Thứ Sáu, 26/04/2024Mới nhất
Zalo

“Tam sư” hết lấp lánh: Thất bại tại… Rooney

Chủ Nhật 17/11/2013 19:35(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Chưa hẳn là thảm họa nhưng thất bại trước Chile đã khiến niềm tin của người Anh vào một sự đổi đời nào đó tại World Cup 2014 đã rơi vãi đi nhiều. Sự lấp lánh của ánh hào quang vừa tạo dựng đã vụt tan biến, chỉ còn lại những nỗi lo.

Trước trận đấu, Alexis Sanchez - cầu thủ mà sau đó đã tỏa sáng rực rỡ tại Wembley bằng một cú đúp, ráo hoảnh: “Anh tốt đấy. Nhưng họ không thuộc nhóm tốt nhất, giống như Tây Ban Nha, Brazil hay Đức. Tóm lại, đừng vội mơ đến thành công vào năm tới”. Trong tương lai, có thể “Tam sư” sẽ lên ngôi ở Rio de Janeiro (ai mà biết được, bóng đá mà) nhưng thực tế thì Sanchez đã không sai. Tuyển Anh không cùng nhóm những đội mạnh nhất. Họ chưa đạt đến đẳng cấp đấy, ít nhất trong tương lai gần.

Nhiều người sẽ nói rằng, các cáo buộc trên là vô lý. Bởi dù sao đi nữa, 90 phút chưa đủ để nói lên điều gì, nhất là ở một trận giao hữu và Roy Hodgson đã nói rồi đấy thôi, ông cần thử nghiệm. Đúng. Brazil, Tây Ban Nha hay Đức đều có thể thua trong một trận đấu cụ thể. Nhưng xét tổng thể cả một quá trình, những đội bóng kia đều thể hiện sự nhất quán cao độ về lối chơi và bản sắc. Không như tuyển Anh.

đội tuyển anh
 

Chiều chuộng Rooney

Cho đến thời điểm này, Roy Hodgson vẫn rất mù mờ trong việc chọn ra cách thức vận hành xuyên suốt mà “Tam sư” sẽ đi. 4-4-2 truyền thống, 4-4-1-1 cách tân, 4-2-3-1 thời thượng, 4-3-3 lạ mắt và mới đây, trước Chile là 4-3-2-1 đều đã được trưng dụng. Thế nhưng tất cả đều chưa manh nha về một công thức hoàn hảo. Lý do nào khiến Hodgson mắc kẹt với câu chuyện rối rắm này? Chung quy, tại Rooney cả.

Ngay từ khi tiếp quản “Tam sư”, cựu HLV Liverpool đã nhanh chóng nhận thức được rằng, Wayne Rooney là ngôi sao để ông bấu víu, người duy nhất quyết định thành bại của triều đại. Thực tế cũng chứng minh rằng, chân sút của M.U chính là cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong nhiệm kỳ 23 trận đấu của Hodgson (với 10 pha lập công). Khúc mắc ở chỗ, Wazza nhiều lần nhắc nhở các HLV rằng, anh không thích đá tiền vệ. Để chiều lòng tiền đạo con cưng, chiến lược gia 66 tuổi buộc phải đau đầu tìm ra một sơ đồ thích hợp, nhằm giúp R10 có được sự thoải mái để phát huy hết khả năng.

Sau nhiều cuộc thử nghiệm, có vẻ như Hodgson đã chọn ra được cách tiếp cận khả dĩ nhất. Đó là 4-2-3-1, trong đó, Rooney đóng vai trò hộ công. Khi đó, chân sút của M.U hưởng lợi từ các đường chuyền của Carrick, Gerrard và chọn lựa giải pháp yêu thích là đột phá, dứt điểm từ xa hoặc phối hợp với đối tác trên hàng công như Sturridge, Welbeck. Khi muốn có một chút phiêu lưu hay trong trường hợp khẩn cấp, 4-3-3 là một lựa chọn khác. Lúc này, Rooney tự do với vị trí tiền đạo trung tâm, được phục vụ tối đa (và vô điều kiện) từ các tiền đạo cánh.

Đi tìm sự hòa hợp

Rooney thoái mái nhưng các vấn đề khác lại nảy sinh. Khi “gã Shrek” chơi như một số 10 và tự do nghĩ về các đợt tấn công, tuyển Anh coi như hy sinh một tiền vệ trung tâm (bởi khi ấy, 4-2-3-1 của Tam sư giống như 4-4-2 nhưng các vị trí không dàn theo một đường thẳng). Sự bất lợi này khiến họ không mạnh trong sở hữu bóng, đặc biệt trước những đội bóng cạnh tranh (2 lần gặp Brazil, đối đầu với Thụy Điển và trận gặp Ukraine tại Kiev). Cùng với việc không có một tiền vệ phòng ngự chuyên trách, các cầu thủ chạy cánh (như Walcott, Chamberlain, Welbeck) phải chịu thiệt thòi khi liên tục được yêu cầu lùi về hỗ trợ phòng ngự (vì thế mới có chuyện James Milner được ưu tiên và là 1 trong 2 cầu thủ ra sân nhiều nhất dưới thời Hodgson, 20/23 trận, ngang với Joe Hart).

Tuy nhiên, sự bùng nổ của Towsend mới đây cùng với việc xuất hiện 2 cái tên tiềm năng, Jay Rodriguez, Adam Lallana khiến Hodgson phải suy nghĩ, làm thế nào để tạo ra sự cân bằng công thủ và không lãng phí các tài năng chạy cánh. Vì thế, 4-3-2-1 như trong trận đấu với Chile ra đời. Wilshere, Lampard, Milner tạo thành bộ ba che chắn trước hàng thủ, Rodriguez và Lallana được khuyến khích dâng cao, hợp với Rooney thành chiếc đinh ba phía trên.

Tuyển Anh bắt đầu tương đối sáng. Thế nhưng ngay sau đó, một Chile năng động và tổ chức tốt đã phá tan hoang hệ thống của người Anh: Rooney, dù vẫn năng nổ như thường lệ, không nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ các vệ tinh (Anh chỉ kiểm soát bóng 45% thời lượng) trong khi hàng phòng ngự liên tục bị Sanchez và Vargas sách nhiễu. Có lẽ, từ giờ tới World Cup, Hodgson cần nhiều hơn 3 trận giao hữu được cấp phép. Hoặc giả, để mọi chuyện đơn giản hơn, gạt phăng Rooney ra ngoài kế hoạch.

Theo Bóng Đá Toàn Cầu

Có thể bạn quan tâm

Paraguay 2-2 Brazil: Màn ngược dòng siêu kịch tính của Selecao

Paraguay 2-2 Brazil: Màn ngược dòng siêu kịch tính của Selecao

Paraguay 2-2 Brazil: Màn ngược dòng siêu kịch tính của Selecao

Trận vòng loại World Cup 2018 thứ hai liên tiếp, Brazil phải đón nhận kết quả hòa cùng với tỷ số 2-2. Tuy nhiên khác hẳn với lần trước (dẫn bàn và bị gỡ hòa), lần này họ bị chủ nhà Paraguay vươn lên dẫn đến hai bàn song xuất sắc giành lại 1 điểm nhờ hai pha lập công vào cuối trận, trong đó bàn quyết định được thực hiện ở khoảng thời gian bù giờ ngắn ngủi.

Argentina 2-0 Bolivia: Messi nổ súng, vũ công Tango nhẹ nhàng giành 3 điểm

Argentina 2-0 Bolivia: Messi nổ súng, vũ công Tango nhẹ nhàng giành 3 điểm

Argentina 2-0 Bolivia: Messi nổ súng, vũ công Tango nhẹ nhàng giành 3 điểm

Với sức mạnh vượt trội thì Argentina đã chẳng mấy khó khăn để có được 3 điểm trước Bolivia. Thậm chí 2 bàn vẫn là quá ít so với thế trận một chiều diễn ra trong suốt 90 phút trên sân. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là chiến thắng để giúp thầy trò HLV Martino trở lại nhóm đầu của BXH vòng loại World Cup 2018 khu vực Nam Mỹ.

Brazil 2-2 Uruguay: Thêm một kết quả thất vọng của Selecao

Brazil 2-2 Uruguay: Thêm một kết quả thất vọng của Selecao

Brazil 2-2 Uruguay: Thêm một kết quả thất vọng của Selecao

Dẫn trước tới hai bàn song rốt cục, Brazil vẫn chỉ kiếm được 1 điểm trong cuộc tiếp đón đối thủ mạnh Uruguay tại lượt trận thứ 5 vòng loại World Cup 2018. 3/4 cầu thủ ghi bàn ở trận này đều là các chân sút đẳng cấp đang chinh chiến tại trời Âu gồm bộ đôi Neymar - Suarez của Barca và Cavani của PSG.

Chile 1-2 Argentina: Messi "mất tích", Albiceleste vẫn lội ngược dòng ngoạn mục

Chile 1-2 Argentina: Messi mất tích, Albiceleste vẫn lội ngược dòng ngoạn mục

Chile 1-2 Argentina: Messi "mất tích", Albiceleste vẫn lội ngược dòng ngoạn mục

(Bongda24h.vn) - Dù bị thủng lưới trước nhưng Argentina đã không nao núng để từ từ gỡ hòa và thắng ngược 1-2. Với 3 điểm ngay tại “sào huyệt” của Chile, Albiceleste đã trả đủ món nợ tại chung kết Copa America 2015. Quan trọng hơn, 3 điểm giành được giúp Messi và các đồng đội thăng tiến mạnh tại vòng loại World Cup 2018 khu vực Nam Mỹ.

Messi buồn bã nhận Quả bóng vàng World Cup 2014

Messi buồn bã nhận Quả bóng vàng World Cup 2014

Messi buồn bã nhận Quả bóng vàng World Cup 2014

FIFA vừa công bố các danh hiệu cá nhân của World Cup 2014 trong đó Messi đoạt Quả bóng vàng; Maneul Neuer đoạt Găng tay vàng. Paul Pogba được bầu chọn là Cầu thủ trẻ hay nhất, còn James Rodriguez giành giải Vua phá lưới. Mặc dù giành Quả bóng vàng World Cup 2014 nhưng Messi không vui bởi Argentina của anh chỉ giành vị trí Á quân.

Xem thêm
top-arrow
X