Sức trẻ và sự luân chuyển: Công thức đưa Man United đến với cú ăn 3 lịch sử

Tác giả KDNX - Chủ Nhật 22/03/2020 09:13(GMT+7)

Zalo

Mùa giải 1998-1999 xứng đáng được xem là mùa giải lịch sử của nửa đỏ thành Manchester. Đội bóng của Sir Alex Ferguson không chỉ giành được chức vô địch một cách xứng đáng, họ còn giành được chức vô địch đó dựa vào sự kết dính cùng một lối chơi đẹp mắt từ đầu đến cuối. Nhưng có một điều ít ai biết, đó là thứ "công thức" bí mật tạo nên chiến thắng này. Vậy, thứ "công thức" bí mật ấy là gì ?

Mùa giải 1998-1999 xứng đáng được xem là mùa giải lịch sử của nửa đỏ thành Manchester. Đội bóng của Sir Alex Ferguson không chỉ giành được chức vô địch một cách xứng đáng, họ còn giành được chức vô địch đó dựa vào sự kết dính cùng một lối chơi đẹp mắt từ đầu đến cuối. Nhưng có một điều ít ai biết, đó là thứ "công thức" bí mật tạo nên chiến thắng này. Vậy, thứ "công thức" bí mật ấy là gì ?

Sức trẻ và sự luân chuyển đưa Man United đến với cú ăn 3 lịch sử hình ảnh
 
Mùa 1998-1999 của Man United có thể coi là mùa giải tuyệt vời nhất trong lịch sử của CLB khi họ có được một đội hình khá bình thường. Có thể nói, đội hình ăn 3 này đạt được rất nhiều khi không có được nhiều lợi thế.
 
Alex Ferguson chỉ dùng 23 cầu thủ ở mùa đó, số lượng cầu thủ ít nhất ở giải đấu cùng với Aston Villa và Wimbledon. Trong 3 đội trên, Man United là đội có nhiều cầu thủ từ 23 tuổi trở xuống nhất khi mùa giải bắt đầu. Độ tuổi trung bình của cầu thủ Man United trên sân khi không có thủ môn, vì họ lúc nào cũng thi đấu, thường già hơn, từ đó khiến độ tuổi sai lệch một chút, là 24,7 tuổi, độ tuổi trẻ thứ 3 ở Premiership, xếp sau Leeds United của David O'Leary và Dave Jones của Southampton.
 
Ở bóng đá thời bấy giờ, Man United của Fergie sẽ là đội bóng trẻ thứ 4 ở Ngoại Hạng Anh bên cạnh Arsenal. Tuổi là một chuyện, nhưng tài năng là một chuyện khác. Về mặt này, Man United gần như đầy ắp.
 
Man United đã xây dựng được một đội hình mạnh, thi đấu cùng nhau lâu hơn bất cứ đội bóng nào ở giải đấu thời điểm đó. Quãng thời gian trung bình 2,8 năm không hoàn toàn ấn tượng ở Premier League, nhưng ở thời điểm đó, đội bóng này không những trẻ mà còn kinh nghiệm. Nếu xét mọi thứ trên triết lý: "Nếu đủ tốt, thì đủ tuổi", lứa cầu thủ tốt nghiệp năm 1992 (Class of 92-ND) có lẽ sẽ khiến Sir Matt Busby tự hào.
 
Không chỉ nhờ sức trẻ, sự năng động, Man United còn thành công nhờ sự tinh toán, thông minh trên thị trường chuyển nhượng. Qua việc bị Arsenal nẫng tay trên chiếc cup vô địch ở mùa trước, Man Unted đã đầu tư vào 3 bàn hợp đồng quan trọng, giúp họ không lặp lại điều này.
Inter vs Man Utd 98-99: Sir Alex Ferguson đã bắt bài Inter Milan như thế nào
Một bài viết trong dự án Reboot của cây viết Micheal Cox – The Athletic tái hiện lại những trận đấu hay trong quá khứ giống như chúng vừa diễn ra ở thời hiện...
Jaap Stam và Dwight Yorke đều thi đấu hơn 2,500 phút, với việc Stam là cầu thủ đắt giá nhất ở thời điểm đó (10,75 triệu bảng) còn Yorke là bản hợp đồng kỷ lục của CLB (12,6 triệu Bảng). Việc Jesper Blomqvist đến với giá 4,4 triệu Bảng từ Parma, chính thức khép lại kỳ chuyển nhượng đầy hiệu quả của Man United.
 
Sự luân chuyển có lẽ là nét "chủ đạo" ở thời điểm mùa giải 1998-1999. Thực sự, mùa bóng đó cho thấy thời lượng thi đấu của các cầu thủ đã giảm đi đáng kể, xuất phát từ việc càng nhiều cầu thủ được sử dụng, khiến thời lượng thi đấu của họ dần được phân chia đồng đều hơn trong những năm qua.
 
Tính toán này dựa trên thời lượng mà một cầu thủ có thể thi đấu ở một mùa ( số trận nhân với 90 phút) sau đó chia với thời lượng thi đấu thực của anh ta. Công thức này được sử dụng thay vì tính toán số phút thi đấu vì ở thời đó, Premiership có 22 đội, và phải đến mùa giải 1995-1996, người ta mới chính thức giảm xuống còn 20 đội.
 
Trong hơn 27 năm qua, thời lượng thi đấu trung bình của một cầu thủ Premiership đã giảm đáng kể. Một phần nhờ vào những tiến bộ khoa học cũng như việc các đội bóng giờ đây có một đội hình lớn hơn so với trước.
 
Suc tre va su luan chuyen: Cong thuc dua Man United den voi cu an 3 lich su1
 
Có những trận đấu của Man United không hề có sự xuất hiện của Paul Scholes, Ryan Giggs, Roy Keane hay thậm chí là Denis Irwin, nhưng họ vẫn có thể giành chiến thắng trước Everton với chỉ số 3-1. Điều đó cho thấy Man United có được tiềm lực dù không sở hữu một đội hình có chiều sâu. Dù về mặt nhân sự, Man United chưa thực sự thay đổi quá nhiều so với mùa trước, trận thắng Everton vẫn cho thấy một vài sự thay đổi trong việc lựa chọn nhân sự.
 
Biểu đồ bên dưới cho thấy cách đội hình được sử dụng ở Premiership mùa giải 1997-1998, một mùa trước cú ăn 3. Độ tuổi của các cầu thủ ở giai đoạn đầu mùa được thể hiện ở phía biểu đồ, còn thời lượng thi đấ ucuar họ được thể hiện ở phía bên trái của biểu đồ. "Đường kẻ" trắng cho thấy độ tuổi của các cầu thủ ở thời điểm họ gia nhập CLB, cho thấy các cầu thủ đã chơi cho Man United lâu như thế nào. Hãy lấy Gary Neville làm ví dụ. Ở thời điểm đầu của mùa giải, anh 22 tuổi , nhưng Gary Neville đã chơi cho đội từ năm 18 tuổi. Cũng trong biểu đồ này, độ tuổi "đỉnh cao" của các cầu thủ được thể hiện bằng đường kẻ màu đỏ.
 
Sức trẻ và sự luân chuyển đưa Man United đến với cú ăn 3 lịch sử hình ảnh
 
Man United có 5 cầu thủ thường xuyên thi đấu (trong trường hợp này, thường xuyên thi đấu thường có nghĩa là thi đấu 80% thời lượng hoặc hơn thế) cùng 7 cầu thủ được luân chuyển (những cầu thủ thi đấu 50-80% thời lượng). Điều cần chú ý đó là độ tuổi của các cầu thủ nằm trong số này. Gary Palister, Teddy Sheringham và Irwin, những cầu thủ kỳ cựu của mùa 1997-1998, được sử dụng khá thường xuyên. Tuy vậy, nếu xét toàn đội, Man United là một đội bóng được xây dựng bởi sức trẻ. Toàn bộ đội hình Class of 92 đã thi đấu hơn 2,000 phút, tức 22 trận trong số 38 trận của mùa giải.

3Suc tre va su luan chuyen: Cong thuc dua Man United den voi cu an 3 lich su1
 
Một năm sau đó, Roy Keane thi đấu nhiều hơn, trở thành cầu thủ chính của đội, nhưng đội hình 92 lại thi đấu ít hơn. Pallister rời đi, còn Sheringham bị đẩy xuống vai trò "dự bị chiến lược" (có ít hơn 50% thời lượng thi đấu), cùng với đó là việc Stam và Yorke được thi đấu nhiều hơn. Chiến lược chuyển nhượng thông minh này của Man United, dần giảm thiểu vai trò của các cầu thủ lớn tuổi, thay thế họ bằng những cầu thủ đang ở độ tuổi đỉnh cao, là một trong những điều mà các đội bóng ở kỷ nguyên 2020 có thể học hỏi được rất nhiều.
 
Suc tre va su luan chuyen: Cong thuc dua Man United den voi cu an 3 lich su1
 
Bằng việc luân chuyển các cầu thủ, Ferguson đã thành công trong việc tận dụng tiềm năng của 23 cầu thủ mà ông có trong tay. Cách dùng người của Man United khi đó thực sự rất mới mẻ, thậm chí mang tính cách mạng, giúp Man United có được thành công mà cho tới nay họ không thể một lần nữa lặp lại.
 
Dịch từ bài viết: "Rebooted: Manchester United’s 1998-99 squad under the microscope" của tác giả Tom Worville đăng trên The Athletic.
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Vì sao Mikel Arteta khát khao sở hữu một trung phong đẳng cấp?

Arsenal hiện là đội bóng sở hữu hàng công ấn tượng nhất Premier League 2023/2024, với việc ghi tới 85 bàn thắng sau 35 vòng đấu, tức trung bình 2,4 bàn thắng/trận. Họ chỉ còn cách kỷ lục ghi bàn của chính mình từng thiết lập ở mùa giải trước vỏn vẹn 3 bàn và còn tới 3 vòng đấu nữa để chinh phục một cột mốc mới. Đó rõ ràng là thử thách không hề khó khăn với thầy trò HLV Mikel Arteta.

X
top-arrow