Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

5 nhà vô địch không ngai trong lịch sử World Cup

Thứ Bảy 07/06/2014 22:12(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Hungary, Hà Lan, Đan Mạch, Brazil và lại Hà Lan là 5 đội tuyển từng có những thế hệ cầu thủ tài ba được kỳ vọng rất nhiều trước các kỳ World Cup nhưng sau đó đều không thể vô địch.

Hungary 1954

Nếu có bảng xếp hạng FIFA trong những năm 1950 thì Hungary sẽ là đội tuyển dẫn đầu trong nhiều năm liên tiếp, với những danh thủ như Ferenc Puskas, Sandor Kocsis và Nandor Hidegkuti… Tại World Cup 1954, họ đứng nhất bảng đấu có sự hiện diện của Tây Đức, hạ những đội bóng mạnh như Brazil, Uruguay ở các vòng tiếp theo, nhưng sau đó vẫn phải nhường lại chức vô địch cho Tây Đức, cho dù Hungary chỉ cần 8 phút để có 2 bàn dẫn trước (kết thúc thua 2-3).

Hà Lan 1974

Đây là một trong những kỳ World Cup đau đớn nhất của bóng đá Hà Lan và thế hệ Johan Cruyff. Họ dẫn đầu cả hai lượt vòng bảng, trong đó ở vòng bảng thứ hai họ toàn thắng trước Argentina, Brazil, Đông Đức với 8 bàn ghi được và không để thủng lưới bàn nào. Ở trận chung kết tái ngộ Tây Đức, “Lốc da cam” sau 2 phút bóng lăn đã có bàn mở tỷ số nhưng sau đó vẫn chịu thất bại 1-2.

Brazil 1982

Cùng với các năm 1998 và 2006 thì đây là một trong ba thế hệ Selecao được đánh giá cao trước World Cup nhưng gây thất vọng tại giải. Đội ngũ với những Zico, Socrates, Oscar… không thể cạnh tranh ngôi nhất bảng với một Italia được dẫn đầu bởi đôi găng huyền thoại Dino Zoff ở vòng bảng thứ hai. Brazil rời World Cup sau 2/3 chặng đường.

Đan Mạch 1986

Ngôi sao lớn nhất của giải đấu năm đó là Maradona còn đội tuyển có lực lượng chất lượng nhất là Đan Mạch với rất nhiều cầu thủ tốt ở châu Âu thời điểm đó như Preben Elkjaer và Michael Laudrup được lắp ghép trong hệ thống 3-5-2 đầy linh hoạt. Song rốt cục, Đan Mạch lại không bước qua được rào cản truyền thống, dừng chân ở vòng 1/8 (thảm bại 1-5 trước Tây Ban Nha).

Argentina 2006

Một lực lượng đồng đều ít thấy ở đội tuyển Albiceleste trong nhiều năm qua, với những cái tên điển hình như Crespo, Saviola, Riquelme, Heinze, Rodriguez… thậm chí có cả Lionel Messi (ghi bàn trận ở trận thắng Bosnia 6-0, bàn duy nhất của Messi ở World Cup đến nay), nhưng Argentina phải dừng bước ở tứ kết (thua Đức). HLV Jose Pekerman bị chỉ trích là thủ phạm của thất bại này khi ông thay Riquelme ra và tăng cường phòng thủ để bảo toàn tỷ số, nhưng để Đức gỡ hòa và sau đó thua trên chấm phạt đền.

Theo Bongdaplus.vn

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

World Cup 2006 - tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P3)

Ở sân vận động Olympic tại Berlin, cả hai đội bóng đều đã có bàn thắng chỉ trong vòng 20 phút đầu tiên, sau khi cú đánh đầu của Marco Materazzi giúp Ý cân bằng tỷ số. Zidane đã đưa Pháp vượt lên từ phút thứ bảy bằng một cú Panenka. Bóng đã chạm xà nhưng vẫn vào lưới, tuy nhiên điều đấy cho thấy Zidane đã để cảm xúc làm phân tâm. Điều này như là lời dự báo về việc anh sẽ từ giã bóng đá sau trận chung kết này.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P2)

Bằng những kinh nghiệm chiến trận, những cựu binh đã cứu lấy chiếc ghế của Raymond Domenech, người mà tự bản thân trước đó đã không thể hiện được năng lực. Để rồi tuyển Pháp của năm 2006 là một tuyển Pháp hùng mạnh và đoàn kết. Còn bốn năm sau trên đất Nam Phi, là một sự tủi nhục với một trong những scandal lớn nhất trong lịch sử bóng đá Pháp.

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

World Cup 2006 - Tuyển Pháp và cuộc hành trình lạ kỳ (P1)

Hành trình của tuyển Pháp đến với trận chung kết World Cup 2006 xứng đáng được điền vào danh sách những câu chuyện tuyệt vời nhất trong những kỳ World Cup gần đây. Một câu chuyện thơ mộng theo cách kỳ lạ được viết nên bởi những cựu binh, những người đã “trở lại chiến trường” khi đội tuyển quốc gia...lên tiếng cầu cứu vào mùa đông năm 2005.

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

Xem World Cup 2018, nhớ Lampard và cái vạch vôi năm nào

8 năm trước, trong những ngày Hè Nam Phi 2010, khi Goal-line chưa đi vào đời sống bóng đá - đặc biệt là các giải đấu lớn còn VAR thậm chí còn chưa thai nghén, có 1 tình huống trong cặp đấu đầy duyên nợ ở vòng knock-out, khiến những ai có cơ hội theo dõi trận đấu ấy, cho tới tận những ngày này vẫn còn nhớ như in.

Xem thêm
top-arrow
X