Từng là một HLV "làng nhàng" phiêu bạt tới V-League, Herve Renard giờ đây được biết đến là một trong những tượng đài của bóng đá châu Phi và thành công mới nhất của ông là đưa đội tuyển Maroc trở lại World Cup.
Để giới thiệu về đội tuyển Maroc ở thời điểm tháng 2/2016, người ta có thể nói ngắn gọn như thế này: Nằm đâu đó ngoài top 70 trên bảng xếp hạng FIFA, hơn một thập kỷ không qua được vòng bảng giải vô địch châu Phi, vắng mặt ở bốn vòng chung kết World Cup liên tiếp từ sau giải đấu năm 1998.
Đội tuyển có biệt danh “Sư tử Atlas” chia tay HLV Badou Ezzaki sau “20 tháng bất ổn”, theo nhận xét của chính Liên đoàn bóng đá Maroc. Một quyết định hợp lý, nhưng lựa chọn thay thế của họ còn sáng suốt hơn. Người kế nhiệm HLV Ezzaki là một nhà cầm quân mà ở riêng châu Phi, tên tuổi của ông cũng chính là sự bảo đảm cho thành công. Ông là Herve Renard.
Đội tuyển có biệt danh “Sư tử Atlas” chia tay HLV Badou Ezzaki sau “20 tháng bất ổn”, theo nhận xét của chính Liên đoàn bóng đá Maroc. Một quyết định hợp lý, nhưng lựa chọn thay thế của họ còn sáng suốt hơn. Người kế nhiệm HLV Ezzaki là một nhà cầm quân mà ở riêng châu Phi, tên tuổi của ông cũng chính là sự bảo đảm cho thành công. Ông là Herve Renard.
HLV Herve Renard giúp Maroc trở lại World Cup sau 20 năm vắng mặt. |
Từng lỡ duyên với V-League
“Tôi từng là một trong những người giỏi nhất. Nhưng đến khi đối mặt với những cầu thủ hàng đầu, tôi mới nhận ra là mình không giỏi đến vậy. Cuối cùng thì tôi chỉ là một cầu thủ tầm trung của giải hạng ba”, HLV Renard tóm tắt sự nghiệp cầu thủ trong cuộc phỏng vấn với Reuters. Khi còn thi đấu, ông chỉ là một hậu vệ “làng nhàng” dù từng chơi bóng cùng Didier Deschamps và Marcel Desailly thời niên thiếu.
Mười năm đầu tiên của sự nghiệp huấn luyện cũng chẳng giúp tên tuổi của Renard vượt lên khỏi tầm “vô danh tiểu tốt”. Thậm chí nhà cầm quân người Pháp còn có thời gian trôi dạt tới… Việt Nam khi cập bến Sông Đà Nam Định vào năm 2005.
Khi đó đội bóng thành Nam là đương kim á quân V-League sau một mùa giải rượt đuổi kịch tính với nhà vô địch Hoàng Anh Gia Lai. Trong làn sóng sử dụng HLV người nước ngoài của các CLB thời kỳ mới lên chuyên nghiệp, Sông Đà Nam Định cũng chạy theo xu hướng với sự lựa chọn mang tên Renard.
Tuy nhiên ông thầy đến từ Pháp lại không có duyên với giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Sông Đà Nam Định chia tay HLV Renard khi mùa giải V-League 2005 còn chưa khởi tranh. Có người nói ông chủ động rời đi vì lý do gia đình. Người khác lại đồn rằng ban lãnh đạo CLB không vừa ý khi vị HLV mới đến gạt bỏ “công thần” như Văn Sỹ, Trung Kiên khỏi danh sách đăng ký.
Lần lỡ duyên với V-League cũng là ví dụ điển hình cho sự lận đận của ông Renard khi làm việc với các CLB. Dường như ông không hợp với những bến đố kiểu như vậy. HLV sinh năm 1968 chẳng trụ lại được ở CLB nào quá một mùa giải, kể cả khi đã thành danh sau này.
Mười năm đầu tiên của sự nghiệp huấn luyện cũng chẳng giúp tên tuổi của Renard vượt lên khỏi tầm “vô danh tiểu tốt”. Thậm chí nhà cầm quân người Pháp còn có thời gian trôi dạt tới… Việt Nam khi cập bến Sông Đà Nam Định vào năm 2005.
Khi đó đội bóng thành Nam là đương kim á quân V-League sau một mùa giải rượt đuổi kịch tính với nhà vô địch Hoàng Anh Gia Lai. Trong làn sóng sử dụng HLV người nước ngoài của các CLB thời kỳ mới lên chuyên nghiệp, Sông Đà Nam Định cũng chạy theo xu hướng với sự lựa chọn mang tên Renard.
Tuy nhiên ông thầy đến từ Pháp lại không có duyên với giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Sông Đà Nam Định chia tay HLV Renard khi mùa giải V-League 2005 còn chưa khởi tranh. Có người nói ông chủ động rời đi vì lý do gia đình. Người khác lại đồn rằng ban lãnh đạo CLB không vừa ý khi vị HLV mới đến gạt bỏ “công thần” như Văn Sỹ, Trung Kiên khỏi danh sách đăng ký.
Lần lỡ duyên với V-League cũng là ví dụ điển hình cho sự lận đận của ông Renard khi làm việc với các CLB. Dường như ông không hợp với những bến đố kiểu như vậy. HLV sinh năm 1968 chẳng trụ lại được ở CLB nào quá một mùa giải, kể cả khi đã thành danh sau này.
Hoàng tử của châu Phi
Thất bại toàn tập ở các CLB, danh tiếng của Renard được gây dựng hoàn toàn nhờ vào thành công khi dẫn dắt các đội tuyển quốc gia châu Phi. Ông là vị HLV duy nhất trong lịch sử từng giành chức vô địch châu Phi với hai đội bóng khác nhau – Zambia năm 2012 và Bờ Biển Ngà năm 2015.
“Ở châu Phi tôi cảm thấy được tự do. Châu lục này giúp tôi có được sự thừa nhận đặc biệt. Tôi không nghĩ mình có thể sống được ở nơi nào khác”, HLV Renard chia sẻ trên một tờ tạp chí của Maroc đầu năm 2018. Điều này rõ ràng không sai nếu soi vào sự nghiệp huấn luyện của ông.
Một bài viết trên tạp chí These Football Times gọi Renard là “Hoàng tử châu Phi”. Nhưng phải có lý do để nhà cầm quân người Pháp chưa trở thành “Vua” dù ông đã là một tượng đài đứng trên đỉnh của cả châu lục, không chỉ một mà tới hai lần.
“Tôi phải cảm ơn Thượng đế mỗi ngày vì đã cho tôi gặp ông ấy. Ông ấy là một người tuyệt vời, người cha thứ hai của tôi”, Renard nói trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Goal. Nhân vật mà ông nhắc đến là HLV Claude Le Roy, cũng là một người Pháp gắn bó sâu đậm với bóng đá châu Phi.
Ở tuổi 70, ông Le Roy bây giờ vẫn làm HLV trưởng đội tuyển Togo. Đây là đội tuyển quốc gia thứ 11 trên thế giới và thứ tám ở châu Phi mà ông dẫn dắt. Khi Renard mới chập chững vào nghề và đến làm trợ lý cho Le Roy ở CLB Shanghai Cosco (Trung Quốc), vị tiền bối này đã có trong tay một chức vô địch và một lần về nhì ở giải vô địch châu Phi (CAN) cùng đội tuyển Cameroon trước đó.
Le Roy tiếp tục truyền lại những hiểu biết của ông về bóng đá, về châu Phi cho người phụ tá của ông khi hai người làm việc cùng nhau ở CLB Cambridge và đội tuyển Ghana. Cũng chính Le Roy giới thiệu Renard vào vị trí HLV trưởng đội tuyển Zambia vào năm 2008, để cậu học trò bắt đầu tự bước đi trên con đường đến thành công khi giúp đội bóng này lần đầu tiên vào tứ kết CAN sau 14 năm.
“Ở châu Phi tôi cảm thấy được tự do. Châu lục này giúp tôi có được sự thừa nhận đặc biệt. Tôi không nghĩ mình có thể sống được ở nơi nào khác”, HLV Renard chia sẻ trên một tờ tạp chí của Maroc đầu năm 2018. Điều này rõ ràng không sai nếu soi vào sự nghiệp huấn luyện của ông.
Một bài viết trên tạp chí These Football Times gọi Renard là “Hoàng tử châu Phi”. Nhưng phải có lý do để nhà cầm quân người Pháp chưa trở thành “Vua” dù ông đã là một tượng đài đứng trên đỉnh của cả châu lục, không chỉ một mà tới hai lần.
“Tôi phải cảm ơn Thượng đế mỗi ngày vì đã cho tôi gặp ông ấy. Ông ấy là một người tuyệt vời, người cha thứ hai của tôi”, Renard nói trong cuộc phỏng vấn của tạp chí Goal. Nhân vật mà ông nhắc đến là HLV Claude Le Roy, cũng là một người Pháp gắn bó sâu đậm với bóng đá châu Phi.
Ở tuổi 70, ông Le Roy bây giờ vẫn làm HLV trưởng đội tuyển Togo. Đây là đội tuyển quốc gia thứ 11 trên thế giới và thứ tám ở châu Phi mà ông dẫn dắt. Khi Renard mới chập chững vào nghề và đến làm trợ lý cho Le Roy ở CLB Shanghai Cosco (Trung Quốc), vị tiền bối này đã có trong tay một chức vô địch và một lần về nhì ở giải vô địch châu Phi (CAN) cùng đội tuyển Cameroon trước đó.
Le Roy tiếp tục truyền lại những hiểu biết của ông về bóng đá, về châu Phi cho người phụ tá của ông khi hai người làm việc cùng nhau ở CLB Cambridge và đội tuyển Ghana. Cũng chính Le Roy giới thiệu Renard vào vị trí HLV trưởng đội tuyển Zambia vào năm 2008, để cậu học trò bắt đầu tự bước đi trên con đường đến thành công khi giúp đội bóng này lần đầu tiên vào tứ kết CAN sau 14 năm.
HLV Renard bế Musonda ra góc sân cầu nguyện cùng đồng đội. |
Người truyền lửa
Trong trận chung kết CAN 2012, một cầu thủ của Zambia là Joseph Musonda gặp chấn thương và không thể tự đi đứng được với vết đau ở bàn chân. Renard, trong khoảnh khắc vinh quang khi trở thành nhà vô địch châu Phi sau loạt sút luân lưu cân não, tự mình bế Musonda từ cabin kỹ thuật ra đến góc sân cùng cầu nguyện với các đồng đội.
Nhà cầm quân người Pháp luôn cố gắng thể hiện sự quan tâm tới từng cá nhân. Các học trò của Renard không còn lạ gì việc ông thường xuyên dành thời gian tập riêng cùng các cầu thủ đang hồi phục chấn thương trước khi bắt đầu buổi tập với những người khác.
Bí quyết thành công của Renard không hẳn nằm ở yếu tố chiến thuật. Vị HLV có mái tóc vàng và luôn đóng bộ sơ mi trắng quần âu được đánh giá cao nhất ở tài “đắc nhân tâm”.
“Bạn không thể chỉ là một người với 23 cầu thủ. Bạn phải là 23 HLV khác nhau tùy theo hoàn cảnh của họ, nền văn hóa của họ, cuộc sống của họ”, Renard chia sẻ quan điểm của ông về cách cư xử với các cầu thủ. Với những kinh nghiệm học được từ Le Roy, Renard biết cách để tạo ra sự gần gũi với các học trò nhờ sự thấu hiểu như vậy.
Renard cũng rất giỏi kích thích cầu thủ bởi sự nhiệt huyết của chính ông. Trên sân tập, ông luôn tham gia cùng cả đội trong những bài tập thể lực mà không hề tỏ ra đuối sức. Còn trong trận đấu, “Hoàng tử châu Phi” có thể biến thành một phiên bản khác của Jurgen Klopp hay Diego Simeone với những biểu cảm mạnh mẽ và dữ dội. Đôi khi ông chọn cách khiêu khích để khiến các học trò quyết tâm hơn.
Nhà cầm quân người Pháp luôn cố gắng thể hiện sự quan tâm tới từng cá nhân. Các học trò của Renard không còn lạ gì việc ông thường xuyên dành thời gian tập riêng cùng các cầu thủ đang hồi phục chấn thương trước khi bắt đầu buổi tập với những người khác.
Bí quyết thành công của Renard không hẳn nằm ở yếu tố chiến thuật. Vị HLV có mái tóc vàng và luôn đóng bộ sơ mi trắng quần âu được đánh giá cao nhất ở tài “đắc nhân tâm”.
“Bạn không thể chỉ là một người với 23 cầu thủ. Bạn phải là 23 HLV khác nhau tùy theo hoàn cảnh của họ, nền văn hóa của họ, cuộc sống của họ”, Renard chia sẻ quan điểm của ông về cách cư xử với các cầu thủ. Với những kinh nghiệm học được từ Le Roy, Renard biết cách để tạo ra sự gần gũi với các học trò nhờ sự thấu hiểu như vậy.
Renard cũng rất giỏi kích thích cầu thủ bởi sự nhiệt huyết của chính ông. Trên sân tập, ông luôn tham gia cùng cả đội trong những bài tập thể lực mà không hề tỏ ra đuối sức. Còn trong trận đấu, “Hoàng tử châu Phi” có thể biến thành một phiên bản khác của Jurgen Klopp hay Diego Simeone với những biểu cảm mạnh mẽ và dữ dội. Đôi khi ông chọn cách khiêu khích để khiến các học trò quyết tâm hơn.
Giấc mơ cùng đội tuyển Maroc
Đội tuyển Maroc của Herve Renard có thể là một ẩn số thú vị ở World Cup 2018. Họ là đội bóng duy nhất trên thế giới vượt qua vòng đấu loại mà không phải nhận bất kỳ bàn thua nào. Tính từ năm 2017 đến nay, “Sư tử Atlas” chỉ thủng lưới 13 bàn trong 26 trận đấu.
"Bạn có thể thấy bầu không khí trong đội bóng, có sự nhiệt huyết trong các cầu thủ. Tinh thần thi đấu của họ thật tuyệt và điều đó tạo ra khác biệt lớn. Đôi khi chỉ giỏi thôi là chưa đủ", Mustapha Hadji, cựu danh thủ và hiện đang là trợ lý HLV của đội tuyển Maroc nói về sức ảnh hưởng của Renard lên đội bóng.
Maroc chính thức giành vé đến Nga vào tháng 11 năm ngoái, khi vừa bước qua cột mốc 20 tháng gắn bó cùng vị HLV trưởng. Hoàn toàn trái ngược với người tiền nhiệm Ezzaki, nhà cầm quân có mái tóc vàng và luôn đóng bộ sơ mi trắng quần âu trong mọi trận đấu được gia hạn hợp đồng đến năm 2022.
Hơn hai năm kể từ ngày thay tướng, Maroc giờ đây đang xếp hạng 41 thế giới, vị trí cao nhất của đội tuyển này trong vòng 10 năm. "Sư tử Atlas" vào đến tứ kết giải châu Phi và quan trọng hơn, họ trở lại đấu trường World Cup sau tròn hai thập kỷ vắng mặt.
“Tôi muốn vươn tới đấu trường danh giá nhất thế giới. Đó là UEFA Champions League và World Cup”, Renard thổ lộ vào năm 2013. Chỉ vài ngày nữa, ông sẽ được tận hưởng cảm giác giấc mơ trở thành hiện thực.
Theo VTC
"Bạn có thể thấy bầu không khí trong đội bóng, có sự nhiệt huyết trong các cầu thủ. Tinh thần thi đấu của họ thật tuyệt và điều đó tạo ra khác biệt lớn. Đôi khi chỉ giỏi thôi là chưa đủ", Mustapha Hadji, cựu danh thủ và hiện đang là trợ lý HLV của đội tuyển Maroc nói về sức ảnh hưởng của Renard lên đội bóng.
Maroc chính thức giành vé đến Nga vào tháng 11 năm ngoái, khi vừa bước qua cột mốc 20 tháng gắn bó cùng vị HLV trưởng. Hoàn toàn trái ngược với người tiền nhiệm Ezzaki, nhà cầm quân có mái tóc vàng và luôn đóng bộ sơ mi trắng quần âu trong mọi trận đấu được gia hạn hợp đồng đến năm 2022.
Hơn hai năm kể từ ngày thay tướng, Maroc giờ đây đang xếp hạng 41 thế giới, vị trí cao nhất của đội tuyển này trong vòng 10 năm. "Sư tử Atlas" vào đến tứ kết giải châu Phi và quan trọng hơn, họ trở lại đấu trường World Cup sau tròn hai thập kỷ vắng mặt.
“Tôi muốn vươn tới đấu trường danh giá nhất thế giới. Đó là UEFA Champions League và World Cup”, Renard thổ lộ vào năm 2013. Chỉ vài ngày nữa, ông sẽ được tận hưởng cảm giác giấc mơ trở thành hiện thực.
Theo VTC