Thứ Năm, 18/04/2024Mới nhất
Zalo

Góc nhìn lịch sử về đại chiến TBN - Pháp: Đội này "thăng" thì đội kia "xịt"

Thứ Ba 16/10/2012 14:53(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Giống như mọi ĐT, CLB khác trong làng bóng đá, TBN và Pháp luôn phải trải qua những giai đoạn thăng trầm theo đồ thị hình sin. Những cuộc đối đầu giữa họ trong lịch sử cũng gắn liền với chu kỳ này khi chưa lần nào, xảy ra chuyện đội đang ở đỉnh cao phong độ lại gục ngã trước đối thủ. Hãy cùng điểm lại những cuộc gặp gỡ tiêu biểu giữa họ trong lịch sử

Chung kết Euro 1984: Pháp 2-0 TBN

Thời điểm đó, Les Bleus sở hữu trong tay dàn cầu thủ "hàng khủng" gồm toàn tên tuổi vĩ đại như thủ quân Michel Platini (đương kim chủ tịch UEFA), Jean Tigana, Luis Fernandez hay Alain Giresse. Thực ra, chỉ cần mỗi cái tên Platini cũng đủ khiến mọi đối thủ khiếp vía. Tại kỳ Euro được tổ chức trên sân nhà, Pháp lần lượt vượt qua mọi đối thủ để có mặt ở chung kết còn việc TBN lọt vào đến trận cuối cùng của giải đấu được xem là bất ngờ lớn bởi La Furia Roja không hẳn là đội chơi hay (nhưng lại may) và dàn sao của TBN cũng khá bình thường, chẳng có ai nổi trội (TBN vượt qua vòng bảng với thành tích 1 thắng, 2 hoà và đánh bại Đan Mạch ở bán kết sau loạt luân lưu 11m). Bởi thế, không có gì bất ngờ khi Pháp nhẹ nhàng vượt qua đối thủ bằng tỷ số 2-0, trong đó Michel Platini đóng góp 1 bàn, qua đó đoạt luôn danh hiệu "Vua phá lưới" (9 bàn) và "Cầu thủ xuất sắc nhất".

Djorkaeff: Hung thần của TBN với 2 bàn thắng ở Euro 1996 và Euro 2000
Djorkaeff: Hung thần của TBN với 2 bàn thắng ở Euro 1996 và Euro 2000

Vòng bảng Euro 1996: TBN 1-1 Pháp

Năm 1996 chính là năm bản lề cho thời kỳ hoàng kim của bóng đá Pháp trên trường quốc tế với 2 chức vô địch thế giới và vô địch châu Âu liên tiếp mấy năm sau đó. Hồi ấy, những Deschamps, Desailly, Thuram, Djorkaeff, Lizarazu và đặc biệt "ông Hoàng" Zinedine Zidane đã bắt đầu nổi tiếng ở châu Âu còn TBN tuy cũng lắm nhân tài (Hierro, Luis Enrique, Zubizarreta, Amavisca) nhưng lại chỉ giỏi thi đấu ở vòng loại mà thôi. Điểm đáng lưu ý là HLV trưởng Javier Clemente đã không gọi Raul Gonzalez vào ĐT tham dự Euro 1996, bất chấp lúc đó, Raul đã là một chân sút thượng hạng ở La Liga và châu Âu trong màu áo Real Madrid. Lá thăm đã run rủi xếp hai đội vào chung bảng B và ở trận chạm trán được xem là phân định ngôi thứ, "Những chú bò tót" suýt gục ngã trước "gà trống Gôloa kiêu hãnh" nếu như Caminero không kịp toả sáng vài phút trước khi hết giờ (Djorkaeff là người mở tỷ số ở đầu hiệp 2). Đó cũng là lần duy nhất trong nhiều năm, TBN không thua Pháp. Kết thúc vòng bảng, cả hai dắt tay nhau đi tiếp (Pháp đứng thứ nhất) nhưng TBN đã bị loại ngay ở vòng tứ kết (thua chủ nhà Anh sau loạt đấu súng cân não, trong đó trung vệ huyền thoại của Real, Fernando Hierro cùng Miguel Angel Nadal, cầu thủ nhiều năm khoác áo Barcelona, là hai người sút hỏng luân lưu) trong khi Pháp thua ở bán kết trước "hiện tượng" CH Séc, đội sau đó đã thua Đức tại chung kết.

Tứ kết Euro 2000: TBN 1-2 Pháp

Giải vô địch châu Âu diễn ra trên hai đất nước Bỉ và Hà Lan rơi vào thời điểm Pháp đang thống trị làng bóng đá thế giới với dàn ngôi sao đạt đến độ chín về sự nghiệp cộng thêm sự bổ sung của vài gương mặt trẻ "sắp lớn" như Thierry Henry, Patrick Vieira, David Trezeguet, Nicolas Anelka. Trước đó hai năm, Pháp đã đăng quang ở World Cup 1998 tổ chức trên sân nhà, qua đó lần đầu tiên trong lịch sử giành chức VĐTG. Còn TBN vẫn mãi không thoát khỏi cái hình ảnh cậu học trò "học tài thi phận" ở các giải lớn (toàn chơi cực hay, thắng hết đội này đến đội khác ở vòng loại song bước vào VCK, TBN lại yếu ớt một cách kỳ lạ) dù rằng trong đội hình không thiếu tài năng. Bên cạnh Raul hay Hierro, cần phải nhắc đến Josep Guardiola, Ivan Helguera, Gaizka Mendieta, Michel Salgado (khi đó, Thánh Iker Casillas mới 19 tuổi và vẫn còn xếp sau đàn anh Canizares ở ĐTQG). Tại vòng bảng do TBN đứng đầu trong khi Pháp chỉ xếp thứ 2 (nhưng cả hai đều cùng thua 1 trận) nên cả hai có dịp tái ngộ ở tứ kết. Cú sút phạt thần sầu của "tượng đài" Zizou đã đưa Pháp vươn lên trước và Mendieta san bằng tỷ số từ chầm 11m. Cuối hiệp 1, Youri Djorkaeff lấy lại lợi thế dẫn bàn cho áo Lam. Trong cả hiệp 2, La Furia Roja bỏ lỡ không biết bao nhiêu cơ hội ăn bàn mà đáng kể nhất là cú đá penalty thất bại của Raul Gonzalez khi mà trận đấu chuẩn bị kết thúc. Tiếp sau đối thủ TBN, Pháp lần lượt hạ gục BĐN và Italia (một phần nhờ yếu tố may mắn) để hoàn tất cú đúp danh hiệu ấn tượng trong 2 năm.

Vòng 1/8 World Cup 2006: TBN 1-3 Pháp

Giai đoạn này, Pháp không còn mạnh như xưa (họ từng trải qua 2 kỳ World Cup 2002 và Euro 2004 đầy thất vọng) tuy nhiên dưới sự dẫn dắt của vị thủ lĩnh huyền thoại Zidane cùng dàn cầu thủ giàu kinh nghiệm (Henry, Vieira, Abidal, Thuram_, Pháp đã làm nên một câu chuyện thần kỳ tại World Cup 2006 và suýt chút nữa giành chức VĐTG lần thứ 2 trong lịch sử (nếu như không có sự cố "thiết đầu công" của ... Zidane nhằm vào Marco Materazzi ở trận chung kết và cả chút bản lĩnh + may mắn ở loạt luân lưu 11m). Trong khi đó, lứa Xavi, Iniesta, Alonso, Fabregas, Torres, David Villa, Sergio Ramos của ĐT Tây Ban Nha chưa thật sự chín. Chính vì thế, dù đã tiến quân vòng 1/8 nhờ thành tích toàn thắng cả 3 trận vòng bảng, TBN vẫn phải chịu khuất phục trước "Zidane và cộng sự" với thất bại "tâm phục khẩu phục" 1-3. Bất chấp mở tỷ số trước nhờ công của David Villa từ chấm phạt đền, TBN vẫn để đối thủ lội ngược dòng thành công, trong đó bàn ấn định tỷ số của Zidane được thực hiện vào những phút bù giờ. Trước đó, cũng chính Zidane thực hiện cú sút phạt đập vào chân Patrick Vieira đi đổi hướng và đem về bàn thắng quyết định cho "Gà trống Gôloa".

Trận đấu giữa TBN và Pháp ở Euro 2012
Trận đấu giữa TBN và Pháp ở Euro 2012

Vòng tứ kết Euro 2012: Pháp 0-2 TBN

Sáu năm sau, thời thế đã thay đổi hoàn toàn. Pháp dưới bàn tay của HLV Laurent Blanc, một guơng mặt của thời kỳ thịnh trị 1998-2000, đích thực chỉ còn là cái bóng mờ của một tên tuổi lớn. Đội hình của họ thiếu hẳn đi những cá nhân kiệt xuất như ngày nào. Những Nasri, Benzema, Evra, Malouda, Ribery chỉ thuộc diện "giỏi" chứ không phải "xuất chúng". Bởi thế, không chỉ Pháp mà mọi ĐT trên thế giới đều phải nhìn sang TBN bằng con mắt thèm thuồng, ngưỡng mộ. Trong tay "ngài râu kẽm" đầy tài năng Vicente Del Bosque là một lực lượng hùng hậu, giỏi giang, lại đạt đến thời kỳ đỉnh cao nhất trong sự nghiệp. Thêm vào đó, TBN còn xây dựng cho mình một phong cách tiqui-taka lừng danh với cốt lõi là khả năng cầm giữ bóng siêu phàm và các màn phối hợp ăn ý, nhịp nhàng như đá tập. Kể từ Euro 2008 với danh hiệu vô địch rồi trải qua World Cup 2010 khi TBN lần đầu tiên giương cao cúp vàng VĐTG, chẳng một đội tuyển nào trên hành tinh thích gặp La Furia Roja bởi đơn giản, thất bại là kết cục được báo trước. TBN đã từng lập nên kỷ lục "số trận bất bại dài nhất (35)" và "số chiến thắng liên tục nhiều nhất (13)". Do đó, TBN nghiễm nhiên trở thành ứng cử viên số 1 cho danh hiệu vô địch Euro 2012 và họ cũng chẳng gặp khó khăn nào trên con đường tiến lên đỉnh vinh quang sau trận chung kết khó tin (đả bại Italia tới 4-0), qua đó xác lập ra một loạt cột mốc kỳ vĩ (đội đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch châu Âu, đội đầu tiên vô địch không ngừng nghỉ trong 6 năm liên tiếp). Tại tứ kết, TBN đã thoải mái phô diễn sức mạnh trước người Pháp và phá vỡ được cái dớp "không thắng nổi đối thủ này ở một giải chính thức trong lịch sử". Xabi Alonson là người hùng của La Furia Roja trong trận đấu với một cú đúp.

  • Bảo Phương

Có thể bạn quan tâm

Paraguay 2-2 Brazil: Màn ngược dòng siêu kịch tính của Selecao

Paraguay 2-2 Brazil: Màn ngược dòng siêu kịch tính của Selecao

Paraguay 2-2 Brazil: Màn ngược dòng siêu kịch tính của Selecao

Trận vòng loại World Cup 2018 thứ hai liên tiếp, Brazil phải đón nhận kết quả hòa cùng với tỷ số 2-2. Tuy nhiên khác hẳn với lần trước (dẫn bàn và bị gỡ hòa), lần này họ bị chủ nhà Paraguay vươn lên dẫn đến hai bàn song xuất sắc giành lại 1 điểm nhờ hai pha lập công vào cuối trận, trong đó bàn quyết định được thực hiện ở khoảng thời gian bù giờ ngắn ngủi.

Argentina 2-0 Bolivia: Messi nổ súng, vũ công Tango nhẹ nhàng giành 3 điểm

Argentina 2-0 Bolivia: Messi nổ súng, vũ công Tango nhẹ nhàng giành 3 điểm

Argentina 2-0 Bolivia: Messi nổ súng, vũ công Tango nhẹ nhàng giành 3 điểm

Với sức mạnh vượt trội thì Argentina đã chẳng mấy khó khăn để có được 3 điểm trước Bolivia. Thậm chí 2 bàn vẫn là quá ít so với thế trận một chiều diễn ra trong suốt 90 phút trên sân. Tuy nhiên điều quan trọng nhất vẫn là chiến thắng để giúp thầy trò HLV Martino trở lại nhóm đầu của BXH vòng loại World Cup 2018 khu vực Nam Mỹ.

Brazil 2-2 Uruguay: Thêm một kết quả thất vọng của Selecao

Brazil 2-2 Uruguay: Thêm một kết quả thất vọng của Selecao

Brazil 2-2 Uruguay: Thêm một kết quả thất vọng của Selecao

Dẫn trước tới hai bàn song rốt cục, Brazil vẫn chỉ kiếm được 1 điểm trong cuộc tiếp đón đối thủ mạnh Uruguay tại lượt trận thứ 5 vòng loại World Cup 2018. 3/4 cầu thủ ghi bàn ở trận này đều là các chân sút đẳng cấp đang chinh chiến tại trời Âu gồm bộ đôi Neymar - Suarez của Barca và Cavani của PSG.

Chile 1-2 Argentina: Messi "mất tích", Albiceleste vẫn lội ngược dòng ngoạn mục

Chile 1-2 Argentina: Messi mất tích, Albiceleste vẫn lội ngược dòng ngoạn mục

Chile 1-2 Argentina: Messi "mất tích", Albiceleste vẫn lội ngược dòng ngoạn mục

(Bongda24h.vn) - Dù bị thủng lưới trước nhưng Argentina đã không nao núng để từ từ gỡ hòa và thắng ngược 1-2. Với 3 điểm ngay tại “sào huyệt” của Chile, Albiceleste đã trả đủ món nợ tại chung kết Copa America 2015. Quan trọng hơn, 3 điểm giành được giúp Messi và các đồng đội thăng tiến mạnh tại vòng loại World Cup 2018 khu vực Nam Mỹ.

Messi buồn bã nhận Quả bóng vàng World Cup 2014

Messi buồn bã nhận Quả bóng vàng World Cup 2014

Messi buồn bã nhận Quả bóng vàng World Cup 2014

FIFA vừa công bố các danh hiệu cá nhân của World Cup 2014 trong đó Messi đoạt Quả bóng vàng; Maneul Neuer đoạt Găng tay vàng. Paul Pogba được bầu chọn là Cầu thủ trẻ hay nhất, còn James Rodriguez giành giải Vua phá lưới. Mặc dù giành Quả bóng vàng World Cup 2014 nhưng Messi không vui bởi Argentina của anh chỉ giành vị trí Á quân.

Xem thêm
top-arrow
X