Câu chuyện nổi đình nổi đám ngày hôm nay, tiền vệ Mesut Ozil từ giã ĐT Đức khiến người hâm mộ phải cảm thấy chạnh lòng.
Từ thất bại của người nghệ sĩ
“Khi chiến thắng, tôi là người Đức. Còn khi thua, tôi là thằng nhập cư gốc Thổ” – phát ngôn đầy cay đắng của Mesut Ozil trong ngày anh gửi tâm thư về quyết định từ giã ĐT quốc gia.
Sinh ra và lớn lên tại Gelsenkirchen, Đức, tiền vệ này đã lựa chọn trở thành công dân quốc gia này, cống hiến cho ĐT Đức và đã giành đỉnh cao trong sự nghiệp của mình – chiếc cúp vàng 2014. Nhưng chỉ 4 năm sau, mọi chuyện thay đổi 180 độ và anh bị coi là nguyên nhân chính khiến cho đội nhà thất bại tại World Cup 2018.
Ở một quốc gia luôn coi bản thân mình là “thượng đẳng” như Đức, nơi những người dân nhập cư không được đối xử tử tế như người bình thường, thậm chí còn gay gắt hơn với nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ hay Hồi giáo – mọi chuyện diễn ra vô cùng khó khăn với Ozil. Anh thừa nhận những người đồng đội của mình là Podolsky hay Klose, dù cũng là dân nhập cư, nhưng Ba Lan không bị coi là rác thải như gốc Thổ.
Ozil chia tay ĐT Đức trong cay đắng |
Một bức ảnh chụp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại London, ngay trước khi World Cup bắt đầu là nguồn gốc của mọi vấn đề. Khi đó, Ozil đã phải lên tiếng rằng anh không muốn đưa ra bất kỳ thông điệp chính trị nào, mà chỉ tôn trọng nguồn gốc của mình. Người Đức, đặc biệt là những người có quyền thế ở Liên đoàn, mặt khác lại muốn xoáy vào điều này.
Họ liên tục đưa ra những lời chửi rủa Ozil ngu ngốc, sỉ nhục đất nước chỉ vì một bức ảnh. Và rồi trong ngày tuyển Đức thua nhục nhã trước Hàn Quốc, đội hình bao gồm toàn những cái tên “thượng đẳng”, thất bại trước đội quân “mắt híp” đến từ châu Á – cái tên Mesut Ozil lại bị đưa ra làm bia đỡ đạn.
7 cơ hội – đó là toàn bộ những gì Ozil làm được trong suốt khoảng thời gian có mặt trên sân, hơn hẳn thông số mà các cầu thủ Đức tạo ra, và cao nhất tính trên toàn giải World Cup 2018 bao gồm 64 trận đấu. Dù vậy, anh vẫn bị coi là… thiếu nhiệt tình và là nguyên nhân dẫn đến thất bại của Die Mannschaft.
Những sự chỉ trích ngày càng nặng nề hướng vào tiền vệ tài hoa này, đến nỗi anh uất ức và nói lời từ giã đội tuyển, chừng nào còn tồn tại tình trạng phân biệt chủng tộc. Tất nhiên Ilkay Gundogan, cũng là một cầu thủ gốc Thổ, lại không bị ném đá như vậy. Bởi… anh có được ra sân đâu mà chỉ trích.
Bức ảnh tai hại của Ozil trước thềm World Cup |
Đến thất bại của cả nền bóng đá
Ozil sai, dù anh là nạn nhân, nhưng cũng phải thừa nhận như vậy. Bức ảnh tai hại chụp với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã gây ra hậu quả không thể lường trước, và Ozil chỉ có thể đổ lỗi cho số phận. Nhưng sau tất cả, những quan chức ở LĐBĐ Đức mới là những người khơi mào ra vụ việc này, khi họ sử dụng Ozil như một quân cờ chính trị.
Những nhà ĐKVĐ thế giới được xem là ứng viên số 1 cho chiếc cúp vàng năm nay, nhưng rồi họ gục ngã một cách nhục nhã ngay từ vòng bảng, xếp vị trí 4/4. Đó là một thất bại của cả nền bóng đá, chiến thuật bảo thủ của Joachim Low, và sự yếu kém của các cầu thủ - bao gồm những “thượng đẳng” như Toni Kroos hay Thomas Muller. Mesut Ozil “tài cán” đến đâu mà khiến ĐT được xem là xuất sắc nhất thế giới – như những gì họ huyễn hoặc, bất ngờ sụp đổ và về nước từ vòng bảng?
Và chẳng cần phải là những chuyên gia, các CĐV cũng dễ dàng nhận ra sự mâu thuẫn trong chính sách nhập cư của người Đức về những thất bại của họ. ĐT Pháp với 20/23 cầu thủ nhập cư, góp công lớn trong chiến dịch chinh phục cúp vàng. Hugo Lloris, đội trưởng của họ gốc Tây Ban Nha. Griezmann là lai trộn giữa 2 dòng máu Đức – Bồ, trong khi sao trẻ Mbappe là sự kết hợp của Algeria và Cameroon.
Mesut Ozil từ giã ĐT Đức vì không chịu nổi những lời chửi rủa |
Vì vậy, chẳng có lý do gì ĐT Đức đổ lỗi thất bại thảm hại của họ cho Mesut Ozil, một người không thể quyết định được nguồn gốc của cha mẹ mình. Trái lại, Đức còn phải cảm ơn tiền vệ này đã lựa chọn và cống hiến cho ĐT quốc gia, cũng như 5 lần trở thành cầu thủ xuất sắc nhất nước Đức.
Nhưng rồi, Mesut Ozil từ giã ĐT Đức trong cay đắng với lời phát biểu: “Tôi trả tiền thuế ở đây, làm từ thiện ở đây, giành chức vô địch World Cup ở đây, và rồi tôi vẫn không bao giờ được coi là người Đức.”
Mesut Özil: Nạn nhân điển hình của một nước Đức chia rẽ vì chính sách nhập cư
Sau Özil hôm nay, tương lai sẽ còn bao nhiêu Özil nữa? Và những tài năng có gốc gác nước ngoài khác, đang trưởng thành trong những Học viện bóng đá Đức, khi... Tâm thư của Mesut Ozil: Giọt nước tràn ly
Sau thất bại ở World Cup 2018 của tuyển Đức, Mesut Ozil là tâm điểm của chỉ trích sau bức ảnh anh và Gundogan chụp cùng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Ozil đã bày tỏ... Nhìn lại thành công của tuyển Pháp tại World Cup 2018: Mấu chốt là sự đoàn kết
“Lần đầu tiên một đội tuyển châu Phi giành cúp vàng” – Bạn chắc chắn đã nghe qua lời bình luận đầy mỉa mai này, khi ĐT Pháp giành chức vô địch World Cup 2018.
Sau Özil hôm nay, tương lai sẽ còn bao nhiêu Özil nữa? Và những tài năng có gốc gác nước ngoài khác, đang trưởng thành trong những Học viện bóng đá Đức, khi...
Sau thất bại ở World Cup 2018 của tuyển Đức, Mesut Ozil là tâm điểm của chỉ trích sau bức ảnh anh và Gundogan chụp cùng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ. Ozil đã bày tỏ...
“Lần đầu tiên một đội tuyển châu Phi giành cúp vàng” – Bạn chắc chắn đã nghe qua lời bình luận đầy mỉa mai này, khi ĐT Pháp giành chức vô địch World Cup 2018.
Nguyệt Anh (TTVN)