Thứ Năm, 26/12/2024Mới nhất
Zalo

Một vài kiến thức cơ bản cần biết về World Cup 2010

Thứ Tư 09/06/2010 11:30(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Hơn hai ngày nữa thôi, giải bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh 4 năm tổ chức một lần sẽ được khởi tranh tại Nam Phi. Không khí bóng đá đã có mặt ở khắp muôn nơi và mọi fan hâm mộ túc cầu giáo chắc chắn sẽ có một tháng trời "ăn bóng đá, ngủ bóng đá". Nhằm trợ giúp các bạn trong việc theo dõi kỳ World Cup 2010, Bongda24h xin được cung cấp một vài kiến thức bổ ích, chủ yếu liên quan đến những quy định mà FIFA sẽ áp dụng tại giải đấu này.

Thứ tự các đội ở vòng bảng sẽ được phân định như thế nào?

Tất nhiên, điểm số giành được qua các trận đấu sẽ là tiêu chí đầu tiên. Nếu có quá 2 đội bằng điểm nhau thì sẽ xét đến hiệu số bàn thắng thua, tiếp đó đến số bàn thắng được ghi và cuối cùng là thành tích đối đầu trực tiếp giữa 2 đội. Lấy ví dụ một trường hợp đặc biệt nhất ở VCK World Cup 1994 để minh hoạ. Hồi đó, sau khi kết thúc vòng bảng, 4 đội (Mexico, CH Ai Len, Italia, Na Uy) đều cùng sở hữu 4 điểm, cùng có hiệu số bàn thắng - thua như nhau. Vậy là phải xét đến tiêu chí số bàn thắng ghi được. Kết quả: Mexico đứng đầu do có số bàn thắng nhiều nhất (3) trong Na Uy xếp cuối do chỉ ghi được 1 bàn. Còn Italia và CH Ai Len do cùng có 2 bàn thắng nên tiêu chí cuối cùng (thành tích đối đầu) được sử dụng đến. Và chung cuộc CH Ai Len đã giành vị trí thứ 2 của bảng do thắng Italia 1-0 ở trận đối đầu.

CH Ai Len từng 2 lần liên quan đến việc xác định thứ tự ở vòng bảng khá phức tạp

Nếu tất cả những tiêu chí nêu trên đều không thoả mãn thì FIFA buộc phải áp dụng biện pháp đầy may rủi: bốc thăm. Hồi World Cup 1990, FIFA từng phải xài đến biện pháp này khi CH Ai Len và Hà Lan bằng điểm, bằng hiệu số, bằng số bàn thắng và hoà trận đối đầu. Lá thăm may rủi đã khiến CH Ai Len mừng rơn với vị trí thứ 2 và chỉ phải gặp Rumani ở vòng kế tiếp. Nhờ đó, họ mới có cơ hội giành thắng lợi để lọt vào tứ kết. Trong khi Hà Lan đen đủi nhận vị trí thứ 3 và phải đối đầu với ĐT Đức hùng mạnh (đội sau này giành chức vô địch).

Quy định treo giò ra sao?

Nếu một cầu thủ cứ nhận đủ 2 thẻ vàng (kể cả ở các trận đấu khác nhau), sẽ bị treo giò 1 trận. Và thẻ phạt sẽ không bị xoá khi kết thúc vòng bảng mà sẽ theo mỗi cầu thủ cho đến trận chung kết. Riêng với thẻ đỏ (hoặc nhận 2 thẻ vàng trong một trận đấu), sẽ tuỳ vào mức độ của hành vi để nhận hình phạt. Nếu chỉ đơn thuần là những pha phạm lỗi bình thường hoặc để bóng chạm tay, sẽ bị treo giò 1 trận. Còn nếu phạm những lỗi đặc biệt nguy hiểm (chèn bóng từ phía sau, đánh cùi chỏ, cố tình đạp vào người đối phương,...) sẽ phải nghỉ 2 trận, hành vi nhổ nước bọt vào đối thủ cũng bị trừng trị thích đáng với 6 trận treo giò. Đối với các hành động nhằm vào đội ngũ trọng tài điều khiển trận đấu sẽ bị xử lý cực nặng. Nếu đánh trọng tài, cầu thủ đó sẽ phải thi đấu tới 6 tháng ở các trận đấu quốc tế còn nhổ nước bọt vào trọng tài, sẽ bị treo giò tới 1 năm.

Luật "Bàn thắng vàng" hay "Bàn thắng bạc" có còn tồn tại?

Nó đã bị xoá sổ từ rất lâu rồi. Mục đích của FIFA khi đưa ra luật này nhằm tạo động lực cho các ĐT dồn lên tấn công trong những phút thi đấu hiệp phụ nhằm giành lấy thắng lợi cuối cùng (chỉ cần có bàn thắng, trận đấu sẽ ngay lập tức chấm dứt) nhưng rốt cục, nó không đem lại hiệu quả như mong muốn, đặc biệt giảm đi kịch tính của trận đấu (khi một đội ghi bàn thì đội kia sẽ phải nỗ lực gỡ hoà). Trước sự phản đối mạnh mẽ, FIFA đã từng sửa đổi từ "Bàn thắng vàng" xuống "Bàn thắng bạc" (ghi bàn thắng trong hiệp phụ đầu tiên, bảo vệ nó thành công thì giành thắng lợi luôn, không cần phải đá nốt 15 phút của hiệp phụ thứ 2). Song kết quả không có gì khả quan hơn và từ WC 2006, FIFA lại trở về với truyền thống: hai đội thi đấu trọn vẹn 30 phút hiệp phụ, nếu vẫn bất phân thắng bại sẽ bước vào những loạt luân lưu 11m.

Cách thức thực hiện những quả phạt 11m?

Các cầu thủ hoàn toàn được phép làm động tác giả, nhảy múa, dừng lại khi đang trong quá trình chạy đà để sút một quả đá phạt 11m. Nhưng khi đã tiếp cận với trái bóng hay trong phạm vi có thể thực hiện cú sút, sẽ phải đá ngay chứ không được phép chần chừ hay "làm trò". Bằng không, sẽ phải nhận thẻ vàng và phải thực hiện lại cú đá ngay cả khi bóng đã vào lưới. Những cầu thủ Nam Mỹ cần hết sức lưu ý chi tiết này bởi họ là những người thường xuyên dừng trước bóng, biểu diễn hàng loạt động tác giả rồi mới chịu đá vào trái bóng. Còn với thủ môn, họ chỉ được phép di chuyển khỏi vạch vôi khi cú sút 11m đã được tung ra.

Nhiệm vụ mới của trọng tài thứ 4?

Thông thường trong các trận bóng, trọng tài thứ 4 chỉ có mỗi trọng trách theo dõi việc thay đồi cầu thủ của các đội cũng như kiểm soát tình hình bên ngoài đường piste. Nhưng nay ở WC 2010, họ sẽ có nhiều quyền hạn hơn như là một trọng tài chính thứ hai. Họ được phép vẫy cờ, ra dấu hiệu dừng trận đấu nếu nhận thấy tổ trọng tài bỏ qua một tình huống nhạy cảm nào đó, chẳng hạn như pha đánh nguội kín, không nằm trong tầm mắt hay những pha bóng kiểu như Henry dùng tay khống chế bóng, giúp Pháp vượt qua CH Ai Len ở trận play-off tới Nam Phi của khu vực châu Âu nhưng đã không bị phát hiện. Việc trao thêm quyền hạn cho trọng tài thứ 4 nhằm làm cho việc điều khiển trận đấu được chính xác và công bằng hơn.

FIFA sẽ chỉ định trọng tài điều khiển trận đấu như thế nào?

Tại 16 trận đầu tiên (kết thúc lượt thứ nhất của 8 bảng), Uỷ ban Trọng tài của FIFA đã chỉ định trước những "ông vua sân cỏ" sẽ bắt trận đấu. Những trận sau đó, Uỷ ban này sẽ đánh giá cách thức điều hành những trận đấu vừa qua của mỗi trọng tài (tốt hay không tốt) để sắp xếp. Tất cả những sự đánh giá đó sẽ không công khai. Quy tắc chính thống duy nhất là không trọng tài nào sẽ được điều khiển các trận đấu ở những bảng có ĐT của đất nước họ tham gia.

Quy tắc lựa chọn áo đấu?

Mỗi ĐT sẽ có 2 áo đấu khác nhau (chính và phụ). ĐT nào đứng trước ở cặp đấu (bình thường được coi là đội chủ nhà nhưng World Cup 2010 thi đấu ở Nam Phi, sân trung lập) sẽ được mặc áo chính và đội còn lại sẽ phải mặc áo phụ nếu màu áo chính bị trùng với đối thủ. Chẳng hạn tại bảng C có sự tham gia của ĐT Anh, cả 4 ĐT đều có áo chính mang màu trắng. ĐT Anh 2 lần được chọn là đội đứng trước nên sẽ được mặc màu trắng ở trận gặp Mỹ và Algeria còn ở trận gặp Slovenia, do "đứng sau" nên phải mặc áo phụ toàn màu Đỏ.

Đội vô địch chỉ được nhận "cúp giả" chứ không phải "cúp thật"

Cúp vàng trao cho đội vô địch là cúp thật?

Dĩ nhiên, trong lễ đăng quang, FIFA sẽ mang chiếc cúp xịn ra trao cho nhà vua mới của bóng đá thế giới. Tuy nhiên, ngay sau đó, họ sẽ phải trả lại FIFA để tổ chức này cất vào một cái két bí mật tại Thuỵ Sĩ và sẽ thường xuyên được đi "lưu diễn" trên khắp thế giới. Đội vô địch sẽ chỉ được mang về bản sao duy nhất của chiếc cúp và sẽ giữ nó trong vòng 4 năm trước khi ... trả lại FIFA như một hành động tượng trưng (dù chỉ là bản sao). Lưu ý: cúp thật làm 100% từ vàng còn "cúp giả" chỉ được mạ vàng mà thôi.

Quy tắc phân định danh hiệu "Vua phá lưới World Cup"?

Cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất World Cup 2010 sẽ được trao danh hiệu "Chiếc giày vàng". Hiện tại, danh hiệu này chỉ có một chứ không trao đồng hạng như một số VCK trước đó. Như vậy, nếu có từ 2 cầu thủ trở lên có cùng số bàn thắng thì tiêu chí "Đường chuyền quyết định thành bàn" sẽ được tính đến. Nếu vẫn chưa ngã ngũ thì phải dùng đến yếu tố cuối cùng: "Số phút thi đấu thực tế ở trên sân" (riêng tiêu chí này, ai ít hơn sẽ chiến thắng chứ không phải ai nhiều hơn).

  • Bảo Anh

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X