Chủ tịch FIFA Gianni Infantino đã đứng ra bảo vệ chủ nhà Qatar, 1 ngày trước khi World Cup 2022 chính thức khởi tranh.
Chủ tịch FIFA đứng ra bảo vệ chủ nhà Qatar
FIFA đang phải hứng chịu nhiều chỉ trích vì quyết định đưa vòng chung kết World Cup tới Qatar. Cách đối xử với các lao động nhập cư và việc kỳ thị cộng đồng LGBT là tâm điểm khiến Qatar bị chỉ trích, và kéo theo đó là cả FIFA.
Chủ tịch FIFA đứng ra bảo vệ chủ nhà Qatar |
Trước trận mở màn giải đấu, Infantino nói: “Hôm nay tôi cảm nhận như người Qatar. Tôi cảm nhận tiếng Ả Rập. Tôi cảm nhận như người châu Phi. Tôi cảm nhận như người gay. Tôi cảm nhận như người khuyết tật. Tôi cảm nhận như một lao động nhập cư. Tôi không cần phải bảo vệ Qatar. Tôi đang bảo vệ bóng đá và sự bất công.
Dĩ nhiên, tôi không phải người Qatar, không phải người Ả Rập, không phải người châu Phi, không phải người gay, không phải người khuyết tật. Nhưng tôi cảm nhận như họ, bởi vì tôi biết bị phân biệt đối xử, bị bắt nạt là thế nào, như một người ngoại quốc ở nước ngoài. Khi còn nhỏ, tôi cũng bị bắt nạt bởi vì tôi có tóc đỏ và tàn nhang. Tôi còn là người Ý nữa nên hãy tưởng tượng xem.
Khi đó bạn làm gì? Bạn phải cố gắng giao lưu, kết bạn. Đừng bắt đầu buộc tội, đánh nhau, xúc phạm, mà hãy giao lưu. Và đây là những gì chúng ta nên làm”.
Nói về lệnh cấm bán bia ở Qatar, chủ tịch Infantino cho biết: “Nếu đây là vấn đề lớn nhất ở World Cup thì chúng tôi sẽ ký kết ngay lập tức rồi đi biển nghỉ ngơi đến ngày 18 tháng 12. Với cá nhân tôi, nếu không uống bia trong 3 tiếng 1 ngày thì tôi vẫn sẽ sống sót”.
Infantino nói thêm: “Chúng tôi được chỉ bảo rất nhiều bài học từ châu Âu. Tôi là một người châu Âu. Với những gì châu Âu đã làm trong 3,000 năm qua, chúng ta cần phải xin lỗi trong 3,000 năm tới trước khi đưa ra bài học về đạo đức cho người khác.
Ai thực sự quan tâm tới những người lao động? FIFA, bóng đá, World Cup và cả Qatar đều quan tâm. Tôi có mặt ở một sự kiện cách đây vài ngày, nơi chúng tôi giải thích những gì mình làm ở World Cup lần này cho những người khuyết tật.
400 phóng viên có mặt ở đây, nhưng chỉ có 4 phóng viên đưa tin về sự kiện kia. Có 1 tỉ người khuyết tật trên thế giới. Không ai quan tâm, chỉ 4 phóng viên kia mà thôi.
Nếu châu Âu thực sự quan tâm tới vận mệnh của những lao động nhập cư, họ có thể làm như Qatar là tạo ra kênh hợp pháp để một số lượng lao động có thể đến. Thu nhập thấp, nhưng hãy cho họ hy vọng, cho họ tương lai. Đừng chĩa mũi dùi vào những thứ không hiệu quả. Ở Qatar cũng có những điều không hiệu quả cần được cải thiện. Bài giảng đạo đức một chiều này chỉ là trò đạo đức giả”.