Những đứa con của vùng đất Viking đã định hình Man United như thế nào? (p1)

Tác giả KDNX - Thứ Tư 04/12/2019 16:56(GMT+7)

Zalo

Ở Man United, họ tìm kiếm được cho mình một nơi khá lạ lẫm để thành công: xứ Scandinavia. Ngoài các nền bóng đá thuộc Liên Hiệp Anh và Ai-len, chưa có một nền bóng đá nào đóng góp nhiều cầu thủ cho Man United như nền bóng đá Bắc Âu, một nơi chỉ có dân số 21 triệu người.

Khi nhắc đến các CLB hàng đầu Châu Âu, một trong số những điểm nổi bật nhất của họ đó là những sự kết nối với các nền bóng đá ngoài nước. Có thể nêu ra một số ví dụ như Inter với bóng đá xứ Tango, AC Milan với Hà Lan hay Arsenal với Pháp. Vậy còn Man United ? Đó là nền bóng đá Bắc Âu. Vậy, làm thế nào các cầu thủ Bắc Âu gặp nhau tại Man United, thậm chí định hình cả một giai đoạn lịch sử của Man United ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Những đứa con vùng đất Viking đã định hình Man United như thế nào hình ảnh
 
Như đã nêu ở phần đầu bài, có những CLB Châu Âu đã gắn chặt với nền bóng đá bên ngoài chính quốc như thể đó là một phần của mình. Ở Anh, nhờ có Arsene Wenger, thành công của Arsenal luôn gắn chặt với màu áo lam của Les Bleus. Những ngôi sao như Thierry Henry, Patrick Vieira, Emanuel Petit, Robert Pires và Sylvan Wiltord đều là những nhân tố đưa Arsenal ba lần lên ngôi vô địch trong những năm cuối TK 20, đầu TK 21.
 
Ở Tây Ban Nha, Barcelona gắn chặt mình với văn hóa bóng đá Brazil trong nhiều năm qua. Romario, Ronaldo, Rivaldo, Ronaldinho và gần đây là Neymar đều đã thành danh dưới ánh đèn của thánh đường Camp Nou, được kính nể và tôn sùng như bất cứ tài năng nào của lò đào tạo La Masia.
 
Trong những năm qua, chúng ta luôn thích thú khi chứng kiến những ngôi sao từ những vùng đất xa xôi, ấm nắng khoác lên mình màu áo của đội bóng mình yêu thích, dù họ là người Brazil, người Argentina, Italia hay Tây Ban Nha, những sắc màu đa dạng tô điểm cho nền bóng đá vốn thô cứng của Châu Âu.
 
Thế nhưng, ở Man United, họ lại tìm kiếm được cho mình một nơi khá lạ lẫm để thành công: xứ Scandinavia. Ngoài các nền bóng đá thuộc Liên Hiệp Anh và Ai-len, chưa có một nền bóng đá nào đóng góp nhiều cầu thủ cho Man United như nền bóng đá Bắc Âu, một nơi chỉ có dân số 21 triệu người.
 
Dù con số có vẻ khá khiêm tốn nếu xét đến việc Man United có đến 919 cầu thủ từng chơi cho CLB này kể từ ngày họ mang tên Newton Heath Lancashire và sau đó là Yorkshire Railway, có hơn 14 ngôi sao và huyền thoại của Man United đến từ Na-uy, Thụy Điển và Đan Mạch. Nhưng thứ đáng ghi nhận nhất đó là số lượng danh hiệu mà nhóm cầu thủ Bắc Âu này đem về. Kể từ năm 1992, năm thành lập Premier League, các cầu thủ vùng Scandinavia đã giành được 48 danh hiệu khác nhau.
 
Tuy vậy, họ mới chỉ có được 1 QBV mang tên Alan Simonsen và một danh hiệu cấp ĐTQG: danh hiệu Euro 1992 thần kỳ trên đất Thụy Điển của ĐT Đan Mạch. Thế nhưng, Man United vẫn luôn quay trở lại vùng đất Bắc Âu để đem về những tài năng của mình, thậm chí gặt hái được rất nhiều thành công từ họ.
 
Dù NHM trên thế giới quen thuộc hơn với những cái tên như Peter Schmeichel và Ole Gunnar Solskjaer, cầu thủ Bắc Âu đầu tiên đến với Man United lại là một cái tên lạ lẫm với hầu hết NHM Man United đương đại, Jesper Olsen. Ông được đưa về vào năm 1984 từ người khổng lồ Ajax của bóng đá Hà Lan trong một thời kỳ mà cầu thủ nước ngoài vẫn là thứ gì đó lạ lẫm với bóng đá Anh. Được đem về bởi Ron Atkinson với giá 350,000 Bảng, Olsen được đẩy sang vị trí cánh trái ở một thời kỳ mà Man United vẫn chưa trở thành gã khổng lồ mà Sir Alex tạo ra ở thập niên 90.
 
Trong vòng 4 năm, khoảng thời gian Man United chuyển từ Atkinson sang Sir Alex, Olsen gặt hái được nhiều thành công, thi đấu 139 trận và có được 21 bàn thắng cũng như giành được danh hiệu FA Cup ở cuối mùa 1984-1985. Ông được gọi là "con chấy" (The Flea-ND) nhờ khả năng thoát khỏi sự truy cản của đối phương trong không gian hẹp cũng như khả năng đi bóng khôn khéo của mình.
 
Tuy nhiên, với một cầu thủ có khổ hình mảnh khảnh như ông, lối chơi có phần "máu lửa" của giải Hạng Nhất Anh khi đó nhanh chóng khiến ông phải trả giá. Chấn thương nối tiếp chấn thương khiến Olsen dần thụt lùi. Ông nhanh chóng rời khỏi đội bóng miền Bắc nước Anh ở tuổi 27, dù vẫn đang ở đỉnh cao sự nghiệp. Một câu chuyện có phần buồn cho cái tên Scandinavia đầu tiên của Man United.
 
Khi Sir Alex Ferguson nắm quyền, ông dần biến Man United trở thành một đội bóng thách thức các danh hiệu. Nhiều năm rồi họ phải đứng phía sau cái bóng của gã hàng xóm Liverpool đáng ghét khi chỉ kết thúc mùa giải ở vị trí gần Liverpool 1 lần ở thập niên trước đó.
 
1991 chính là thời điểm Man United đào sâu hơn vào thị trường Bắc Âu khi đem về Peter Schmeichel với cái giá 500,000 Bảng. Được Ferguson mô tả là "vụ mặc cả của thế kỷ", Schmeichel nhanh chóng đóng góp cho danh hiệu NHA đầu tiên của CLB sau 26 năm nhờ lối chơi rắn rỏi, quyết tâm của mình. 
 
Cũng chính năm đó, Peter Schmeichel đã đưa ĐTQG của mình đến được danh hiệu Euro 1992 một cách thần kỳ. Bỗng dưng, các cầu thủ Bắc Âu được để mắt tới, với Brian Laudrup và Schmeichel là đầu tàu cho thành công này. Thành công này cũng khiến các CLB khắp Châu Âu dần để mắt tới vùng đất Scandivania  trong công cuộc tìm kiếm các tài năng Bắc Âu, những người đã đưa Đan Mạch tới thành công trên trường quốc tế.
 
Với Man United, khoảng thời gian đầu thập niên 90 là khoảng thời gian thành công nhất trong lịch sử: trong khoảng giữa năm 1992 và 1996, họ giành được 3 trong 4 danh hiệu Premier League đầu tiên, có được 2 cú đúp danh hiệu. Với một đội hình gồm toàn các tài năng từ Anh như Mark Hughes, Brian McClair, Steve Bruce, Gary Pallister và Bryan Robson, Ferguson bắt đầu công cuộc tuyển quân.
 
May mắn thay cho ông, Ferguson có được một thế hệ tài năng từ học viện với Eric Cantona là chủ công hàng tiền đạo, vị HLV người Scotland quyết định một lần nữa chu du đến vùng đất Scandivania để tìm kiếm những tài năng như Schmeichel.
 
Đây là một Man United được xây dựng dựa trên lối chơi tấn công kết hợp với những pha phản công nhanh và mạnh mẽ bằng tốc độ của Ryan Giggs, Lee Sharpe và Andriy Kanchelskis ở hai cánh, thêm vào đó là thiên tài của Cantona. Nhưng việc để mất danh hiệu vô địch vào tay Blackburn Rovers ở mùa giải 1994-1995 khiến Ferguson xem lại lối tiếp cận này. Với việc để mất Cantona vì án cấm thi đấu, Man United thiếu đi sự sắc bén, dẫn đến việc không thể giữ vững vị trí đầu bảng ở tháng 3 sau trận hòa 0-0 trước Tottenham, kể từ đó, họ chưa bao giờ hồi phục lại.
 
Vì vậy, vào kỳ chuyển nhượng hè 1996, sau khi đưa ra ánh sáng thế hệ 92 ở mùa 1995-1996, Ferguson hoàn thành bản hợp đồng với cầu thủ Na-uy: Ole Gunnar Solskjaer và Ronny Johnsen.
 
Đây là thời kỳ bóng đá Scandivania, đặc biệt là Na-uy, coi bóng đá Anh là hình mẫu. Xuyên suốt thập niên 80, giải Hạng Nhất Anh được chiếu trên kênh Tippekampen một cách thường xuyên, số lượng trận càng ngày càng nhiều hơn và đến thập niên 90, chúng lên đến đỉnh điểm nhờ thành công của ĐT Đan Mạch và Na-uy, dưới sự dẫn dắt của HLV Egil Olsen. Được đào tạo để phù hợp với môi trường bóng đá Anh, các cầu thủ vùng Scandinavia nhanh chóng chuyển đến Premier League, đặc biệt là Man United trong chuyến hành trình của mình.
 

Phần 2: Những đứa con của vùng đất Viking đã định hình Man United như thế nào? (p2) 

 

 
Lược dịch và bổ sung từ bài viết: "How Scandinavian players, thanks to a special connection, helped propel Manchester United to new heights" của tác giả Josh Butler đăng trên These Football Times.
 

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Ruben Amorim: Niềm đam mê bất tận với sơ đồ 3 trung vệ và… chông gai tại Man United

Như vậy, “triều đại” của HLV tạm quyền Ruud Van Nistelrooy tại Man United đã kết thúc. 4 trận dưới sự dẫn dắt của Van Nistelrooy, “Quỷ đỏ” bất bại, giành 3 chiến thắng, ghi 11 bàn và có 2 trận sạch lưới. Đó rõ ràng là một bản thành tích hoàn toàn khác biệt so với 8 trận cuối cùng chỉ-thắng-một thời Erik Ten Hag.

X
top-arrow