Thứ Năm, 26/12/2024Mới nhất
Zalo

Hà Lan lọt vào chung kết sau 90 phút căng thẳng tại Green Point

Thứ Tư 07/07/2010 03:36(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) - Cái tên đầu tiên có mặt ở trận đấu cuối cùng của World Cup 2010 đã được xác đinh. Đó là "Cơn lốc màu Da cam" tới từ châu Âu. Đội quân của Van Marwijk đã vượt qua đối thủ Uruguay bằng tỷ số sát nút 3-2. Sau khi bị dẫn trước ở phút 17, ĐT 2 lần VĐTG đã chiến đấu hết sức mạnh mẽ và tìm được bàn gỡ hoà nhờ công của Diego Forlan cùng một thế trận tốt. Thế nhưng chỉ trong 3 phút đồng hồ, mọi thứ đã sụp đổ dưới chân họ khi để thủng lưới liên tiếp 2 bàn với sự trợ giúp của tổ trọng tài (công nhận bàn thắng của Sneijder ở một pha bóng có thể thổi việt vị). Pha lập công vào những phút bù giờ

của Maximiliano Pereira như chỉ để tăng thêm sự kịch tính cho trận đấu.

Với chiến thắng của Hà Lan, chắc chắn châu Âu sẽ làm nên lịch sử ở World Cup khi lần đầu tiên có một đại diện của lục địa già giành chức VĐ ở một giải đấu được tổ chức bên ngoài châu Âu, thành tích chứng tỏ sự lớn mạnh và phát triển vững chắc của bóng đá châu lục. Nhiều đội đã dám phá bỏ nét truyền thống vốn có để xây dựng một lối chơi mới phù hợp hơn và quan trọng, đủ sức giúp họ vươn tới thành công. Đức không còn là chiếc "Xe tăng" cũ kỹ, chậm chạp mà thay vào đó là một đấu pháp tấn công trẻ trung hơn, tươi mới hơn còn Hà Lan lại đi theo chiều ngược lại. Họ dám từ bỏ chiến thuật "tấn công tổng lực" do chính họ khai sinh để hình thành phong cách mới đầy chất thực dụng, tuy không còn hoa mỹ, đẹp mắt nhưng lại ổn định hơn, vững chãi hơn, khiến người hâm mộ không còn cảm giác "mong manh dễ vỡ" khi xem Hà Lan thi đấu.

Các cầu thủ Hà Lan vui sướng khi lần thứ 3 lọt vào CK World Cup

Lần lượt hai ĐT của Nam Mỹ bị hạ gục dưới tay "đoá Tulip có gai" đều theo cùng một kiểu: không cần chơi hay hơn, không cần áp đảo, sẵn sàng chịu lép vế tuy nhiên ở những thời khắc quyết định, luôn biết cách hạ sát đối thủ bằng những đón đánh chí mạng. Tại trận bán kết, họ đã có phần lấn lướt đối thủ trong hiệp đầu và mở tỷ số trước bằng bàn thắng đẹp như mơ của đội trưởng Van Bronckhorst nhưng tình thế đã đảo ngược sau khi người đội trưởng còn lại, Diego Forlan toả sáng với pha ghi bàn tuyệt diệu không kém. Kể từ đó, Uruguay đã thi đấu khởi sắc hơn hẳn, lấn át sắc Cam cho đến tận phút 70. Sneijder tiếp tục trở thành "đấng cứu thế" của Hà Lan với bàn thắng vừa may mắn (đập chân cầu thủ đội bạn) vừa thiếu công bằng với Uruguay (Van Persie đã việt vị nhưng không có tiếng còi nào vang lên). Được đà lấn tới, Hà Lan giáng nốt cú đấm cuối cùng vào thẳng mặt Uruguay sau cú đánh đầu chuẩn xác của Robben. Những gì Uruguay làm được trong thời gian còn lại khi tinh thần đã xuống mức thấp nhất chỉ là một bàn an ủi nữa, ấn định kết quả căng thẳng 2-3. Dù cho có không ít người sẽ lại cho rằng thắng lợi này của Hà Lan là không thuyết phục nhưng cần phải công nhận, "số mệnh Đế vương" đang đến với thày trò Van Marwijk

bởi họ đã hội tụ đầy đủ "thiên thời, địa lợi, nhân hoà" để bước lên đỉnh cao nhất của bóng đá thế giới.

Lần duy nhất hai đội gặp gỡ nhau trong lịch sử là trận đấu vòng bảng World Cup 1974 với thắng lợi 2-0 thuộc về Hà Lan. Gạch nối duy nhất giữa 2 trận này là cha con nhà Forlan. Hồi đó,Pablo Forlan đã có mặt trong đội hình Uruguay và 36 năm sau, đến lược người con trai của ông, Diego Forlan có duyên gặp đối thủ Hà Lan với chiếc băng đội trưởng trên vai (do trung vệ Lugano dính chấn thương). Cả hai đều đã thèm khát từ quá lâu một suất trong trận chung kết World Cup (Hà Lan đã 32 năm còn Uruguay thì hơn 50 năm rồi). Trận bán kết này, cả hai đội đã có rất nhiều thay đổi do tình hình chấn thương và thẻ phạt. Bên phía Uruguay, Diego Godin đã đảm nhận vị trí trung vệ thay cho Lugano còn  Martin Caceres, hậu vệ đang thuộc sở hữu của Barcelona, lần đầu tiên được ra sân ở World Cup lần này thi đấu ở cánh trái thay cho Fucile bị treo giò. Với sự vắng mặt "người hùng" ở trận trước, Luis Suarez nên HLV Tabarez quyết định chỉ sử dụng hai tiền đạo (Forlan - Cavani). Walter Gargano được tăng cường cho hàng tiền vệ và Alvaro Pereira trở lại đội hình xuất phát. Về phần Hà Lan, cả cầu thủ trẻ sáng giá Van der Wiel và Nigel De Jong đều không thể thi đấu do thẻ phạt vì thế Khalid Boulahrouz và Demy de Zeeuw có cơ hội được góp mặt ở giải bóng đá lớn nhất hành tinh. Joris Mathijsen đã bình phục chấn thương và nhanh chóng lấy lại vị trí trung vệ, đẩy "người đóng thế" Andre Ooijer lên băng ghế dự bị.

Tải chương trình xem tại đây để xem nội dung tệp này.

Trái với dự đoán, hai đội đã giữ một nhịp độ khá nhanh ngay từ đầu trận. Đặc biệt, "Cơn lốc màu Da cam" đã không còn giữ lối chơi đã được định hình dưới thời của Bert Van Marwijk (chơi châm, chắc chắn, an toàn bên phần sân nhà và rình rập chờ cơ hội ở tuyến trên) mà thay vào đó là cách đá mang nhiều hơi hương gần với bản sắc truyền thống (tấn công tổng lực). Họ dâng cao đội hình hơn, mạnh dạn lên bóng nhiều hơn về khung thành đối phương với tốc độ khá cao. Phút thứ 4, thủ môn Muslera mắc sai lầm trong pha lao ra cản phá, để bóng tới chân của Kuyt nhưng tiền vệ của Liverpool lại dứt điểm ra ngoài. Hà Lan tấn công đa dạng, từ nhiều hướng khác nhau và vấp phải sự kháng cự mãnh liệt của Uruguay. Đội bóng Nam Mỹ tổ chức bắt người chặt từ giữa sân, hạn chế tối đa sự nguy hiểm và bùng nổ của các cầu thủ đến từ xứ sở hoa Tulip.

Tuy nhiên, đội chơi hay hơn đã tìm được bàn thắng nhờ "siêu phẩm" của đội trưởng Van Bronckhorst. Phút 18, nhận bóng từ cự ly hơn 30m, chếch bên cánh trái, hậu vệ đã 35 tuổi này quyết định thực hiện cú sút sấm sét, đưa bóng thẳng tiến về góc cao, đập mạnh vào cột dọc trước khi đi vào lưới trong sự bất lực tột cùng của Muslera. Đây chắc chắn là bàn thắng đẹp nhất mà Van Bronckhorst ghi được cho ĐT Hà Lan trong hơn 100 lần khoác áo. Hậu vệ của Feyenoord đã tuyên bố sẽ giã từ ĐTQG sau World Cup nên anh đang cháy hết mình cho giải đấu quốc tế cuối cùng. Tác phẩm nghệ thuật được vẽ nên từ đôi chân của người đội trưởng đã tạo lợi thế tâm lý cho Hà Lan và họ tiếp tục kiểm soát được thế trận.

Uruguay đã chơi không tồi nhưng gục ngã vào những thời khắc quyết định

Oranje vẫn chủ động trong cả tấn công và phòng ngự còn người Uruguay đang loay hoay trong việc tìm kiếm bàn gỡ hoà. Cách chơi tấn công khá đơn điệu của thày trò Tabarez dễ dàng bị hàng thủ chắc chắn của Hà Lan hoá giải. Uruguay thường xuyên phải lựa chọn giải pháp sút xa và ít khi tiếp cận được khu vực 16m50. Trong giây phút khó khăn và bế tắc như thế này, rất cần sự toả sáng của một cá nhân để giải quyết tình hình và điều đó đã xảy đến với ĐT 2 lần VĐTG. Phút 41, ở khoảng cách gần 35m, Diego Forlan đặt lòng bằng chân trái, vẽ nên một đường cong hoàn mỹ và trái bóng vòng qua đầu Heitinga rồi đánh bại nốt Stekelenburg. Phải xem kỹ lại pha quay chậm mới có thể tận hưởng được hết độ khó và đẹp mắt của bàn thắng này. Thêm một lần, Diego Forlan chứng tỏ vai trò không thể thay thế của anh trong đội hình Uruguay không chỉ ở số bàn anh có được tại World Cup (4).

Trận đấu quay về vạch xuất phát và với người Hà Lan, nó không nằm ngoài xu thế chung tại giải đấu lần này: cân bằng trong hiệp đầu để rồi sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong hiệp đấu thứ hai. Sau giờ nghỉ, HLV Van Marwijk thể hiện quyết tâm giải quyết trận đấu trong 90 phút khi rút bớt một cầu thủ chuyên phòng ngự (Demy de Zeeuw), thay vào đó là một ngôi sao tấn công (Rafael Van der Vaart). Đại diện của châu Âu chấp nhận mạo hiểm trong khi Uruguay chắc chắn sẽ giữ vững lối chơi thực dụng của mình và trông chờ Forlan sẽ lại một lần nũa toả sáng, đem về pha lập công quyết định. Phút 50, Boulahrouz chuyền về hết sức bất cẩn, buộc Stekelenburg phải rời bỏ khu cấm địa lao lên cản phá và Alvaro Pereira có cơ hội sút bóng về khung thành đã bỏ trống. May cho Hà Lan, lực đá không mạnh và Van Bronckhorst kịp thời quay về, đánh đầu giải nguy. 

Hãy truy cập vào "Vui cùng World Cup 2010" để dự đoán kết quả các trận đấu của World Cup 2010 và trúng trưởng với Bongda24h

Khá bất ngờ trong quãng thời gian đầu hiệp 2, Uruguay mới là đội tạo ra nhiều pha sóng gió hơn nhờ khả năng phản công sắc sảo còn Hà Lan chưa thể có được sự đột biến cần thiết để phá vỡ bức tường phòng thủ dày đặc của đối thủ dù đã có thêm người. Van der Vaart không để lại một dấu ấn nào, Robben thường phải dẫn bóng khi trước mặt có tới 2-3 cầu thủ đội bạn trong khi Sneijder đánh mất hẳn những đường chuyền nguy hiểm như mọi khi. Cánh phải của Boulahrouz tiếp tục là bị Uruguay khai thác triệt để. Phút 67, họ được hưởng quả đá phạt chếch bên cánh này. Dĩ nhiên, Diego Forlan là người thực hiện và lần này anh sút bóng ở tầm thấp bằng chân phải nhưng Stekelenburg đã chơi tập trung, đổ người cứu thua cho đội nhà.

Vài phút sau, "Cơn lốc màu Da cam" mới bắt đầu có pha đáp trả thực sự nguy hiểm đầu tiên. Van Persie đẩy bóng thuận lợi cho Van der Vaart co chân dứt điểm căng về góc xa, buộc Muslera phải trổ tài. Bóng bật ra đến đúng vị trí của Robben và cầu thủ của Bayern Munich nhẹ nhàng kết thúc vọt xà ngang khi cầu môn trước mặt đã rộng mở. Không nên trách cứ Robben ở tình huống này bởi anh không đá bằng chân thuận (chân trái) nên thiếu chính xác cũng là điều thường tình và mấy ai hoàn hảo "đá hai chân như một" giống Diego Forlan. Đến phút 70, sức ép được giải toả với người Hà Lan khi họ ghi được bàn thứ 2 khá tranh cãi dù chơi không hay hơn đối thủ bao nhiêu. Linh hồn trong lối chơi của Oranje, số 10 Wesley Sneijder thực hiện cú sút không mạnh từ ngoài vòng cấm và lẽ ra đã chẳng có điều gì xảy ra nếu nó không khẽ chạm vào chân một cầu thủ Uruguay, khiến Muslera dù rất nỗ lực nhưng cũng đành bó tay. Trong tình huống này, Van Persie dường như đã đứng phía dưới hàng thủ của Uruguay và ngay cả khi anh không chạm chân vào bóng nhưng trọng tài hoàn toàn có thể thổi phạt việt vì bởi anh rõ ràng có ý định tham gia vào bàn thắng của Sneijder (cầu thủ của Arsenal cũng chắn tầm nhìn của Muslera). Sneijder đã có bàn thắng thứ 5 ở World Cup 2010, ngang bằng với thành tích của David Villa.

Wesley Sneijder lại một lần nữa trở thành người hùng của Hà Lan tại World Cup 2010

Thắng lợi của thày trò Van Marwijk nhanh chóng được củng cố chỉ hai phút sau đó. Kuyt thoải mái tạt bóng từ cánh trái và Robben tuy hạn chế về chiều cao nhưng vẫn đủ sức bật cao đánh đầu rất khó, đưa bóng vào lưới Uruguay. Số phận trận đấu gần như đã được định đoạt và đội quân của Oscar Tabarez đã buông xuôi. Họ không còn chút động lực nào để tiến hành những đợt lên bóng còn hàng thủ cũng đã rệu rã, mất hết nhuệ khí chiến đấu, để lộ ra hàng đống sơ hở cho đối thủ tận dụng. Nếu hàng công Hà Lan nắn nót hơn thì có lẽ cách biệt của trận đấu đã được tăng lên. Đáng tiếc nhất là pha tăng tốc của Arjen Robben nhưng khi đối đầu với Muslera, anh lại kết thúc như thể "sợ trái bóng bị đau" và thủ môn đang khoác áo Lazio dễ dàng ôm gọn. Khi Diego Forlan bị đưa ra khỏi sân, ai cũng hiểu mọi việc đã xong xuôi.

Những tưởng trận đấu sẽ chấm dứt trong êm đềm thì diễn biến bất ngờ đã xảy đến trong thời gian bù giờ, làm tăng sự kịch tính, đúng với tính chất một trận bán kết World Cup. Trong một pha phối hợp đá phạt, Maximiliano Pereira quyết định dùng chân trái tung ra cú đặt lòng hiểm hóc, đi qua một rừng chân trong vòng cấm và hạ gục nốt chốt chặn cuối cùng Stekelenburg. Chút hy vọng mong manh lại ùa về với Uruguay và họ dồn lên bằng tất cả sức lực có thể, khiến không ít CĐV Hà Lan phải nơm nớp lo sợ. Rất may không có chuyện gì xấu xảy ra và Hà Lan bảo vệ an toàn tỷ số 3-2 cho đến khi hết trận. Cái quy tắc "đội nào giành chiến thắng trong cặp Brazil - Hà Lan" kiểu gì cũng lọt vào chung kết lại được ứng nghiệm ở World Cup lần này. Đây cũng là lần thứ 3, Hà Lan có mặt ở trận đấu cuối cùng của giải bóng đá lớn nhất hành tinh và hy vọng họ sẽ không lập nên hattrick về nhì.

Đội hình thi đấu
Uruguay:
1-Fernando Muslera; 3-Diego Godin, 6-Mauricio Victorino, 5-Walter Gargano, 16-Maximiliano Pereira, 22-Martin Caceres, 15-Diego Perez, 11-Alvaro Pereira (13-Sebastián Abreu 77'), 17-Egidio Arevalo, 7-Edinson Cavani, 10-Diego Forlan (21-Sebastian Fernandez 84')
Hà Lan: 1-Maarten Stekelenburg; 12-Khalid Boulahrouz, 3-John Heitinga, 4-Joris Mathijsen, 5-Giovanni van Bronckhorst; 7-Dirk Kuyt, 6-Mark van Bommel, 10-Wesley Sneijder, 14-Demy de Zeeuw (23-Rafael Van der Vaart 46'), 11-Arjen Robben (17-Eljero Elia 90'); 9-Robin van Persie

  • Bảo Phương


     Tư vấn đặc biệt, định hướng chiến thắng: soạn GO VIP  gửi 6789 
     Cửa Tài Xỉu "ngon ăn" nhất: soạn GO TX  gửi 6789 
     Nhận kết quả trực tiếp World Cup 2010: soạn BET KQ WC gửi 6389

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X