Thứ Sáu, 27/12/2024Mới nhất
Zalo

World Cup 2010: Ngày họ gặp chính mình

Thứ Năm 01/07/2010 07:19(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Suốt từ năm 1962 đến nay, chiếc Cúp Vàng thế giới liên tục được luân chuyển giữa Nam Mỹ và châu Âu 4 năm một lần. Và cứ theo quy luật ấy, năm 2010 này một đội bóng Nam Mỹ sẽ đăng quang.

Từ lâu, người ta đã quen với quan niệm rằng những vòng đấu cuối của World Cup là cuộc chiến giữa châu Âu và phần còn lại. Kể từ Mexico 1986, nơi vòng tứ kết World Cup bắt đầu ra đời cho tới năm 2006, vòng đấu này luôn có ít nhất 4 đại diện của lục địa Già. Cá biệt, có những VCK như 1990, 1994 hay 2006, có tới 6-7 đội châu Âu “chiến đấu” cùng Brazil và Argentina.

Nhưng thực tế ấy đã thay đổi. Vòng tứ kết World Cup 2010 này, lần đầu tiên số lượng các đội bóng Nam Mỹ vượt lên. Hãy tạm cảm tính mà gạt đi một Ghana “chầu rìa”, World Cup 2010 giờ đã trở thành cuộc đấu tay đôi giữa Nam Mỹ và châu Âu, nơi châu lục có nền bóng đá phát triển bậc nhất hành tinh phải chiến đấu trong thế yếu để giữ lại niềm kiêu hãnh của mình.

 

Rất nhiều người tin Nam Mỹ đang có một Thế hệ vàng. Thế hệ ấy không tập trung ở đội tuyển nào, mà trải đều khắp 4 đội bóng có mặt ở tứ kết. Forlan của Uruguay, Messi và Tevez của Argentina, Kaka của Brazil và Santa Cruz của Paraguay, tất cả những cầu thủ ấy đều có một điểm chung: sinh ra tại Nam Mỹ và được tôi luyện trong môi trường bóng đá châu Âu. Thế hệ Vàng của bóng đá Nam Mỹ về thực chất là do những người châu Âu tạo ra. Họ đã huấn luyện những cầu thủ chạm bóng trên dưới 20 lần một trận nhưng biết ghi những bàn thắng quyết định (Forlan, Suarez), những tiền đạo lùi có lối chơi thiên về thể lực và khả năng di chuyển đầy tính toán (Tevez) và những “nhạc trưởng” biết dung hòa cái chất nghệ sỹ Nam Mỹ với khả năng chống lại những cú tắc tàn bạo từ đối phương (Kaka và Messi). Hãy nhớ ngay cả những “kiến trúc sư trưởng” của họ, Maradona hay Dunga, cũng đều được đào tạo ở châu Âu, hay cụ thể hơn là Serie A.

Đâu đó đang có những lời thở than về việc bóng đá Nam Mỹ đánh mất chất hào hoa. Hệ tư tưởng Âu châu, vốn từng bị “dị ứng” đến mức một huyền thoại của lối chơi kiểu thực dụng như Giovanne Elber không bao giờ có suất trong đội tuyển Brazil, bây giờ đang xâm chiếm đầu óc những người Mỹ la-tinh. Ngay cả những đội bóng có nhiều cầu thủ đang thi đấu trong nước và một HLV chưa từng làm việc ngoài Nam Mỹ như Paraguay cũng chơi rất thực dụng.

Thế giới đã trở nên phẳng trên cái hệ giá trị ấy. Châu Âu cuốn tất cả theo luồng tư tưởng của mình (kể cả những kẻ “ngoại đạo” trên chính mảnh đất của họ như Hà Lan), để rồi bây giờ lại đứng trước nguy cơ bị nó khắc chế. Những đôi chân Nam Mỹ và những cái đầu châu Âu, một sự kết hợp tài tình đang có nguy cơ thống trị thế giới.

Trong cuốn “Nóng, phẳng, chật” của mình, nhà báo Mỹ Thomas Friedman, cha đẻ của thuyết “Thế giới phẳng” kể chuyện những người dân của một ngôi làng ở Ấn Độ, giữa những cánh rừng nhiệt đới, gia công phần mềm và làm sổ sách cho các tập đoàn châu Âu qua Internet. Trong “Thế giới phẳng”, mọi người tiếp cận với thế giới theo cùng một cách, bằng những phương tiện có sức mạnh ngang nhau. Và cơ hội được chia đều cho tất cả như thế.

Cả 8 đội bóng dự tứ kết World Cup 2010 đang tiếp cận cuộc chiến theo những góc nhìn gần như giống nhau. Ở đó, không ai thực sự vượt trội. Trong một thế giới phẳng, không điều gì là khó tưởng tượng. Những người bước ra từ các cánh rừng nhiệt đới có thể gia công phần mềm, và cũng có thể thống trị World Cup.
 
(Theo báo Bóng Đá)

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X