Từ đó, chúng ta xem xét hiệu quả tổ chức làm bàn của đội Pháp dưới 2 góc độ: 1) Những nỗ lực cá nhân; 2) Sự liên kết tập thể.
Thất bại trong nỗ lực cá nhân
ĐT Pháp đã có trận mở đầu WC 2010 đầy thất vọng trên mọi phương diện |
Ribery là người có khả năng tạo ra đột biến từ những nỗ lực cá nhân tốt nhất, nhưng anh quá đơn độc, trong khi Malouda, người có khả năng khiến cho Uruguay phải phân tán lực lượng phòng thủ, bị cất lên ghế dự bị. Đáng ra Govou phải rời sân sớm hơn, vì không những hoàn toàn vô dụng trong những tình huống xuống biên, anh còn tỏ ra quá kém trong kỹ năng dứt điểm, với một pha đệm bóng trượt khung gỗ từ cự ly chừng 3 mét sau quả tạt cực hiểm của Ribery.
Anelka và Gourcuff đều có thể tạo ra đột biến bằng kỹ thuật cực tốt, nhưng điểm yếu chung của họ là không đủ sức mạnh bứt phá và thiếu đi sự mạnh dạn trong những pha đột phá giữa vòng vây phòng ngự số đông. Những cú sút xa búa bổ, một thứ vũ khí lợi hại của Gourcuff, đã bị hạn chế rất nhiều bởi với trách nhiệm của một nhà tổ chức (không phải một số 10 cổ điển, người có quyền năng làm mọi thứ theo ý mình), anh không được phép phung phí bóng.
Hãy truy cập vào "Vui cùng World Cup 2010" để dự đoán miễn phí kết quả các trận của WC 2010 và trúng trưởng với Bongda24h |
Như vậy, để tạo ra đột biến trong các pha tấn công, Pháp chỉ có thể dựa vào những pha đột phá cá nhân của Ribery, hoặc những cú đá phạt hiểm hóc của Gourcuff. Những thứ vũ khí này đã bị nhận diện qua các bàn thắng của đội Pháp trong loạt trận giao hữu, và Uruguay đã tỏ ra không quá bất ngờ: Ribery chỉ có tình huống căng ngang cho Govou (nhưng anh này đá trượt) là đáng chú ý, còn Gourcuff chỉ thi thoảng làm thủ môn Muslera phải giật mình sau những pha đá phạt.
Thất bại trong liên kết tập thể
Điểm yếu lớn nhất của hàng công đội Pháp là tốc độ: Ribery trở nên lạc lõng với khả năng tăng tốc và cảm nhận tình huống nhanh như điện của mình (ví dụ điển hình vẫn là tình huống bỏ lỡ cơ hội cực kỳ vô duyên của Govou, sau pha căng ngang của Ribery), giữa các cầu thủ tấn công chậm chạp như Anelka, Gourcuff và đặc biệt là Govou. Điều đó giải thích tại sao Pháp không thể tạo ra đột biến trước những hàng thủ số đông như Costa Rica, Trung Quốc, cũng như quá chậm chạp trong những tình huống phản công trước Uruguay, dù khoảng trống mà thầy trò Oscar Tabarez tạo ra là rất nhiều. Nếu có Malouda, mọi chuyện có thể đã khác.
Tính sát thương của hàng công tiếp tục giảm khi ông Domenech không sử dụng một “sát thủ” đích thực trong vòng cấm: Anelka gần như không hề xâm nhập vòng 16m50 khi di chuyển không bóng. Ở vòng loại, Gignac đã ghi bàn, nhưng chỉ vào lưới các đối thủ “hạng cỏ” như Faroe và Áo, và khả năng đánh đầu yếu kém của anh cũng khiến Evra, hay Sagna trở nên thừa thãi khi băng lên hỗ trợ tấn công. Điều khó hiểu nữa là Cisse, người đáp ứng hầu hết những phẩm chất của một chân sút cắm, hoàn toàn bị bỏ rơi.
Và vì thế, lý do khiến các tiền đạo và tiền vệ của Pháp không thể ghi bàn thực ra rất giản dị: Để đơn thương độc mã tấn công, họ không đủ sức. Để liên kết họ lại với nhau, thì ông Domenech không đủ tài. Và mặt trận tấn công họ tạo ra không hề có tiếng súng. Không thể gây sát thương.
Trận thứ 6 hàng công vô dụng : |