấm đối thủ. Aubameyang đã cố gắng đáp ứng những yêu cầu đó, nhưng đây rõ ràng không phải vai trò sở trường của anh, và Alexandre Lacazette mới là người tỏ ra phù hợp hơn với nó. 
 
Khả năng tạo cơ hội của Arsenal – được thể hiện qua thông số bàn thắng kỳ vọng không tính penalty (npxG) – đã tăng vọt kể từ khi người cựu đội trưởng hoàn toàn “thất sủng” vào tháng 12. Từ đầu mùa giải cho đến chuyến làm khách trước Everton (trận đấu cuối cùng của Aubameyang), Arsenal đã tạo ra những cơ hội tương ứng với 1,2 npxG mỗi 90 phút. Kể từ trận đấu với Southampton trên sân nhà, con số này là 2,0 mỗi 90 phút. 
 
Trong biểu đồ dưới, có thể thấy trong 10 trận vừa qua – tức kể từ khi Aubameyang bị cho ra rìa – Arsenal đang tạo ra nhiều cơ hội có giá trị bàn thắng kỳ vọng cao nhất kể từ thời điểm Arteta trở thành HLV trưởng.
 
Từ cuối bảng xếp hạng lên top 4: Arsenal thăng hoa nhờ đâu?
 
Nguyên nhân không chỉ đơn thuần là Aubameyang không còn xuất hiện trên sân đấu.
 
Một khía cạnh khác là trình độ thuộc dạng “dễ thở” của các đối thủ mà Arsenal đụng độ, khi 4 trận đấu đầu tiên họ thi đấu mà không có Aubameyang góp mặt trên sân ở Premier League là trước Southampton, West Ham (còn phải chia sức cho Europa League), Leeds United và Norwich City. 
 
Gabriel Martinelli đã đóng góp rất nhiều vào lối chơi chung của đội từ vai trò tiền đạo cánh, bất kể trước đối thủ nào. 
 
Mặc dù Smith Rowe là tay săn bàn hàng đầu của Arsenal ở mùa giải này, nhưng anh không tấn công vào các khoảng trống một cách máu lửa như Martinelli. Khả năng di chuyển không bóng của ngôi sao người Brazil đã gây ra sự hỗn loạn trong những phút được góp mặt trên sân đấu trước Newcastle sau một khoảng thời gian dài không được sử dụng, và đã tiếp tục duy trì phong độ đó, dù là chơi bên cánh nào.  
 
Những pha tấn công nguy hiểm từ cánh vào các khoảng không gian ở trung lộ mà Martinelli thực hiện đã phần nào bù đắp cho những thiếu sót của Lacazette. Tiền đạo người Pháp không thể duy trì mối đe dọa lên khung thành đối thủ trong xuyên suốt 90 phút và thường xuyên lùi sâu, điều này khiến cho những pha di chuyển của Martinelli trở nên rất cần thiết. Chính vì vậy, một phần cách vận hành của Arsenal hiện tại như sau: Lacazette được yêu cầu lùi sâu và tạo ra thế áp đảo quân số ở trung tuyến. 
 
Nhiệm vụ tìm kiếm một tiền đạo vừa có khả năng liên kết lối chơi, vừa có thể tạo ra sự hiện diện thường trực trong vòng cấm sẽ cực kỳ quan trọng để Arsenal bước lên được một tầm cao mới. 
Martin Odegaard: Người nghệ sĩ đã tìm đúng dàn nhạcMartin Odegaard: Người nghệ sĩ đã tìm đúng dàn nhạc
Lúc này, Martin Odegaard đang tìm được bình yên ở Arsenal, một nơi anh có thể ổn định cuộc sống và phát triển sự nghiệp của mình.
Arsenal bay cao nhờ Martin OdegaardArsenal bay cao nhờ Martin Odegaard
Huyền thoại Arsenal – Ian Wright cho rằng chuỗi 4 chiến thắng liên tiếp gần đây của Arsenal có những đóng góp không nhỏ của tiền vệ Martin Odegaard.
Một khía cạnh khác quan trọng không kém thành tích tấn công là những nhiệm vụ cần thực hiện khi bóng nằm trong chân đối thủ. 
 
Mặc dù các cầu thủ Arsenal đã tỏ ra nhiệt huyết hơn trong việc phòng ngự từ tuyến đầu, nhưng họ vẫn là một trong những đội có cường độ pressing thấp nhất giải đấu. Thống kê PPDA (số đường chuyền trung bình mà đối thủ thực hiện được trước khi bị can thiệp bởi một hành động phòng ngự) được ghi nhận ở họ là 13,5 – đứng thứ 11 về cường độ pressing so với toàn giải.
 
Con số này tương đồng với các mùa giải trước – mặc dù cường độ đã cao hơn một chút so với mùa 2020-21, khi PPDA của Arsenal là 14,3.
 
Đó là một nghịch lý thú vị về đoàn quân Arsenal này. Chúng ta đều biết rằng cường độ pressing và phòng ngự là những khía cạnh cực kỳ quan trọng trong tầm nhìn của Arteta, nhưng điều này lại đang không được phản ánh trong các số liệu thống kê. Một phần nguyên nhân là bởi một lỗ hổng của những con số: Khả năng hạn chế không gian và các hướng phát triển bóng dành cho đối thủ của Arsenal khó có thể được minh họa qua số liệu thống kê. Cũng cần lưu ý rằng những đội bóng dễ bị xuyên phá hoàn toàn có thể sở hữu thông số PPDA thấp – chỉ số này không tính đến “độ nguy hiểm” trong những đường chuyền mà đối thủ tạo ra được.
 
Một phần nguyên nhân khác nằm ở khía cạnh nhân sự. Trong phần lớn triều đại của Arteta, Arsenal không sở hữu những tiền đạo lý tưởng phù hợp với lối chơi pressing. Điều đó đang bắt đầu thay đổi, nhưng vẫn là một vấn đề mà CLB này muốn giải quyết vào mùa hè tới. Khi ban lãnh đạo The Gunners bàn đến chuyện mang về một tiền đạo trung tâm mới, cường độ pressing sẽ được xem là một yếu tố quan trọng. 
 
Vì vậy, Arsenal không phải lúc nào cũng tập trung vào việc đoạt bóng trên cao, mà thay vào đó là chú trọng thu hẹp khoảng cách giữa hàng thủ và hàng công. Bằng cách này, dù cho lớp pressing đầu tiên bị vượt qua, thì cự ly đội hình vẫn đủ chặt chẽ để đoạt lại bóng ở giữa sân.
 
Trên thực tế, Arsenal đang bắt đầu đoạt lại được bóng ở khu vực 1/3 cuối sân đối thủ thường xuyên hơn – và nếu so sánh với 2 mùa giải trước, chúng ta sẽ thấy một sự cải thiện đáng kể đang diễn ra. Có thể một lịch trình dễ thở hơn gần đây đã đóng vai trò không nhỏ trong chuyện này, nhưng chủ yếu là nhờ sự nổi lên của những cầu thủ như Gabriel Martinelli và Martin Odegaard trong đội.
 
Từ cuối bảng xếp hạng lên top 4: Arsenal thăng hoa nhờ đâu?
 
Việc Martinelli được trọng dụng đã bổ sung cho The Gunners một cỗ máy pressing tuyệt vời với cường độ hoạt động đáng nể, và không có gì ngạc nhiên khi Odegaard, Martinelli và Lacazette là những người đứng đầu đội trong thống kê pressing mỗi 90 phút. 
 
Từ cuối bảng xếp hạng lên top 4: Arsenal thăng hoa nhờ đâu?
 
Trong biểu đồ trên, Granit Xhaka và Thomas Partey đã được ghi nhận thống kê pressing ở khu vực giữa sân mỗi 90 phút rất cao. Như đã nói, Arsenal không phải lúc nào cũng pressing tầm cao – thay vào đó, họ thường đoạt lại bóng ở 1/3 giữa sân.
 
Partey và Xhaka là những nhân tố chủ chốt của lối chơi này, và việc có lại được sự phục vụ của bộ đôi này – mặc dù là trong một tuyến giữa đã qua một chút điều chỉnh – là điều rất quan trọng. Khi Partey và Xhaka cùng đá chính (10 lần ở Premier League mùa giải này), Arsenal chỉ thua vỏn vẹn 2 trận. 
 
Từ vị trí thủ môn cho đến hàng công, Arsenal đã có những sự cải thiện đáng nể kể từ thời điểm phải đứng cuối BXH. Một phần nguyên nhân đến từ sự thay đổi phong cách và nhân sự, trong khi một phần khác đến từ những tiềm năng đã tồn tại từ trước.  
 
Giờ đây, đoàn quân của Arsenal đang có 2 tháng và 13 trận đấu cần vượt qua để giữ vững vị trí trong top 4 của mình. Hồi đầu mùa giải, không ai dám mơ rằng The Gunners sẽ có được vị thế như hiện tại, nhưng họ đã làm được, còn giờ là lúc tận dụng tốt lợi thế đang nắm trong tay.
 
Nguồn: Lược dịch từ bài phân tích “Arsenal: From bottom of the Premier League to fourth – the changes that sparked revival” của các tác giả Art de Roché và Mark Carey, đăng trên The Athletic.
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

X
top-arrow