Thứ Sáu, 26/04/2024Mới nhất
Zalo

Pháp cúi đầu rời Nam Phi: Quả bom lớn nhất chưa phát nổ

Thứ Năm 24/06/2010 13:58(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Đó là một cái chết đã được báo trước, và cuối cùng thì sự tồn tại dai dẳng của Domenech trong suốt 6 năm đã chấm dứt một cách cay đắng và nhục nhã nhất có thể. Thế nhưng cuộc khủng hoảng hiện tại không chỉ đến từ Domenech.

“Bù nhìn” Domenech?

Rất nhiều người Pháp, cũng như các CĐV trung lập, cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng (có thể là lớn nhất) trong lịch sử bóng đá Pháp hiện tại là HLV Domenech. Thế nhưng liệu có phải sau khi “Gã bảo thủ” bị phế truất, một kỷ nguyên mới mẻ đầy sức sống sẽ lập tức được mở ra trước mắt đội Pháp?

Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG! Domenech có thể khiến cho người ta căm ghét vì sự đồng bóng, bất tài và bảo thủ, có thể khiến cả nước Pháp quay giáo chửi bới chính đội bóng con cưng ngay trên sân nhà, nhưng Domenech chỉ là một mắt xích chịu những tác động từ thượng tầng của bóng đá Pháp. Ông ta không thể nào “đơn độc” tạo ra một đội tuyển Pháp mục ruỗng đến như thế này.

 Domenech để lại hình ảnh quá xấu trong người hâm mộ và giới truyền thông


Cho đến thời điểm cuộc nổi loạn của đám kiêu binh trong thành phần tuyển Pháp diễn ra, người ta mới thấy được tiếng nói của Domenech gần như không còn tồn tại trong đội tuyển. Thực tế, ông ta chưa bao giờ được tôn trọng: Tất cả những nhân vật quan trọng của bóng đá Pháp như Zidane, Petit, Vieira… đều đã từng chỉ trích Domenech, thậm chí là chửi tục (Petit). Truyền thông liên tục bôi xấu hình ảnh của “Gã bảo thủ”, thậm chí còn tung tin Domenech bị Henry mắng vào mặt, hay khai thác thành công vịec ông ta bị Anelka lăng mạ trong phòng thay đồ.

Một màn kịch lớn của FFF?

Trên sân cỏ, Domenech là một HLV bất tài, điều đó là rất rõ ràng. Thế nhưng vấn đề là tại sao LĐBĐ Pháp vẫn dung túng cho một kẻ làm thuê bất tài, và các cầu thủ lại chấp nhận công khai ủng hộ và chịu ở dưới quyền một ông thầy bất tài?

Rất đơn giản: Ông ta đã trở thành một “thùng rác” để các CĐV Pháp trút hết những lời xúc phạm bẩn thỉu nhất vào, mỗi khi đội tuyển chơi tồi. Các cầu thủ đã quá quen với việc họ chơi không ra gì, để rồi mỗi khi đọc báo, họ biết rằng người bị chỉ trích lúc nào cũng là Domenech. FFF, hay cụ thể là hơn là Chủ tịch Jean-Pierre Escalttes biết rằng việc họ duy trì chiếc ghế của “Gã bảo thủ” là sai lầm lớn về mặt chuyên môn, nhưng đó lại là phương án “an toàn” nhất để nắm một đội Pháp đang cực kỳ hỗn độn trong thời kỳ chuyển giao thế hệ.

Việc Escalettes tuyên bố Laurent Blanc sẽ là người thay thế Raymond Domenech ngay trước thềm World Cup 2006 có thể dẫn đến một suy luận khiến các CĐV Pháp “rùng mình”: Ông ta đã lường trước được sự sụp đổ của Pháp ở World Cup lần này, và sử dụng cái tên Blanc như một sự đảm bảo để trấn an dư luận ngay sau cú sốc Nam Phi.

Chính việc công bố rằng Domenech sẽ ra đi ngay sau World Cup 2010 đã đóng vai trò không nhỏ gây ra scandal mới nhất của đội Pháp hiện tại. Các cầu thủ khinh Domenech ra mặt (Anelka chửi ông ta còn các cầu thủ không thèm đếm xỉa đến Domenech khi quyết định bỏ tập), bởi họ biết ông ta chẳng còn giá trị gì sau World Cup lần này. Escalettes lú lẫn đến nỗi không nhận thức ra được điểm cơ bản ấy? Không, nhưng ông ta có thể đã ý thức rất rõ rằng sau khi Zidane ra đi, thực lực của đội Pháp hiện tại chỉ ở tầm trung bình khá ở châu Âu, và nếu thất bại đến như một điều tất yếu, Domenech là một “vật tế thần” hoàn hảo.

Điều duy nhất Escalettes có lẽ không ngờ đến là hành vi quá trớn của Anelka, khiến bộ mặt thực sự trong lòng tuyển Pháp bị phơi bày ra rõ ràng sau scandal này. Khi cánh báo chí lên tiếng, FFF buộc phải tự phá hỏng kế hoạch đưa triều đại của Domenech lùi vào bóng tối trong êm thấm.

Con số dưới thời Domenech

79 Với 79 trận, Raymond Domenech chính là HLV có số trận dẫn dắt tuyển Pháp nhiều nhất trong lịch sử, phá khá sâu kỷ lục cũ do nhà cầm quân huyền thoại Michel Hidalgo nắm giữ (75 trận). Trận thua Nam Phi cũng giúp Domenech vượt qua kỷ lục của Hidalgo về số trận dẫn dắt “Les Bleus” ở World Cup, với 10 trận (kỷ lục cũ là 9).

51,9% Với 41 chiến thắng qua 79 trận (24 hòa, 14 thất bại), tỉ lệ chiến thắng của Pháp dưới thời Domenech là 51,49%, đứng thứ 7 trong danh sách 14 HLV tuyển Pháp qua mọi thời đại (đứng đầu là Jacques Santini, đạt tỉ lệ chiến thắng lên đến 78,57%

108&54 Qua 79 trận, Pháp dưới thời Domenech ghi được tộng cộng 108 bàn (trung bình 1,37 bàn/trận), thủng lưới 54 lần (0,68 bàn thua/trận)

11 Alou Diarra là cầu thủ thứ 11 xuất phát với tấm băng thủ quân trên tay qua 79 trận dưới thời Domenech. Các đội trưởng trước là Vieira (21 trận), Henry (17), Zidane (16), Thuram (15), Desailly và Evra (cùng 4), Barthez và Abidal (cùng 2), Wiltord và Gallas (cùng 1)


(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X