Thứ Ba, 24/12/2024Mới nhất
Zalo

World Cup 2010: Bảng C, Mourinho và... chức vô địch!

Thứ Năm 10/06/2010 07:29(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Trước những giải bóng đá lớn thời nay, khi trình độ giữa các đội bóng đã không còn quá chênh lệch, một bộ phận không nhỏ NHM luôn cố tìm ra những chi tiết… mê tín nhất để tin vào đội bóng con cưng!

Thực vậy, có những điều tưởng chừng như chẳng liên quan gì tới kết cục World Cup, nhưng lại diễn ra lặp đi lặp lại trong suốt thời gian dài. Đơn cử, chưa có ai giải thích nổi vì sao những VCK World Cup diễn ra vào năm Tuất (1934, 1958, 1970, 1982, 1994 và 2006) lại chỉ luôn chứng kiến lễ đăng quang của ĐT Brazil hoặc Italia. Thậm chí, trong 2 kỳ World Cup 1970 và 1994, Brazil và Italia còn đụng độ nhau trong trận chung kết. Một quy luật khác trong những năm gần đây, 1 trong 2 đội thua ở bán kết World Cup mùa trước sẽ vắng mặt ở kỳ sau, định mệnh nghiệt ngã trên đã cướp mất tấm vé tham dự ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh của Pháp (1990), Anh (1994), Thụy Điển (1998), Hà Lan (2002) và Thổ Nhĩ Kỳ (2006). “Cái dớp” trên chỉ (tạm) chấm dứt vào cuối năm 2009, khi Đức và Bồ Đào Nha cùng vượt qua vòng loại để giành quyền đến Nam Phi.

ĐT Anh đủ sức giành chức VĐTG?

Định mệnh bảng C?

Kể từ khi VCK World Cup được mở rộng lên 32 đội vào năm 1998, đã 2 lần chức vô địch thuộc về đội dẫn đầu bảng C trong giai đoạn đấu bảng. Năm 1998, ĐT Pháp đã lần đầu tiên đứng trên đỉnh thế giới khi được đá giải ngay trên sân nhà, họ là đội dẫn đầu bảng C. Theo dõi hành trình đến lễ đăng quang của thầy trò HLV Aimé Jacquet, có không ít khoảnh khắc được cho là của định mệnh. Trong trận vòng 1/8 gặp Paraguay, không ít NHM Pháp đã lo sợ khi Les Bleus không thể kết liễu đối thủ trong 90 phút, bởi Paraguay khi ấy có thủ môn nổi tiếng bắt phạt đền là Chilavert. Nhưng cuối cùng, Laurent Blanc đã ghi bàn thắng Vàng cho ĐT Pháp khi chỉ còn 7 phút nữa là 2 đội phải bước vào loạt sút luân lưu. Đến trận bán kết gặp Croatia, Pháp bị chọc thủng lưới trước ở đầu hiệp 2, nhưng rồi Lilian Thuram đã xuất hiện như từ dưới đất chui lên lập cú đúp đưa Pháp vào chung kết. Điều đáng nói là ngoài 2 pha lập công kể trên, Thuram không ghi được bất cứ bàn thắng nào nữa trong 142 lần khoác áo ĐTQG. Rồi đến 2 bàn thắng của Zidane trong trận chung kết vào lưới Brazil, đều bằng… đầu!

Bốn năm sau đó, Brazil cũng đăng quang với vị thế đội dẫn đầu bảng C trong một giải đấu kỳ lạ, khi rất nhiều “ông lớn” rơi rụng từ khá sớm. Hai ứng viên hàng đầu Pháp và Argentina phải về nước ngay sau vòng bảng, Bồ Đào Nha, Italia và Tây Ban Nha cùng bị Hàn Quốc lần lượt đánh bại. Và sau khi loại Anh ở tứ kết, Brazil nghiễm nhiên trở thành ứng viên số 1 của giải khi chỉ còn lại Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Đức đang suy yếu…

Vậy ở vị thế ứng viên số 1 cho ngôi đầu bảng C, liệu ĐT Anh có làm nên được lịch sử?

Điềm báo... Mourinho?

Mourinho chưa từng dự World Cup, thậm chí chưa bao giờ dẫn dắt một ĐTQG nào. Trong quá khứ, ông cũng không có liên hệ gì với ĐT Anh ngoại trừ lần suýt được chọn làm người dẫn dắt Tam Sư, nhưng chiến thắng của Special One cùng Inter tại Champions League biết đâu lại là điềm báo vinh quang cho… ĐT Anh! Sự “đặc biệt” của Mourinho không chỉ là cái cách ông đưa những đội không được đánh giá cao đến vinh quang, mà còn bởi những hệ lụy sau đó…

Năm 2004, chỉ ít ngày sau khi Mourinho đăng quang tại Champions League cùng Porto, Lục địa Già đã thêm một lần chấn động bởi chức vô địch của Hy Lạp tại EURO 2008. Năm ấy, người đã đi cùng hành trình thần tiên của Hy Lạp là chiến lược gia kỳ cựu Otto Rehhagel. Bây giờ, ĐT Anh cũng được dẫn dắt bởi một HLV giàu kinh nghiệm bậc nhất làng bóng đá thế giới, Bố già Fabio.

Năm 2010, Mourinho đưa Inter lên đỉnh cao nhất của bóng đá châu Âu sau 45 năm chờ đợi, và Capello giúp người Anh chấm dứt cơn khát danh hiệu VĐTG đã kéo dài suốt 44 năm?
 
(Theo báo Bóng Đá)

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X