World Cup 2022: Khó cho bóng đá châu Á

Với việc các đại diện châu lục đều nằm ở những bảng đấu cùng những đối thủ rất mạnh thì họ gần như không có nhiều cơ hội để tạo nên bất ngờ tại kỳ World Cup lần này.

Thành tích buồn của các đại diện châu Á

Kể từ sau VCK World Cup 2002, giải đấu mà Nhật Bản và Hàn Quốc đã thi đấu khá ấn tượng trong vai hai nước đồng chủ nhà thì có thể thấy, bóng đá châu lục đã không còn có thể tái hiện được kỳ tích vào đến bán kết của giải đấu lớn nhất hành tinh, giống như cách mà đội tuyển xứ Kim chi từng làm được trên sân nhà.

Ở World Cup 2006, giải đấu mà châu Á có 4 đại diện góp mặt là Iran, Hàn Quốc, Nhật Bản và Saudi Arabia thì điều đáng buồn là tất cả đều không qua được vòng bảng, trong đó có 3/4 đội đứng cuối trên BXH.

ĐT Nhật Bản chia tay World Cup 2006 sau trận thua đậm 1-4 trước ĐKVĐ Brazil
Nhật Bản chia tay World Cup 2006 sau trận thua 1-4 trước ĐKVĐ Brazil ở lượt đấu cuối vòng bảng

Tới kỳ World Cup 2010, chỉ có Hàn Quốc và Nhật Bản đủ bản lĩnh vượt qua vòng bảng. Song đáng tiếc là hành trình của họ trên đất Nam Phi cũng không thể kéo dài sau các thất bại trước hai đại diện Nam Mỹ là Uruguay và Paraquay tại vòng 1/8.

Đến kỳ World Cup 2014 diễn ra tại Brazil, một lần nữa người hâm mộ Việt Nam lại được chứng kiến sự thất thế của các đội bóng châu lục so với phần còn lại của thế giới trong chuyến 'mang chiêng đi đánh xứ người'.

Đây có thể nói cũng là một giải đấu đáng quên với bóng đá châu Á khi cả 4 đội tuyển tham dự là Australia, Iran, Nhật Bản và Hàn Quốc đều xếp cuối ở các bảng đấu của mình, qua đó đành chấp nhận phải nói lời chia tay giải ngay sau vòng đấu bảng.

Tới World Cup 2018, giải đấu mà bóng đá châu Á có tới 5 đại diện tham dự là Iran, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc và Saudi Arabia thì sau vòng bảng cũng 'rơi rụng' dần và chỉ còn một đại diện trụ lại là ĐT Nhật Bản.

Nhưng đáng tiếc là niềm hy vọng còn lại của bóng đá châu lục cũng đã không thể gây nên bất ngờ ở vòng 1/8 trước một ĐT Bỉ của Eden Hazard và Kevin de Bruyne thi đấu đầy bản lĩnh. Cho dù trong trận đấu đó, Samurai xanh đã có rất nhiều cơ hội để kết liễu đối thủ.

Với việc ĐT Nhật Bản của Akira Nishino để thua ngược 2-3 trước tuyển Bỉ, thành tích tốt nhất của bóng đá châu Á ở giải này cũng chỉ là vào lọt tới vòng 1/8, giống như ở VCK World Cup tại Nam Phi vào năm 2010.

 

Cơ hội nào cho bóng đá châu lục tại World Cup 2022?

4 năm sau kỳ World Cup trên đất Nga, những 'cơn ác mộng' trong quá khứ với bóng đá châu Á cũng đang dần hiện về sau lễ bốc thăm chia bảng VCK World Cup 2022 tại Qatar vừa diễn ra đêm 1/4 vừa qua, khi các đội tuyển của châu Á một lần nữa phải chạm trán với những đối thủ quá mạnh.

Với tư cách nước chủ nhà, ĐT Qatar cũng không được đánh giá cao về cơ hội đi tiếp khi chung bảng với á quân World Cup 2010, ĐT Hà Lan cùng hai nền bóng đá giàu sức mạnh thể lực là Senegal và Ecuador.

Các bảng đấu tại VCK World Cup 2022
Các bảng đấu tại VCK World Cup 2022

Iran càng khó khăn hơn khi 'chung mâm' với ĐT Anh, Mỹ và đội thắng trong trận play-off khu vực châu Âu giữa xứ Wales với Scotland/Ukraina. Hàn Quốc cũng đụng toàn 'thứ dữ' ở bảng H là Bồ Đào Nha, Uruguay và Ghana.

Kém may mắn nhất có lẽ vẫn là ĐT Nhật Bản khi rơi vào bảng đấu cùng hai nhà cựu vương World Cup là ĐT Tây Ban Nha và Đức ở bảng E. Dù vẫn được xem là một đội bóng hàng đầu châu Á, nhưng rõ ràng khi ra thế giới, rõ ràng sức vóc của người Nhật thực sự vẫn quá 'nhỏ bé' khi đứng cạnh hai cường quốc của bóng đá thế giới đương đại.

Trong khi đó cặp UAE/Úc vẫn còn cơ hội dự World Cup một khi đánh bại được tuyển Peru ở vòng play-off. Song nếu điều này xảy ra thì cơ hội vượt qua vòng bảng của họ cũng khá thấp khi cùng bảng với ĐKVĐ Pháp, cùng Đan Mạch và Tunisia.

Tóm lại, VCK World Cup 2022 sẽ tiếp tục là một giải đấu mà bóng đá châu Á khó làm nên chuyện. Sự thua thiệt về thể hình, thể lực, sức mạnh, tốc độ, kỹ chiến thuật là những nguyên nhân chính khiến nền bóng đá của châu lục đông dân nhất thế giới vẫn chưa thể có sự bứt phá mạnh mẽ.

Và kỳ tích vào bán kết World Cup năm 2022 của Hàn Quốc, dù còn nhiều điều tiếng, tiêu cực chắc chắn vẫn sẽ là một điều phi thường mà có lẽ sẽ phải chờ rất nhiều năm nữa, bóng đá châu Á mới có thể làm được một điều tương tự.

Đức - Argentina và những cuộc đụng độ thường xuyên ở sân chơi World CupĐức - Argentina và những cuộc đụng độ thường xuyên ở sân chơi World Cup
Chỉ còn vài tháng nữa, VCK World Cup 2022 sẽ chính thức diễn ra tại Qatar. Và hãy cùng nhìn lại những đội bóng có duyên đụng độ ở sân chơi này trong lịch sử.

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Đội tuyển Brazil: Bao giờ cho đến ngày xưa?

Đội tuyển Brazil: Bao giờ cho đến ngày xưa?

Sau khi chỉ giành được 1 điểm trước những người chủ nhà Venezuela cách đây 4 ngày, đội tuyển quốc gia Brazil lại vừa có thêm một kết quả đáng thất vọng nữa trước Uruguay ngay trên thánh địa Fonte Nova. Một điểm trước Uruguay khiến cho đoàn quân của HLV Dorival Junior chôn chân ở vị trí thứ 5 vòng loại World Cup 2026 sau 12 lượt đấu, một vị trí khó tin đối với đội tuyển từng được coi là hùng mạnh bậc nhất thế giới.