Chủ Nhật, 17/11/2024Mới nhất
Zalo

Thảm họa phạt đền ở World Cup 2010: Tê cóng vì sức ép

Thứ Hai 05/07/2010 07:25(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

World Cup 2010 là một trong những kỳ World Cup có nhiều quả penalty bị lãng phí nhất lịch sử. Chính sức ép buộc phải thành công đã khiến các chân sút tê cóng khi đứng trước chấm phạt đền…

Penalty luôn là cơ hội mười mươi để các chân sút lập công. Tuy nhiên có một nghịch lý là ở World Cup 2010, rất nhiều quả penalty đã bị lãng phí. Một so sánh: Trong 3 VCK World Cup gần nhất thì giải đấu đang diễn ra tại Nam Phi có số lần sút thành công penalty ít nhất với vỏn vẹn 9/14 lần tính đến thời điểm này, trong khi con số tương tự ở World Cup 2006 và 2002 đều là 12 quả.

Trong 5 quả penalty hỏng ăn thì có 2 quả ở vòng bảng (Podolski và David Villa). Cá biệt là vòng tứ kết đã có 3 quả phạt đền nhưng không lần nào được thực hiện thành công. Chưa bao giờ trong lịch sử World Cup lại có nhiều quả penalty bị lãng phí đến thế tính tại vòng tứ kết. Bi kịch ở chỗ là 2/3 quả penalty hỏng đó đều đã thay đổi số phận trận đấu. Đầu tiên là trường hợp của Asamoah Gyan. Nếu anh sút thành công quả phạt đền ở phút bù giờ cuối cùng hiệp phụ thứ 2 thì Ghana đã đi vào lịch sử như là đội tuyển châu Phi đầu tiên lọt vào bán kết World Cup.

Cardozo đã bật khóc sau trận đấu với Tây Ban Nha bởi nếu anh thành công trên chấm phạt đền, rất có thể mọi chuyện sẽ khác

Nhưng Asamoah Gyan còn có thể đổ lỗi cho thần may mắn ngoảnh mặt (sút trúng xà ngang) thì Oscar Cardozo chỉ nên tự trách mình bởi cú sút của anh thậm chí còn bị Casillas bắt dính. Nếu Cardozo thành công thì chưa biết chừng Paraguay đã ghi tên mình vào bán kết chứ không phải Tây Ban Nha. Chỉ có lần sút hỏng của Xabi Alonso là không để lại hậu quả bởi TBN vẫn giành chiến thắng 1-0. Hai quả penalty sút hỏng trong trận đấu giữa TBN và Paraguay, đây là lần đầu tiên xảy ra điều kỳ cục này kể từ World Cup 1966.

Trước World Cup 2010, TBN từng được hưởng 14 quả penalty trong lịch sử các kỳ World Cup và họ thực hiện thành công cả 14 lần. Nhưng ở 2 quả phạt đền tại Nam Phi, họ đều sút hỏng. David Villa, tiền đạo từng đá thành công 2 quả penalty ở World Cup 2006, là người đầu tiên sút hỏng penalty trong lịch sử dự World Cup của La Seleccion. Đến cả Đức, đội tuyển đá penalty thành công nhất lịch sử World Cup (4 lần giành chiến thắng sau loạt luân lưu căng thẳng), cũng đã sút trượt penalty ở World Cup 2010 (Podolski trận gặp Serbia). Câu hỏi được đặt ra: Vì sao các ngôi sao lại đánh mất bản năng sát thủ khi trước mặt chỉ còn thủ môn và khung thành rộng 7,32 mét? Lý do chủ yếu là vì sức ép buộc phải thành công. Chính David Villa thú nhận sau khi anh đá hỏng quả penalty trận gặp Honduras: “Tôi rất ít khi sút hỏng phạt đền trong sự nghiệp. Nhưng tôi thực hiện không thành công quả đá phạt đó là do sức ép”.

Nếu vậy, thật đáng lo cho TBN bởi ở bán kết, họ sẽ phải gặp Đức. Cách tốt nhất là hạ Đức trong thời gian thi đấu chính thức. Còn nếu buộc phải phân định thắng thua bằng “đấu súng”, e rằng TBN khó có cửa trước người Đức vốn nổi tiếng chính xác và lạnh lùng.

Góc nhìn: Nghiệt ngã penalty!

Trận tứ kết Paraguay - Tây Ban Nha khá tẻ nhạt cho đến khi có 2 quả phạt đền liên tiếp chỉ trong vòng 3 phút giữa hiệp 2 mà kết quả là cả 2 đội đều bỏ lỡ. Oscar Cardozo sút hỏng cho Paraguay, ngược lại Xabi Alonso cũng không hoàn thành nhiệm vụ cho TBN sau 2 lần sút bóng. Penalty đúng là nghiệt ngã!

Ở cả 2 pha bóng sút penalty của 2 đội, có một tình huống khá giống nhau: có cầu thủ của đội thực hiện penalty tràn vào khu 16m50 khi đồng đội sút bóng, kết quả là trọng tài 1 lần bắt đá lại, 1 lần không. Vì sao? Ở tình huống Cardozo sút bóng, cầu thủ Paraguay tràn vào vòng 16m50 quá sớm nghĩa là sai luật, nhưng vì Cardozo sút hỏng nên trọng tài không bắt đá lại. Nếu đá lại, lỡ Cardozo sút vào thì TBN sẽ thiệt thòi vì lỗi lầm của cầu thủ đối phương, như vậy không ổn!

Trong khi đó, ở tình huống của Alonso sút thành công quả penalty, cũng có cầu thủ TBN tràn vào vòng cấm của Paraguay, trọng tài bắt đá lại là đúng luật vì điều đó gây thiệt thòi cho Paraguay. Alonso thực hiện lại, và đã không thành công. Không thể bắt lỗi trọng tài trong cách xử lý ở các tình huống thổi và xử lý cách thực hiện phạt đền ở trận đấu này.

World Cup 2010 đúng là kỳ cúp thế giới kỳ lạ với quá nhiều tình huống sút phạt đền hoặc 11m luân lưu. Chúng ta vẫn chưa quên cú sút hỏng oan nghiệt của Asamoah Gyan (Ghana). Rồi cú sút kiểu Panenka của “gã khùng” Sebastien Abreu của Uruguay đưa đội nhà vào bán kết. Tiếp đó là 2 quả penalty đầy kịch tính của Cardozo và Alonso.

Cadozo đã khóc nức nở sau trận TBN - Paraguay. Anh cho rằng tình huống hỏng ăn của mình đã làm Paraguay mất cơ hội lần đầu tiên vào bán kết World Cup. Các cầu thủ Paraguay đã an ủi Cardozo, ngay cả thủ môn Iker Casillas của TBN cũng tới động viên anh. HLV Gerardo Martino của Paraguay đã vỗ về Cardozo: “Đó là bóng đá. May rủi ở cú sút penalty là điều khó tránh. Ngay cả những cầu thủ vĩ đại nhất cũng sút hỏng penalty”.

Zico, Michel Platini, Roberto Baggio đều sút hỏng penalty. Dường như càng là ngôi sao càng dễ sút hỏng vì áp lực quá lớn. Cardozo chỉ tiếc hơn ở chỗ Paraguay không phải lần nào cũng vào đến tứ kết World Cup. Vì Cardozo, Paraguay đã bỏ lỡ một cơ hội lịch sử tại World Cup!
 
(Theo báo Bóng Đá)

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X