Bóng đá thời 4.0 đã tạo ra cuộc khủng hoảng ở Man United như thế nào

Tác giả KDNX - Thứ Ba 25/06/2019 16:54(GMT+7)

Zalo

Cánh nhà báo, dẫn đầu là Jonathan Wilson của tờ The Guardian, bắt đầu chỉ ra sự vội vàng trong việc ký kết hợp đồng với Solskjaer, họ nêu hàng loạt những dẫn chứng cho thấy những gì Solskjaer đem lại chỉ là mặt tinh thần, một hình tượng của thời Ferguson, một "thầy tư tế của giáo phái Ferguson", theo lời của Jonathan Wilson, hơn là một người xây dựng phong cách riêng của mình như Pep Guardiola.

Con người đã luôn đặt ra câu hỏi về những thứ như chiến tranh hay điều gì tạo nên thành bại của một cuộc chiến. Có lẽ quyển sách đầu tiên nêu bật lên câu hỏi này là Chiến Tranh và Hòa Bình của Tolstoy. Trong quyển sách của mình, đại văn hào người Nga luôn cho rằng chiến tranh là một mớ tạp nham của những may rủi, nơi mà mọi thứ đều có thể xảy ra.

Bóng đá thời 40 đã tạo ra cuộc khủng hoảng ở Man Utd như thế nào hình ảnh
 
Chiến tranh là vậy, nó là nơi mà những gã đàn ông đến giao chiến để rồi cuối cùng kẻ mạnh nhất là kẻ đứng vững nhất và là thiên tài của mọi cuộc chiến. Tuy nhiên, khi những gã thiên tài này, ví dụ như Napoleon, gặp phải thất bại, người ta chỉ biết nhún vai nói rằng: "Gã đó hết thời rồi".
 
Rõ ràng không thể so sánh Ole Gunnar Solskjaer với Napoleon. Nhà báo Ken Early của tờ Irish Times đã từng so sánh Mourinho ới Napoleon Bonaparte trước đây rồi. Bài viết này sẽ chỉ gói gọn trong việc so sánh những mối tương quan giữa bóng đá và thế giới bên ngoài mà thôi.
 
Nếu bạn đọc tìm kiếm từ khóa "Khủng hoảng ở Manchester" trên cỗ máy tìm kiếm Google, sẽ có ít nhất 8,000 kết quả. Một con số khủng khiếp nhưng cũng không quá bất ngờ khi 6 năm nay biểu tượng của nước Anh vẫn chưa thể thoát khỏi vũng lầy khủng hoảng. Kể từ ngày Sir Alex Ferguson ra đi, Man United không còn được tận hưởng những gì họ đã từng có kể từ thời Premier League ra đời. Tất cả những gì họ có là những kết quả tệ hại, tệ hại tới đau lòng. Trận thua trước Barcelona hồi tháng 4 năm 2019, hoặc đau đớn hơn và xa hơn nữa là trận thua tan tác 3-1 trước Liverpool hồi tháng 12 năm ngoái, một trận thua đau đớn mà không một NHM Man United nào muốn nghĩ đến.
Điều khiến Man United lâm vào khủng hoảng trầm trọng đó là sự thiếu hiểu biết về bóng đá cũng như cách chọn người của BLĐ Man United. Ban đầu là một vị HLV tầm trung như David Moyes, rồi sau đó là những HLV ở tầm cao như Louis Van Gaal và Jose Mourinho, tất cả đều không thể một lần giúp Man United lên ngôi, tệ hơn, Man United dường như trở thành mồ chôn sự nghiệp của họ. 
 
Sau khi sa thải Mourinho, Man United đem về một biểu tượng thật sự của sân Old Trafford: Ole Gunnar Solskjaer. Có lẽ khi đem huyền thoại người Na-uy về lại Old Trafford, ban lãnh đạo Manchester United muốn học theo...Chelsea. Cách đây 7 năm trước, Chelsea đã đem trở lại một huyền thoại của họ là Roberto Di Matteo, vị HLV tạm quyền này ngay lập tức đưa Chelsea đến chức vô địch FA Cup và Champions League, một thành tích mà Mourinho ở thời đỉnh cao cũng không thể đem về cho Chelsea. 
 
Những tháng đầu tiên cầm quyền của Solskjaer thực sự như mơ: ông có được 10 trận thắng liên tiếp trên mọi đấu trường, thể hiện sự can trường trước Barcelona khi chỉ để thua 1-0, trọng dụng và đưa vào sân nhiều tài năng trẻ, trong đó có Scott McTominay, một phát hiện dưới thời Mourinho, nhưng mãi đến thời Solskjaer mới được bộc lộ hết tài năng. Thế nhưng, tuần trăng mật ngắn chẳng tày gang. Vị HLV Na-Uy sau đó phải chịu liên tiếp 8 thất bại trong số 12 trận cuối cùng của mùa giải, một thành tích có thể khiến ông gia nhập CLB những HLV bị sa thải bởi Man United.
World Cup 1986 va Sir Alex: Khi ngai may say toc lan dau lo dien5
 
Nguyên nhân do đâu mà những vị HLV này kết thúc trong cay đắng ở sân Old Trafford trong khi họ đã từng rất thành công trong quá khứ ? Có phải vì sự thiếu chuyên nghiệp của các cầu thủ, sự hỗn loạn trong phòng thay đồ, áp lực từ di sản quá lớn của Sir Alex Ferguson ? Hay chỉ đơn giản là thời của họ đã hết ? Nếu vậy, chúng ta sẽ giải thích thế nào về trường hợp của Ole Gunnar Solskjaer, người mới chỉ trở thành HLV được 6 năm ?
 
Vài tờ báo đưa tin về việc Van Gaal đã khiến phòng thay đồ chán ghét mình ra sao ngay sau khi HLV này bị sa thải. Trong số những điều khiến vị HLV người Hà Lan bị ghét có việc ông thường gửi Email tới các cầu thủ, trong email đó chứa những đoạn băng phân tích cá nhân cho từng cầu thủ. Khi kiểm tra email của họ, Van Gaal nhận ra một sự thật đau đớn: chẳng ai đọc email ông gửi cả. Cứ cho là họ khó chịu về việc bị kiểm soát đi, nhưng nếu HLV của họ đã cố gắng chỉ ra những đúng sai của họ thì ít nhất cũng phải kiểm tra xem những đúng sai đó là thế nào và ở đâu ? Đây có lẽ chính là điều rõ nhất thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của cầu thủ Man United.
 
Một điều nữa khiến ông bị ghét đó là những buổi tập dài ngày vô bổ, những buổi họp video và những buổi họp chiến thuật. Thậm chí là vì các cầu thủ...ăn bánh mì nướng. Rõ ràng, những điều trên đều chỉ ra một điều: mọi tội lỗi trong việc Man United không có được vị trí thích hợp để tham dự Champions League đều ở Louis Van Gaal, là vì cầu thủ chán ghét ông.
 
Nếu bạn là một cầu thủ, bạn đọc trên báo và thấy giới phân tích, cầu thủ cũng như BLĐ buộc tội HLV của bạn trong thất bại của đội nhà, có lẽ bạn cũng sẽ làm điều tương tự trước khi buộc tội bản thân. Suy cho cùng, tại sao không chứ ? Nếu bạn là cầu thủ, chắc chắn bạn sẽ phải tìm mọi cách để chống chế về thất bại của bản thân để có thể giữ vững được vị trí, và còn ai tuyệt hơn để đổ tội ngoài người đứng mũi chịu sào ?
 
Nói cầu thủ không nên để bản thân bị áp lực bên ngoài đè nặng lên mình và thể hiện những gì tốt nhất trên sân thì rất dễ, nhưng làm được thì lại rất khác. Cầu thủ cũng là con người, họ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi những lời bàn ra tán vào trên mạng, nhất là với các cầu thủ thường xuyên bầu bạn với mạng xã hội như Paul Pogba chẳng hạn, những điều này sẽ còn kinh khủng tới mức nào.
 
Phản ứng đầu tiên của một cầu thủ chắc chắn là...phòng vệ bản thân khỏi những lời chỉ trích bằng cách núp sau lưng một ai đó. Một phần của việc làm HLV đó là đứng mũi chịu sào cho học trò khi họ nhận chỉ trích. Thậm chí, nếu cần, phải đóng "vai ác" và trở nên nanh nọc, sẵn sàng lao vào "xé xác" bất cứ kẻ nào động chạm học trò của mình bằng những lời lẽ mỉa mai cay độc nhất như Mourinho chẳng hạn.
 
Mourinho co the dan dat Newcastle o He 2019
 
Mạng xã hội là nơi để người ta trao đổi, tranh cãi để tìm ra những điểm chung và riêng của nhau. Đó là về mặt lý thuyết. Còn thực tế, nó chỉ là một nơi để những ý kiến dù là nhảm nhí nhất cũng trở thành "sự thật". Hãy nhìn vào phong trào chống vắc-xin gần đây ở VN cũng như thế giới để thấy được điều tương tự. Hay gần đây nhất là việc NHM Man United tạo sức ép lên BLĐ ký hợp đồng chính thức với Solskjaer. Họ đã làm theo đúng điều NHM trông chờ họ làm, nhưng kết cục ra sao thì ai cũng biết, Man United suy sụp ngay sau khi Solskjaer đặt bút ký bản hợp đồng chính thức.
 
Ý kiến của quần chúng thay đổi một cách chóng mặt. Những cuộc thi đấu về số lượt thích trên mạng xã hội cho thấy rõ nhất điều này. Thậm chí trong giới báo chí, việc thay đổi ý kiến về một đội bóng hay một cầu thủ có thể thay đổi chỉ sau một đêm. Một đội bóng cũng thế, họ có thể từ thời kỳ đỉnh cao tụt xuống thời kỳ khủng hoảng. Game Of Thrones từng được coi là một trong những show truyền hình ăn khách nhất. Nhưng mùa cuối cùng của nó, người ta lại quay qua cười nhạo và chỉ trích show truyền hình này, dù mới chỉ theo dõi vài tập.
 
Chỉ những cầu thủ hàng đầu mới thấy rõ cảm giác của việc phải thi đấu dưới trướng những HLV bị cho là thất bại. Buộc tội cầu thủ khi đội nhà thi đấu kém cỏi có vẻ quá đơn giản. Liệu có mấy ai có thể "mặt dày" tới mức chỉ chăm chăm vào tiền thay vì nghĩ đến việc vì sao bị NHM đội nhà buộc tội khi đội nhà thua hay thi đấu kém cỏi ? Chắc chắn không. Và nếu chúng ta biết được rằng HLV của mình là một người kém cỏi, liệu chúng ta còn muốn cố gắng nữa không ?
 
Một câu hỏi giờ đây được đặt ra với những cầu thủ Man United khi họ từng thi đấu dưới trướng Mourinho, một HLV từng rất nổi tiếng với việc tạo động lực cho học trò. Câu hỏi ở đây là: Mourinho không thể tạo động lực cho các học trò như ông từng làm ? Hay chỉ bởi vì học trò của ông đã thấy cách người thầy của mình bị cánh nhà báo mỉa mai và châm biếm, điều đã khiến họ nghĩ rằng Mourinho đã "hết thời" ?
 
tien ve Pogba
 
Thật thú vị khi thấy rằng Mourinho và Van Gaal đều từng ca ngợi lòng trung thành của NHM Man United, nhưng rồi sau đó lại mất hết lòng tin ở phòng thay đồ. Có thể các cầu thủ vốn đã muốn "lật ghế", nhưng cũng có thể vì họ đã bị tác động bởi những lời bàn ra tán vào của cánh nhà báo nhằm vào HLV của mình.
 
Khi Solskjaer có được khởi đầu suôn sẻ ở Old Trafford. Những gì truyền thông viết về ông thật tuyệt vời. Các buổi họp báo sau trận đấu của Solskjaer diễn ra rất suôn sẻ.  Ông sẵn sàng trả lời mọi tờ báo với nụ cười trên môi, một biểu hiện cho thấy ông tin vào một sự vĩ đại đang dần thấm đẫm vào tim những cầu thủ khoác trên mình màu áo đỏ. Niềm tin đó của ông có tác dụng nhanh chóng. Họ nhanh chóng trở thành một đội bóng khó chịu. Thế nhưng, cũng như Van Gaal và Mourinho, những sự nghi ngờ bắt đầu thành hình và càng to dần, như một quả cầu tuyết đang lăn xuống núi vậy.
 
Cánh nhà báo, dẫn đầu là Jonathan Wilson của tờ The Guardian, bắt đầu chỉ ra sự vội vàng trong việc ký kết hợp đồng với Solskjaer, họ nêu hàng loạt những dẫn chứng cho thấy những gì Solskjaer đem lại chỉ là mặt tinh thần, một hình tượng của thời Ferguson, một "thầy tư tế của giáo phái Ferguson", theo lời của Jonathan Wilson, hơn là một người xây dựng phong cách riêng của mình như Pep Guardiola. Nói cách khác, cánh nhà báo cho rằng, Solskjaer chỉ là một cách để BLĐ Man United vớt vát chút hào quang của những năm 90, của cú ăn 3 mà Solskjaer từng góp mặt mà thôi.
 
Điều này cũng cho thấy Man United đang phải chịu đựng khủng khiếp thế nào sức nặng của thời kỳ Ferguson. Giờ đây, bất cứ HLV nào dù là nổi tiếng nhất hay bình thường nhất cũng sẽ phải làm tốt ngang bằng hoặc hơn Alex Ferguson. Nếu không, họ sẽ bị cánh nhà báo lao vào "xé xác" bất cứ lúc nào. Nó cũng cho thấy rằng, nghề HLV, nhất là HLV của Manchester United là một công việc nguy hiểm đến nhường nào, khi phải cố gắng lèo lái một con tàu lủng lỗ chỗ nhưng vẫn phải cố gắng đưa nó đến hào quang của quá khứ.

Có lẽ giờ đây người ta đã hiểu ý Mourinho khi ông cho rằng việc đứng thứ 2 ở Premier League với Man United ở mùa giải 20017-2018 là một trong những thành công lớn nhất sự nghiệp cầm quân của ông.
 
HLV Solskjaer tai M.U
 
Man United đã luôn như thế, họ luôn là cái hồng tâm để cánh nhà báo thạo tin nhắm đến. Thậm chí ngay như ở VN, mỗi khi có một thông tin nào đó liên quan tới một cầu thủ đang lên, chỉ cần người ta gắn cái mác "được Manchester United quan tâm", "trong tầm ngắm của Man United", chắc chắn bài báo đó sẽ được lượng view cao hơn rất nhiều so với các title báo khác về các đội bóng khác.

Điều đó rất tốt với một đội bóng nổi tiếng và giàu truyền thống, nhưng đó là về mặt kinh tế, còn về mặt tâm lý, nhất là tâm lý của cầu thủ và HLV, nó là một thảm họa thật sự. Nói là thảm họa vì khi có quá nhiều sự tập trung nhắm vào cầu thủ hay HLV, họ sẽ rất dễ bị phân tâm và bị tác động tâm lý bởi những gì truyền thông đưa tin về bản thân mình, dẫn đến việc phong độ của họ trở nên kém cỏi và sa sút đi rất nhiều.
 
Cuộc khủng hoảng ở sân Old Trafford còn lâu mới tới hồi kết, và chừng nào nó còn tồn tại, người hâm mộ và cánh nhà báo thạo tin sẽ còn có cái để nói đến. Và càng nhiều sự tập trung nhắm vào Man United, họ sẽ càng thất bại nặng nề hơn mà thôi. Lại phải lấy ví dụ về Việt Nam để cho thấy được tác hại của truyền thông lớn như thế nào trong việc tác động lên tâm lý của cầu thủ.

Khi U23 Việt Nam không được mấy quan tâm ở giải đấu U23 Châu Á diễn ra vào tháng 1 năm ngoái ở Thường Châu, những cậu bé Sao Vàng đã tạo ra cú sốc ở Thường Châu, suýt chút nữa đã đánh bại được Uzbekistan ở chung kết. Rõ ràng, khi có được có được tâm lý thoải mái, các cầu thủ sẽ có được phong độ tốt nhất. Còn khi họ phải nghe những lời bàn ra tán vào nhằm vào mình hay HLV, tâm lý của họ sẽ bị tác động rất nhiều.
 
Bài viết được lược dịch và bổ sung từ bài viết: "A crisis of perception: why Manchester United need to evolve to reclaim their throne" của tác giả Dan Billingham đăng trên These Football Times.

KDNX (TTVN)
 
 

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Vì sao Mikel Arteta khát khao sở hữu một trung phong đẳng cấp?

Arsenal hiện là đội bóng sở hữu hàng công ấn tượng nhất Premier League 2023/2024, với việc ghi tới 85 bàn thắng sau 35 vòng đấu, tức trung bình 2,4 bàn thắng/trận. Họ chỉ còn cách kỷ lục ghi bàn của chính mình từng thiết lập ở mùa giải trước vỏn vẹn 3 bàn và còn tới 3 vòng đấu nữa để chinh phục một cột mốc mới. Đó rõ ràng là thử thách không hề khó khăn với thầy trò HLV Mikel Arteta.

X
top-arrow