Thứ Ba, 24/12/2024Mới nhất
Zalo

World Cup 1938: Italia lần thứ hai lên đỉnh

Thứ Hai 24/05/2010 14:17(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Khi bóng đen chiến tranh đang bao phủ bầu trời châu Âu, giải vô địch thế giới lần thứ ba được tổ chức ở Pháp đã mang đến ánh sáng hiếm hoi cho lục địa già. Giải đấu kéo dài 15 ngày đã trở thành một ngày hội thực sự và tuyển Ý, đội mạnh nhất và ổn định nhất, đã bảo vệ thành công chức vô địch của mình một cách xứng đáng.

Cùng với HLV Vittorio Pozzo, chỉ còn lại 4 người trong đội hình chiến thắng của Italia năm 1934. Trong số đó có ba người vẫn nắm giữ các vị trí trụ cột là Giuseppe Meazza, Giovanni Ferrari và Silvio Piola, người đã ghi cả 2 bàn trong chiến thắng 4-2 trước Hungary ở trận chung kết giúp Azzurri trở thành đội đầu tiên bảo vệ thành công chức vô địch.

ĐT Italia bảo vệ thành công chức vô địch ở World Cup 1938


Vòng chung kết năm 1938 là sự kiện thể thao quốc tế lớn cuối cùng trước khi chiến tranh nổ ra vào năm sau đó. Tại TBN, nội chiến đã bùng phát, khiến đội này không thể tham dự. Một láng giềng khác của Pháp, nước Áo, bị Đức thôn tính khiến số lượng đội tham gia giải đấu giảm từ 16 xuống còn 15. Dẫu sao, cũng có một số cầu thủ Áo chơi bóng ở Pháp, trong màu áo tuyển Đức. Argentina và Uruguay lại vắng mặt. Argentina là để trả đũa sau khi họ không được đăng cai giải đấu. Tuy nhiên, Brazil có chuyến hành trình đến châu Âu đầy ấn tượng và cùng với Ba Lan, họ đã chơi trận đấu hay nhất trong lịch sử World Cup ở vòng một tại sân bóng ướt đẫm nước mưa ở Strasbourg.

Vua phá lưới Leonidas

Tiền đạo của Brazil Leonidas lập một hat-trick khi đội bóng Nam Mỹ đánh bại Ba Lan 6-5 sau hiệp phụ, nhưng người lập kỷ lục trong trận đấu đó là tiền đạo Ba Lan Ernest Wilimowski. Anh trở thành người đầu tiên ghi 4 bàn trong một trận đấu ở World Cup, giúp Ba Lan gỡ hòa sau khi bị dẫn trước 3-1. Tuy nhiên, thành tích của Wilimowski dừng lại ở đó. Còn với Leonidas, trận gặp Ba Lan mới là khởi đầu. “Người cao su”, biệt hiệu được các khán giả đặt cho đôi chân như biết uốn dẻo của ông, kết thúc giải đấu với danh hiệu 7 bàn thắng và danh hiệu Vua phá lưới.

Vòng một còn có sự góp mặt của đội chỉ duy nhất một lần góp mặt tại World Cup: Đông Ấn Thuộc Hà Lan (sau này là Indonesia). Họ bị Hungary đè bẹp 6-0. Cuba đã gây nên bất ngờ lớn nhất khi thủ hòa Romania 3-3 và sau đó thắng trận đá lại 2-1. Tuy nhiên, đại diện vùng Caribe sau đó đã gặp phải một đại gia thứ thiệt, Thụy Điển, và thúc thủ với tỷ số 0-8. Một dấu ấn khác trong tuần lễ mở màn là chiến thắng của Thụy Sĩ trước Đức. Sau trận đầu tiên hòa 1-1, Thụy Sĩ lội ngược dòng sau khi bị dẫn trước 2 bàn để thắng 4-2 trong trận đá lại. HLV ĐT Đức là Sepp Herberger, người 16 năm sau sẽ đưa họ đến chức vô địch đầu tiên trên chính đất Thụy Sĩ. Tuy nhiên, tại Pháp, người chiến thắng là HLV người Áo của Thụy Sĩ, Karl Rappan. Ông thu hút được sự chú ý của giới chuyên môn với việc sử dụng một hậu vệ quét và tạo ra những tiền đề cho lối đá phòng ngự đổ bê tông sau này.

Do tình hình chính trị, sự có mặt của cả Đức và Ý dẫn đến những cuộc diễu hành chống phát xít ở Pháp. Tuy nhiên, trong khi Đức phải về nhà sớm, Azzurri của HLV Pozzo càng chơi càng hay. Đội bóng áo đen đầy quyết tâm chứng minh rằng chiến thắng năm 1934 của họ không chỉ đơn thuần nhờ lợi thế sân nhà.

Ý đăng quang

Sau khi vượt qua Na Uy nhờ một bàn thắng trong hiệp phụ của Piola, đội giành huy chương vàng Olympic 1936 tiếp tục loại chủ nhà Pháp ở tứ kết trên sân Stade Colombes chật kín 59.000 khán giả. Hai kỳ World Cup đầu tiên chức vô địch đều thuộc về chủ nhà, nhưng lần này mọi chuyện đã thay đổi. Piola loại Pháp với hai bàn thắng cho đội bóng áo đen, màu áo được sử dụng theo chỉ thị của nhà độc tài Benito Mussolini.

Nhưng đó chưa phải là trận tứ kết quyết liệt nhất. Cuộc đọ sức ở Bordeaux giữa Brazil và Tiệp Khắc kết thúc với 3 thẻ đỏ và hai cầu thủ phải nằm cáng ra sân khi hai đội hòa nhau 1-1. Thủ môn Tiệp Khắc Frantisek Planika bị gãy tay và tiền đạo Oldrich Nejedly, Vua phá lưới World Cup trước, bị gãy chân, sau khi đã cân bằng cách biệt cho Tiệp Khắc. Leonidas, ghi bàn mở tỷ số cho Brazil trong trận lượt đi, là người duy nhất được giữ lại trong đội hình ở trận đá lại và ghi thêm một bàn nữa trong chiến thắng 2-1 đưa đội bóng Nam Mỹ vào bán kết.

Tuy nhiên, HLV tuyển Brazil Ademar Pimenta đã loại Leonidas ra trong trận bán kết với Ý ở Marseille, một sai lầm khiến họ phải trả giá đắt. Azzurri chiến thắng 2-1 trong một trận đấu được coi là thiếu hấp dẫn, dù được trông đợi rất nhiều. Leonidas trở lại trong trận tranh huy chương đồng với Thụy Điển và lập tức ghi 2 bàn. Kể từ sau trận đấu đó, tiền đạo người Brazil được các khán giả châu Âu đặt cho biệt danh “Viên kim cương đen”.

Trận bán kết còn lại là cuộc đọ sức giữa Hungary và Thụy Điển. Đội bóng đến từ bán đảo Scandinavia tìm kiếm một món quà mừng sinh nhật 80 tuổi cho Vua Gustav V, nhưng không may cho họ, Hungary, đội ghi nhiều bàn nhất giải, mới là những người được ăn mừng tại sân Parc des Princes sau khi Gyulla Zsengeller lập một cú hat-trick giúp đội bóng Balkan thắng 5-1.

Tuy nhiên, trong trận chung kết, Hungary tỏ ra hoàn toàn lép vế trước một tuyển Ý chơi đầy hứng khởi với bộ đôi Ferrari - Meazza, “những nghệ sĩ của chiến thắng”, như báo chí Ý mô tả họ một ngày sau đó. Mặc dù Pal Titkos chỉ cần 120 giây để cân bằng tỷ số sau bàn đầu tiên cho tuyển Ý của Gino Colausi ở phút thứ 6, đội đương kim vô địch nhanh chóng vươn lên dẫn trước 3-1 trước giờ nghỉ với các bàn thắng của Piola và Colausi. Meazza là người kiến tạo cả ba bàn đó. Gyorgy Sarosi mang về chút hy vọng cho Hungary với bàn thắng ở phút 70, nhưng một pha dứt điểm đẳng cấp của Piola chấm dứt mọi hy vọng của đội bóng Đông Âu và đảm bảo Azzurri có chức vô địch thế giới thứ hai liên tiếp.

World Cup 1938 tại Pháp

Đội vô địch: Ý
Á quân: Hungary
Hạng ba: Brazil
Vua phá lưới: Leonidas (Brazil), 7 bàn

 

Có thể bạn chưa biết

Trong lần góp mặt duy nhất ở World Cup, cầu thủ Ba Lan Ernest Wilimowski đã ghi 4 bàn, nhưng đội của anh vẫn thua trận với tỷ số 5-6 trước Brazil sau hiệp phụ.

Giuseppe Meazza ghi một bàn từ chấm phạt đền cho Ý trong chiến thắng 2-1 trước Brazil, nhưng anh phải trả giá cho bàn thắng đó. Meazza bị… tụt quần lúc sút phạt. Trước đó quần của anh đã bị kéo rách.

Cuba trở thành đội bóng đầu tiên bên ngoài châu Âu và Nam Mỹ vào được đến vòng hai, trước khi bị Thụy Điển đè bẹp 8-0.

Tiệp Khắc và Hà Lan không ghi được bàn nào trong 90 phút đá chính, nhưng Tiệp Khắc ghi liền ba bàn để đi tiếp vào tứ kết trong hiệp phụ.

Trong trận mở màn, Hungary loại Đông Ấn Hà Lan, đội duy nhất chỉ đá một trận ở các vòng chung kết World Cup.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X