Thứ Sáu, 26/04/2024Mới nhất
Zalo

Hồ sơ: Hà Lan xưa và nay

Thứ Bảy 10/07/2010 13:17(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Hãy ngược dòng lịch sử để nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, sự khác nhau giữa Hà Lan thập niên 70, Hà Lan của năm 1988 và Hà Lan 2010.

+ NĂM 1974 VÀ 1978


Vào thập niên 1970, bóng đá Hà Lan đạt đến đỉnh cao của thành công và họ được mệnh danh là “Cơn lốc màu da cam” bởi lối chơi tấn công tổng lực của mình.

Hà Lan 2 lần lọt vào chung kết World Cup các năm 1974 và 1978 nhưng đáng buồn thay, họ đều thất bại trước các đội chủ nhà. Năm 1974, đội bóng áo Cam thất thủ 1-2 trước Tây Đức cho dù đã vươn lên dẫn trước. 4 năm sau, họ tiếp tục để Argentina cướp cúp Vàng bởi 2 bàn thua trong hiệp phụ.

Điểm mạnh:

“Bóng đá tổng lực” là biệt danh được đặt bởi Rinus Michels. Vị HLV của Hà Lan năm 1974 này đã khuyến khích các cầu thủ hoán đổi và luân chuyển vị trí cho nhau. Huyền thoại Johan Cruyff chính là cầu thủ truyền cảm hứng cho lối chơi này. Ở khoảng thời gian đó, triết lý bóng đá tấn công và cống hiến hết mình của Michels đã giành được sự yêu mến của khán giả cũng như sự e sợ của mọi đối thủ.  

ĐT Hà Lan đang đứng trước cơ hội lịch sử hàng chục năm mới lại có


Điểm yếu:

Năm 1974, hàng thủ của Hà Lan không được đánh giá cao. Họ mất Barry Hulshoff, trung vệ được đánh giá là toàn diện nhất của thế giới vào lúc đó. Và tại Argentina 1978, họ không có sự phục vụ của Cruyff – nhân vật quan trọng cho chiến thuật tổng lực. Ông đã từ chối chơi cho đội tuyển quốc gia vì bị một nhóm người đe dọa tính mạng gia đình ngay trước thềm World Cup.

Cái tôi

Hà Lan đã có một vòng loại 1974 thực sự khó khăn và đội hình của họ xuất hiện mâu thuẫn từ những cầu thủ của các đội bóng đối địch với nhau tại giải vô địch quốc nội, Feyenoord và Ajax. Chưa hết, hàng loạt tuyển thủ còn không hài lòng về mức tiền thưởng được nhận. Chỉ đến khi HLV Michels răn đe các học trò, mọi việc mới bắt đầu trở nên ổn định.

+ NĂM 1988

Đây là năm Hà Lan đã giành được danh hiệu cao quý duy nhất của mình khi lên ngôi vô địch tại EURO 1988. Không ngạc nhiên khi HLV Rinus Michels trở lại Hà Lan và làm sống lại lối chơi tấn công đầy quyến rũ. Lần này, Marco van Basten chính là người truyền cảm hứng cho toàn đội và anh cũng là cầu thủ xuất sắc nhất giải đấu.

Điểm mạnh:

Với bộ ba tiền đạo Frank Rijkaard – Ruud Gullit – Van Basten, và cũng là bộ ba huyền thoại của AC Milan, Hà Lan có hàng tấn công sáng giá nhất của châu Âu lúc bây giờ.

Điểm yếu:

Đội bóng áo Cam vẫn tỏ ra kém tâm lý trước các đối thủ kỵ giơ. Điều này được thể hiện rõ ràng trong trận bán kết trước đội bóng nhiều duyên nợ Tây Đức khi liên tục bị đối phương dồn ép. Tuy nhiên, nhờ các quyết định đầy tranh cãi của trọng tài (tặng Hà Lan 1 quả penalty), cũng như may mắn và sự toả sáng của van Basten ở phút 88, cơn lốc Cam đã lội ngược dòng thành công và phục hận với tỷ số 2-1.

Cái tôi:

Đội hình lúc đó của Hà Lan sở hữu rất nhiều ngôi sao: Rijkaard, Gullit và đặc biệt là Van Basten – tiền đạo đã giành danh hiệu vua phá lưới với 5 bàn thắng. Bên cạnh đó họ còn có Ronald Koeman người tạo nên sự vững chắc và tin cậy ở tuyến tiền vệ.

+ NĂM 2010

Thế kỷ 21 đã không còn chỗ cho chiến thuật “Bóng đá tổng lực” nữa. Thay vào đó HLV Van Marwijk chọn lối chơi thiên về phòng ngự phản công với sự kết hợp của những “công nhân” và “nghệ sĩ”.

Điểm mạnh:

Hà Lan toàn thắng kể từ đầu giải và chỉ cần đánh bại Tây Ban Nha trong trận chung kết nữa, họ sẽ trở thành đội bóng thứ 5 lập được thành tích ấn tượng này tại World Cup. Nếu điều này xảy ra, đó không phải là may mắn. Dirk Kuyt đã tuyên bố trước trận đấu rằng Tây Ban Nha có những cá nhân chất lượng hơn nhưng Hà Lan sẽ là đội bóng mạnh hơn. Điều này chưa hẳn đã đúng bởi Arjen Robben hay Wesley Sneijder đều đang là những cầu thủ xuất sắc nhất của thế giới và cũng có thể là của giải đấu.

Điểm yếu:

Van Marwijk nói đội bóng mình cần chắc chắn hơn trước khung thành để có thể chế ngự lối chơi của Tây Ban Nha. Tấn công không phải là vấn đề nhưng hàng thủ của Hà Lan thật sự đáng lo ngại, đặc biệt trước tốc độ và sự tinh quái của David Villa. Nếu để thủng lưới trước, Cơn lốc Cam khó có thể áp dụng lối chơi phòng ngự phản công của mình.

Cái tôi:

Trở lại năm 2008, Van Persie và Sneijder đã từng dành cho nhau những lời lẽ không đẹp trên báo chí, chỉ vì tranh cãi ai nên nhận nhiệm vụ đá phạt trong trận thua trước Nga tại tứ kết EURO.

Ở vòng 1/8 tại Nam Phi, Van Persie cũng phàn nàn vì bị thay ra trong trận Slovakia và nói thêm Sneijder cũng nên rời khỏi sân (chỉ 4 phút sau khi Van Persie rời sân, Sneijder ấn định chiến thắng 2-0). HLV Van Marwijk không muốn nhìn lại sự mẫu thuẫn đã từng xảy ra giữa 2 ngôi sao của mình, ông nhanh chóng xoa dịu cả hai đồng thời nhắc nhở các học trò chiến thắng mới là điều quan trọng nhất.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X