Với Heskey, câu chuyện Gary Neville phát động cuộc đình công vì Rio, là bằng chứng cho thấy sự phân chia trong nội bộ “Tam sư”, giữa những nhóm ngôi sao của các CLB hàng đầu Premier League thời đại đó.
Thế hệ vàng của tuyển Anh hậu World Cup 2002 đón chào một thành viên mới: thần đồng Wayne Rooney. Rooney-tuổi-18 đã ghi 2 bàn thắng quan trọng ở trận quốc tế thứ 6 và 7 của anh giúp “Tam sư” thắng Macedonia 2-1 và Liechtenstein 2-0 ở vòng loại EURO 2004. Trước lượt trận hạ màn vòng loại, Anh có 19 điểm hơn 1 so với Thổ Nhĩ Kỳ nhưng họ phải làm khách tại Istanbul. Và cùng thời điểm ấy, sóng gió lại nổi lên.
Rio Ferdinand, vì một lý do nào đó, đã… quên mất cuộc kiểm tra doping bắt buộc của “Tam sư” tại trung tâm Carrington của Man United. Sự cố này khiến FA loại Rio khỏi đội hình tuyển Anh chuẩn bị cho trận đấu quyết định tại Istanbul, để tiện cho việc điều tra. Gary Neville, đội phó tuyển Anh thời điểm đó và cũng là đồng đội với Rio ở United, đã phát động một cuộc tổng tấn công nhằm vào FA.
Ngày 8/10/2003, khách sạn Sopwell House, St Albans, “căn cứ” quen thuộc của tuyển Anh trước mỗi trận đấu quốc tế, một cuộc họp đội căng thẳng đã diễn ra. Toàn bộ các tuyển thủ thuộc biên chế United, dẫn đầu bởi Gary Neville đã kêu gọi… đình công nếu FA không cho phép Rio trở lại thi đấu ngay lập tức.
“Đình công? Ah đang nói cái quái gì vậy? Không bước ra ngoài kia, chiến đấu vì màu cờ sắc áo quốc gia nữa á? Tại sao phải vậy? Rio chắc là phải làm sai điều gì chứ” – tôi đã nói như thế, với Gary. Còn anh ấy? Gary đứng phắt dậy và nói: “Tất cả chúng ta sẽ bỏ phiếu, đình công hay là không. Ai đồng ý, giơ tay lên” – Mills kể lại với FFT.
“Bầu không khí lúc ấy khiến tôi vô cùng khó chịu. Một số cầu thủ đã giơ tay. Một số khác thì nhìn xung quanh để xem phản ứng của đồng đội. Có một điều tôi tin chắc vào thời điểm ấy, đó là dù quyết định của tập thể ra sao, Gary và nhóm United chắc chắn sẽ chiến tới cùng. Và tôi lên tiếng:
“Gary, như thế này không ổn chút nào. Nhiều người chịu áp lực lớn và không thể đưa ra quyết định chính xác. Muốn trưng cầu dân ý, muốn bỏ phiếu đình công hay không, cậu phải làm cho đúng cách. Tiếng nói của bất kỳ ai trong số chúng ta đều phải được tôn trọng như nhau”.
“Gary lẩm bẩm gì đó nhưng vẫn nói “OK”. Sau đó chúng tôi đi ra ngoài, viết đồng ý hoặc không vào một mảnh giấy. Hôm sau, Gary tuyên bố, đa số chọn quyết định “đình công”, không ra sân ở trận đấu với Thổ Nhĩ Kỳ. Còn tôi, tôi chọn KHÔNG, vì tôi tin rằng “đình công” là điều không đúng trong trường hợp này”.
Ngay cả bản thân Ferdinand, sau này cũng thừa nhận với FFT rằng, anh không thoải mái với chuyện Gary kêu gọi đồng đội tuyển Anh đình công năm ấy. “Đó là một nghĩa cử đáng trân trọng. Nhưng tôi tuyệt nhiên không muốn điều đó xảy ra. Đây là vấn đề cá nhân và tôi không muốn bất kì ai phải hi sinh thay cho tôi cả”.
Những gì diễn ra ở Sopwell House trở thành “mồi ngon” cho cánh báo chí xứ sương mù, dù Sir Alex Ferguson đã can thiệp đúng lúc, với một cuộc gọi trực tiếp cho Gary Neville và các cầu thủ United để “hạ hỏa những cái đầu nóng”.
“Những kẻ phản bội”, “Chúng mày đang làm nhục quốc thể” đó là những dòng tít xuất hiện nhan nhản trên các đầu báo Thể thao Anh 48 tiếng trước trận chiến tại Istanbul. “Chúng tôi quản thực đã bị “thảm sát” trên báo chí và các phương tiện truyền thông”, Mills nhớ lại. “Nhưng rốt cuộc, không có cuộc đình công nào hết. Chúng tôi ra sân, chiến đấu và giành vé trực tiếp tới EURO. Còn Rio, cậu ấy bị treo giò 8 tháng”.
Với Heskey, câu chuyện Gary Neville phát động cuộc đình công vì Rio, là bằng chứng cho thấy sự phân chia trong nội bộ “Tam sư”, giữa những nhóm ngôi sao của các CLB hàng đầu Premier League thời đại đó.
“Nếu tôi và bạn đến từ Liverpool, thì khi lên tuyển chúng tôi đương nhiên sẽ ở gần nhau hơn những đồng đội khác. Đương nhiên, mọi người sẽ tập luyện cùng nhau, chiến đấu cùng nhau nhưng phần lớn thời gian còn lại, sẽ là những “nhóm United”, “nhóm Liverpool”, “nhóm Chelsea”… Tuy nhiên, đó đơn giản chỉ là thói quen, là bản chất bình thường của con người, chứ không phải là vấn đề thiếu đoàn kết hay rạn nứt nội bộ. Đó là những năm tháng, mà sự kết nối giữa cầu thủ ở các CLB khác nhau, chịu nhiều giới hạn”, Heskey phân tích.
“Hiện tại, với sự phát triển của mạng xã hội, các cầu thủ kết nối với nhau dễ dàng và thuận tiện hơn nhiều. Mọi khoảng cách, vì thế, được nhanh chóng xóa mờ”.
********
Tại EURO 2004, Anh thua Pháp 1-2 ở trận ra quân, bởi cú đúp trong… 3 phút bù giờ của Zidane. Hai thắng lợi liên tiếp sau đó, 3-0 trước Thụy Sĩ và 4-2 Croatia, nhờ những màn trình diễn siêu hạng của ngôi sao mới Rooney, giúp Anh có vé tứ kết.
Đụng độ chủ nhà Bồ Đào Nha ở tứ kết, Anh có bàn mở tỉ số ngay từ phút thứ 3, nhờ pha lập công của Owen. Nhưng sau đó là hàng loạt những sự kiện đen đủi cho “Tam sư”. Rooney tập tễnh rời sân chỉ sau 30 phút thi đấu, bàn thắng của Campbell bị trọng tài chính Urs Meier (một người Đức) từ chối đầy khó hiểu, Postiga gỡ hòa ở phút 83, Beckham đá hỏng lượt sút luân lưu đầu tiên và pha thực hiện không thành công của Darius Vassell đặt dấu chấm hết cho hành trình EURO 2004 của tuyển Anh.
Dù sở hữu bộ tứ tiền vệ gồm toàn những tên tuổi lớn, Beckham, Lampard, Gerrard và Scholes nhưng tuyển Anh của Eriksson lại không thể tạo ra một kết cấu chất lượng cao ở tuyến giữa. Việc Eriksson kiên quyết với sơ đồ 4-4-2 với cặp Gerrard-Lampard ở trung tâm đã khiến Scholes không có đất diễn, bất chấp mối quan hệ đối tác thiếu tính liên kết của 2 biểu tượng Chelsea và Liverpool. Một ngày sau khi bị Bồ Đào Nha loại khỏi EURO 2004, Scholes tuyên bố giã từ sự nghiệp thi đấu quốc tế. Ở tuổi 29!
Chủ biên The Times, Winter phân tích: “Đó có lẽ là vết nứt đầu tiên dẫn tới sự sụp đổ của Thế hệ Vàng. Scholes chắc chắn là người giỏi nhất của lứa cầu thủ đó. Nếu sở hữu một cầu thủ xuất chúng như Scholes, bạn lẽ ra phải khai thác tốt nhất năng lực của cậu ấy để vươn tới những danh hiệu lớn, thay vì lãng phí theo cách như thế”.
********
Không Scholes, Anh vẫn dễ dàng vượt qua vòng loại World Cup 2006 với ngôi đầu bảng 6. Nhưng ngoài sân cỏ, đời sống cá nhân lắm rắc rối của HLV trưởng Eriksson liên tục… “lên sóng”. Eriksson và chủ tịch điều hành LĐBĐ Anh Mark Palios được cho là có mối quan hệ tình ái tay ba với thư ký FA Faria Alam. Palios, vốn là người độc thân vào thời điểm đó, quyết định từ chức vào tháng 8/2004. Eriksson tiếp tục tại vị và đương đầu với búa rìu dư luận.
Những bước đi sau đó của Eriksson, cho VCK World Cup 2006 tại Đức chính là điểm nhấn cuối cùng đặt dấu chấm hết cho “Thế hệ vàng Tam sư”. Từ lựa chọn chuyên môn - triệu tập tài năng trẻ chưa chơi một trận Premier League nào Theo Walcott vào danh sách tuyển thủ đến quyết định “dung túc” giới WAGs (vợ - bạn gái) của tuyển Anh trong suốt VCK.
“Chẳng khác gì một rạp xiếc. Các phương tiện truyền thông hoàn toàn bị ám ảnh bởi các nàng WAGs. Có thể chúng tôi (báo chí) đã làm đúng nhiệm vụ của mình, đem tới cho độc giả thứ mà họ quan tâm vào thời điểm đó. Nhưng thực tế, điều này tạo ra sự phân tâm lớn ở các tuyển thủ và nó gây hại cho đội tuyển” – Winter thừa nhận với FFT.
Mối quan hệ giữa truyền thông và tuyển Anh, lên tới đỉnh điểm mâu thuẫn ở VCK tại Đức. Nhưng trên sân cỏ, “Tam sư” vẫn thể hiện khá tốt, dẫn đầu bảng B với 7 điểm, vượt qua Ecuador ở vòng 1/8 với pha đá phạt siêu hạng của Beckham. Đối thủ của Anh ở tứ kết, vẫn là Bồ Đào Nha. Và kết cục vẫn là nỗi thất vọng!
Rooney bị đuổi khỏi sân. Beckham dính chấn thương không thể tiếp tục đảm trách nhiệm vụ đá luân lưu 11m. Ở loạt “đấu súng”, Lampard, Gerrard và Carragher đều đá hỏng. Triều đại của Sven-Goran Eriksson chính thức kết thúc sau 5 năm rưỡi, với tỷ lệ thắng cao thứ 2 trong lịch sử tuyển Anh (59.7%) và 3 trận tứ kết… thất bại.
Nhưng nếu việc thua cả 3 trận tứ kết liên tiếp thời Eriksson bị coi là thất bại đáng tiếc của “Thế hệ vàng Tam sư” thì những gì diễn ra sau đó, ở vòng loại EURO 2008 với Steve McClaren đính xác là thảm họa. Anh chỉ cần hòa sân nhà ở lượt cuối cùng trước Croatia là có vé dự VCK nhưng kết quả họ thua 2-3.
Biệt danh châm biếm “Wally with The Brolly” ra đời với hình ảnh McClaren đầu cúi gằm cầm ô sải những bước chân nặng trĩu bên ngoài đường pitch Wembley và “Thế hệ vàng Tam sư” chính thức sụp đổ! Một thập kỷ bắt đầu với hi vọng lớn lao đã kết thúc với thất bại toàn diện. “Thế hệ vàng Tam sư” trở thành một lời nhắc nhở đầy ám ảnh về khoảng cách giữa tiềm năng và đỉnh cao không thể vươn tới.
“Điều đáng thất vọng của Thế hệ vàng” – Lampard nói vào năm 2009 – “là ở chỗ chúng tôi chẳng đạt được bất kỳ chiến tích nào đáng kể. “Thế hệ vàng” chỉ nên được sử dụng khi bạn thực sự gặt hái được thành công”.
“Với những cầu thủ xuất sắc nhất trong thế hệ của mình, chúng tôi đủ khả năng để làm được một điều gì đó lớn lao. Nhưng chúng tôi đã thất bại trước những đối thủ được tổ chức tốt hơn” – Heskey.
Winter kết luận: “Những quyết định về chiến thuật-nhân sự, các vấn đề giữa đội tuyển và giới truyền thông, cường độ của mùa giải bóng đá Anh – tất cả đã kìm hãm “Thế hệ vàng”. Các cầu thủ luôn trong trạng thái kiệt sức sau mỗi mùa giải. Đúng như Michel Platini từng nói: “các cầu thủ Anh là sư tử vào mùa Đông, nhưng lại hóa cừu non khi Xuân về”. Đó hoàn toàn là sự thật”.
Vào thời điểm Anh hủy diệt người Đức tại Munich năm 2001, có vẻ như rất nhiều người tin rằng, thập kỷ phía trước sẽ là một “Tam sư” sẵn sàng cho cho danh hiệu lớn đầu tiên kể từ thế hệ 1966. Rốt cuộc, đó lại là một thập kỷ của sự nuối tiếc.
“Điều đáng buồn nhất, sau tất cả, đó là một lứa cầu thủ tuyệt vời đã không thể vươn tới được đỉnh cao xứng đáng với họ” – Winter.
What happened to England's "Golden Generation"? How the country's most talented squad never came good (Four Four Two)
Trong những mùa giải gần đây, chúng ta luôn thấy một khả năng xoay sở rất tốt của HLV Carlo Ancelotti với những gì Real Madrid có trong tay. Nhưng ở mùa này, khi cơn bão chấn thương lũ lượt kéo tới, liệu chiến lược gia người Italia có thể tiếp tục nói "chúng tôi hài lòng với đội hình hiện tại"?
Khi một nghệ sĩ âm nhạc phát hành album đầu tay được đánh giá cao và bán hàng triệu bản, thành tựu này thường được ca ngợi trong bối cảnh đây là nỗ lực đầu tiên của họ. Và Liverpool của Arne Slot cũng đang trong một cơ hội tương tự để làm điều đó trong mùa giải này.
Sau khi chỉ giành được 1 điểm trước những người chủ nhà Venezuela cách đây 4 ngày, đội tuyển quốc gia Brazil lại vừa có thêm một kết quả đáng thất vọng nữa trước Uruguay ngay trên thánh địa Fonte Nova. Một điểm trước Uruguay khiến cho đoàn quân của HLV Dorival Junior chôn chân ở vị trí thứ 5 vòng loại World Cup 2026 sau 12 lượt đấu, một vị trí khó tin đối với đội tuyển từng được coi là hùng mạnh bậc nhất thế giới.
Điều khiến cho nỗi đau thêm chua xót là có thời điểm, Ghana tưởng chừng như đã vượt qua khó khăn, nhưng không phải vậy. Ghana đã không có được chiến thắng cần thiết ở Angola hôm thứ Sáu, đồng nghĩa với việc Mohammed Kudus, Thomas Partey và Antoine Semenyo sẽ không thể góp mặt tại Cúp các quốc gia châu Phi (AFCON) sắp tới, diễn ra ở Morocco vào tháng 12/2025.
"Các chủ tịch và giám đốc, hãy c.út khỏi Roma. Các người là lũ vô năng và không xứng đáng với CLB này", đó là nội dung ghi trên một số tấm biểu ngữ giăng bên ngoài trung tâm huấn luyện Trigoria của CLB AS Roma.