Thứ Bảy, 23/11/2024Mới nhất
Zalo

Hà Lan lần thứ 3 lọt vào CK: Phiên bản Pháp 1998?

Thứ Năm 08/07/2010 13:30(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
12 năm trước, ĐT Pháp của HLV Aime Jacquet đã bước lên ngôi vô địch thế giới mà gần như chấp nguyên hàng tiền đạo. Tại Nam Phi, điều tương tự đang diễn ra với Hà Lan, đội bóng từng sở hữu rất nhiều chân sút lừng danh trong lịch sử tham dự World Cup.
 
Đúng là bóng đá Hà Lan không thiếu những chân sút tầm cỡ thế giới. Từ Cruyff, Rensenbrink ở thập niên 70, Marco van Basten, người hùng EURO 1988, cho đến các cỗ máy làm bàn sau này như Berkamp, Patrick Kluivert hay van Nistelrooy. Nhưng đó là quá khứ. Còn hiện tại thật u ám, khi những sát thủ từ xứ sở hoa tulip đang dần biến mất. Jan Klaas Huntelaar từng được đánh giá sẽ nối gót van Nistelrooy, nhưng vẫn vật vã khẳng định mình kể từ khi rời Ajax. Trong khi đó, Robin van Persie vẫn chưa thể được coi là một cầu thủ lớn. Và những gì họ thể hiện ở Nam Phi đã minh chứng cho đẳng cấp tầm thường ấy. Hà Lan đang là đội ghi bàn nhiều thứ nhì tại VCK (sau Đức) với 12 bàn, nhưng cả van Persie và Huntelaar đều mới có đúng 1 lần lập công, tại vòng đấu bảng. 

ĐT Hà Lan đang đi theo hình mẫu của ĐT Pháp vô địch World Cup 1998
 
Màn trình diễn ấy khiến nhiều người liên tưởng đến ĐT Pháp ở France 98. Dạo ấy, Les Bleus đã khởi đầu rất ấn tượng khi bắt nạt hai đối thủ dưới cơ là Nam Phi (3-0) và Saudi Arabia (4-0), trong đó các tiền đạo đã ghi tới 5 bàn. Nhưng kể từ đó đến hết giải, họ im hơi lặng tiếng hoàn toàn, đặc biệt là tại vòng knock-out. Trước hàng phòng thủ vững chắc của Paraguay ở vòng 1/8, Pháp gần như bất lực cho đến khi trung vệ Blanc trở thành người hùng. Tại bán kết, khi bị Davor Suker dội một gáo nước lạnh, đội chủ nhà đã lội ngược dòng bởi cú đúp của... hậu vệ Lilian Thuram.
 
Điều đáng chú ý là trong đời cầu thủ quốc tế của Thuram chỉ có vẻn vẹn hai bàn đó mà thôi. Còn trong trận chung kết với Brazil thì chiến công thuộc hoàn toàn về hàng tiền vệ với cú đúp của Zidane và bàn ấn định tỷ số của Emmanuel Petit. Ngày ấy, Henry và Trezequet còn quá trẻ, Dugarry chơi như một gã công tử yếu đuối, còn Guivarch là một trong những tiền đạo vụng về nhất giải. 
 
Sneijder, Robben và phần còn lại
 
Không hiểu van Persie có thấy ngượng mồm khi càu nhàu với HLV Bert van Marwijk rằng người đáng rời sân là Sneijder chứ không phải anh. Mang tiếng là chân sút chủ lực, chơi cao nhất, nhưng van Persie lạc lõng và chìm nghỉm ở tuyến trên. Trái lại, Sneijder đã có 5 bàn, trong đó có 4 tại vòng knock-out, dù rằng anh chơi trên hàng tiền vệ. Có cảm giác ở ĐT Hà Lan hiện tại, chỉ Sneijder và phần nào là Robben là ở một đẳng cấp khác hẳn so với phần còn lại.
 
Điều đó đặt ra một câu hỏi: nếu hai ngôi sao này bị bắt chặt, hoặc sa sút trong trận chung kết, thì Hà Lan sẽ đá kiểu gì? Vai trò của Sneijder ở VCK này gần giống như Zidane trước kia. Song những con người của Hà Lan hiện này thì khó có thể so sánh với ĐT Pháp dạo đó. Ở France 98, Pháp chỉ kém ở hàng tiền đạo, song những tuyến còn lại thì đầy chất lượng: từ thủ thành Barthez, bộ tứ Lizarazu, Blanc, Desailly, Thuram cho đến hàng tiền vệ với những cái tên như Deschamp, Petit, Zidane. Tại Nam Phi 2010, Hà Lan không chỉ yếu về hàng tiền đạo, mà hàng phòng thủ của họ, với bộ đôi Mathijsen-Heintinga, không thực sự vững chắc. Việc để thủng lưới 4 bàn/3 trận ở vòng knock-out là một ví dụ.
 
Nhưng có một dấu hiệu cho thấy rất có thể Hà Lan sẽ noi gương Pháp 12 năm về trước. Siêu phẩm của hậu vệ đội trưởng van Bronkhorst vào lưới Uruguay vừa qua là một bằng chứng cho thấy, khi hàng tiền đạo im tiếng, Hà Lan vẫn có thể tin tưởng vào những người hùng giấu mặt khác, chứ họ không chỉ biết có Sneijder và Robben.

 
 

Pháp 1998
Vòng bảng (viết hoa là tiền đạo)
12/06/98 Pháp - Nam Phi 3-0 (DUGARRY, HENRY, Issa og)
18/06/98 Pháp - Saudi Arabia 4-0 (HENRY 2, TREZEQUET, Lizarazu)
24/06/98 Pháp - Đan Mạch 2-1 (Djokaeff, Petit)

Vòng knock-out
28/06/98 Pháp - Paraguay 1-0 (Blance)
03/07/98 Pháp - Ý 0-0 (4-3pen)
08/07/98 Pháp - Croatia 2-1 (Thuram 2)
12/0798 Pháp - Brazil 3-0 (Zidane 2, Petit)

Hà Lan 2010
Vòng bảng
14/06/10 Hà Lan - Đan Mạch 2-0 (Kuyt, Agger phản lưới)
19/16/10 Hà Lan - Nhật Bản 1-0 (Sneijder)
25/06/10 Cameroon - Hà Lan 1-2 (VAN PERSIE, HUNTELAAR)

Vòng knock-out
28/06/10 Hà Lan - Slovakia 2-1 (Robben, Sneijder)
02/07/10 Hà Lan - Brazil 2-1 (Sneijder 2)
07/07/10 Uruguay - Hà Lan 2-3 (van Bronkhorst, Sneijder, Robben)
12/07/10 Hà Lan - Đức/TBN ?-?

6: Số trận thắng của Hà Lan tại vòng chung kết World Cup 2010 và họ chỉ còn 1 trận thắng quan trọng nữa là lặp lại thành tích của Brazil năm 2002.
10: Số chiến thắng liên tiếp của Hà Lan. Trong khi trận thua ở bán kết là thất bại đầu tiên của Uruguay sau 10 trận.
14: Số trận thắng liên tiếp của Hà Lan kể từ chiến dịch vòng loại World Cup cho tới thời điểm hiện tại, một con số kỷ lục và rất ấn tượng.
28: Độ tuổi trung bình của đội hình ra sân Hà Lan trận gặp Uruguay là 28 năm và 342 ngày – già nhất trong các kỳ dự World Cup của ‘Cơn lốc màu da cam” kể từ năm 1978.


(Theo Thể Thao Văn Hoá)
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X