Thứ Sáu, 15/11/2024Mới nhất
Zalo

Hà Lan – Brazil: Samba chặn “lốc”

Thứ Sáu 02/07/2010 08:11(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

(Bongda24h) – Xét về cả yếu tố lịch sử lẫn phong độ, lối chơi và con người, Brazil đều được đánh giá nhỉnh hơn Hà Lan. Chính vì vậy, các vũ công Samba sẽ là “cửa trên” trong cuộc chạm trán với đối thủ nhiều duyên nợ trong các vòng chung kết World Cup. Hơn nữa, lịch sử cũng chứng minh rằng, đội nào thắng ở cặp đấu này sẽ có mặt tại chung kết, và thậm chí là giành chức vô địch.

Xem thống kê, nhận định của chuyên gia về trận đấu
>>> HLV Dunga ngán nhất Arjen Robben
>>> Đại chiến Brazil - Hà Lan: Những điểm nóng trên sân
>>> Hà Lan - Brazil: Tiếng nói lịch sử: Thắng là vào chung kết

Lịch sử đối đầu Brazil - Hà Lan tại các vòng chung kết World Cup đang nghiêng về phía các vũ công Samba. Trong 3 lần đối đầu tại các vòng chung kết World Cup các năm 1974, 1994 và 1998, Hà Lan chỉ được giành thắng lợi trong trận đấu đầu tiên, còn ở hai lần chạm trán sau đó, họ đều phải nhận trái đắng, dù chỉ thua sát nút.

36 năm trước, bàn thắng của thánh Johan Cruyff và “Johan đệ nhị” Neeskens giúp Hà Lan vượt qua đối thủ với tỷ số 2-0. Đó là thời kì vàng son của bóng đá Hà Lan, khi họ khai sinh ra thứ bóng đá tấn công tổng lực làm khuynh đảo cả thế giới của HLV Rinus Michel. Nhưng cuối cùng, ở hai trận chung kết 1974 và 1978, họ vẫn thất bại trước Tây Đức của Beckenbauer và Argentina của “Matador” Kempes. Không thể đăng quang trên đỉnh thế giới, Hà Lan được gắn với cái tên khá đau đớn: “kẻ thất bại vĩ đại”.


Dunga trong trận đấu giữa Brazil và Hà Lan ở World Cup 1994

Tròn 20 năm sau lần gặp nhau đầu tiên, Brazil và Hà Lan có cuộc đọ sức ở vòng tứ kết khi World Cup được tổ chức trên đất Mỹ. Các cầu thủ của xứ sở Samba đã vươn lên dẫn trước 2-0 nhờ công của cặp tiền đạo Bebeto – Romario. Đây cũng là trận đấu ghi đậm dấu ấn của màn ăn mừng bàn thắng “ru con” nổi tiếng của Bebeto. Thế nhưng, “Cơn lốc màu da cam” đã kiên cường gỡ hòa với hai bàn thắng từ pha xoay trở trong vòng cấm quen thuộc của Bergkamp và cú đánh đầu mạnh như búa bổ của Winter – điểm yếu cố hữu của hàng thủ Samba. Tuy nhiên, cuối cùng Selecao vẫn giành chiến thắng nhờ cú sút phạt sấm sét từ khoảng cách 35 mét của hậu vệ trái Branco (có hai pha sút bóng tương tự, cú sút đầu tiên đi căng và bị thủ môn đẩy ra, nhưng đến cú sút thứ hai anh đã thành công). Kết thúc giải đấu năm ấy, Brazil đoạt cúp vàng lần thứ 4 trong lịch sử sau khi hạ bệ người Ý ở chung kết.

Hãy truy cập vào "Vui cùng World Cup 2010" để dự đoán kết quả các trận đấu Hà Lan - Brazil và trúng trưởng với Bongda24h

Trên đất Pháp 4 năm sau đó, hai đội lại gặp nhau ở vòng bán kết. Trận đấu diễn ra đầy kịch tính và căng thẳng sau 120 phút thi đấu. Tỷ số hòa 1-1, với hai bàn thắng được ghi bởi pha đột phá thẳng vào trung lộ rồi “xâu kim” thủ môn của Ronaldo và cú bật nhảy đánh đầu dũng mãnh của Kluivert (lại là đánh đầu!). Tuy nhiên Hà Lan tiếp tục là đội kém may mắn khi Cocu và Ronald de Boer không thể thắng được Taffarel trên chấm 11m cân não.

Trên băng ghế chỉ đạo của hai đội lúc này, có hai nhân vật gắn liền với các cuộc đối đầu năm 1994 và 1998, đó là HLV Dunga – cựu tiền vệ phòng ngự, người đã chơi trọn vẹn từng phút ở hai trận kể trên, và trợ lý HLV Frank de Boer – cầu thủ dự bị ở trận cầu năm 1994 và có mặt trong chiến bại năm 1998. Có lẽ, cơn ác mộng bị loại bởi người Brazil vẫn chưa nguôi ngoai trong tâm trí Frank de Boer, trong khi Dunga lại có được sự tự tin khi ông tỏ ra quá hiểu Hà Lan.

Nhiều người cho rằng, sau những gì Brazil lẫn Hà Lan đã thể hiện từ đầu giải, NHM không nên quá hy vọng vào một trận đôi công đẹp mắt. Họ đang đặt lên hàng đầu tính thực dụng, hiệu quả và những toan tính được – thua. Vì vậy, cuộc đối đầu Brazil và Hà Lan ở vòng tứ kết World Cup 2010 sẽ là một trò chơi thử tính kiên nhẫn. Ai biết kiên nhẫn chờ đợi đối phương bộc lộ sai lầm, kẻ đó sẽ giành chiến thắng.

ĐT Brazil: Điệu Samba trên đôi chân hàng thủ

Trong ký ức của người hâm mộ, Brazil là đội bóng của những ngôi sao tấn công giàu kỹ thuật. Không kể thời của Pele đã xa lắm rồi, từ Zico, Socrates cho tới Romario và Ronaldo... đều xứng với mỹ danh những nghệ sĩ sân cỏ. Tuy nhiên, giờ đây, dưới thời một HLV từng là cầu thủ phòng ngự, Brazil đang theo đuổi lối đá thực dụng khoa học nhưng tương đối hiệu quả.

Tại VCK World Cup 2010, nếu Brazil có thể bước lên bục vinh quang, công đầu phải thuộc về các cầu thủ có nhiệm vụ phòng ngự. Brazil đang rất mạnh và đều ở hai biên (Alves còn dự bị kia mà), đó là Maicon và Michel Bastos. Họ không chỉ giỏi phòng ngự, mà còn rất hiệu quả khi dâng cao tấn công. Sự hiện diện của Maicon và Michel Bastos ở hai biên thường đẩy hậu vệ cánh của đối phương về gần đầu sân bên kia, dập tắt ngay từ trong trứng nước mọi ý đồ tranh thủ phản công. Đồng thời, Maicon và Michel Bastos còn là những cầu thủ tấn công rất đáng gờm của đội tuyển Brazil. Bàn thắng để đời của Maicon trong trận gặp Bắc Triều Tiên là ví dụ điển hình.

Ngoài các hậu vệ biên, khi đối phương quá để tâm tới Kaka, Robinho hoặc Luis Fabiano, thì cặp đôi trung vệ Lucio và Juan cũng không ít lần cho thấy sự nguy hiểm khi thường xuất hiện trong các pha phản công, thậm chí chính Juan đã ghi bàn, còn Lucio thường xuyên đi bóng như thể một tiền vệ tổ chức trước vòng cấm đối phương. Được xếp đá chính ở trận thắng Chile, tiền vệ phòng ngự Ramires cũng tích cực tham gia tấn công chẳng kém. Bàn thắng thứ 3 của Brazil ở trận này có sự đóng góp rất lớn của anh. Có thể thấy, Dunga đã rất thành công trong việc xây dựng sức mạnh tổng lực từ các tuyến, điều mà Hà Lan chưa có được.

Ở Hà Lan lúc này, Robben gần như chiếm một nửa sức mạnh hàng công của họ. Trong khi Kuyt đơn giản chỉ là một chú ong cần mẫn nhiều khi tỏ ra vô hại, Van Persie đang lệch tâm ngắm, còn Sneijder mới có hai bàn thắng đến từ một tình huống “ăn may” (bóng đập chân hậu vệ Nhật đổi hướng) và không thể không ghi bàn (nhận đường chuyền dọn cỗ của đồng đội và sút vào lưới trống trận gặp Slovakia). Điều đáng nói là khi các chân sút này bế tắc, Hà Lan gần như chẳng còn phương án tấn công khả dĩ nào. Vì thế, nếu Bastos “bắt chết” Robben, Luico theo Van Persie như hình với bóng, còn Sneijder được Gilberto Silva chăm sóc chu đáo, Hà Lan khó có thể tìm đường vào cầu môn Cesar.

Dự đoán: Brazil thắng 2-0

Đội hình dự kiến:

Brazil (4-4-2): 1-Julio Cesar; 2-Maicon, 3-Lucio, 4-Juan, 6-Michel Bastos; 17-Josue, 8-Gilberto Silva, 13-Daniel Alves, 10-Kaka; 11-Robinho, 9-Luis Fabiano.

Hà Lan (4-5-1): 1-Maarten Stekelenburg; 2-Gregory van der Wiel, 3-John Heitinga, 4-Joris Mathijsen, 5-Giovanni van Bronckhorst; 7-Dirk Kuyt, 6-Mark van Bommel, 8-Nigel de Jong, 11-Arjen Robben, 10-Wesley Sneijder; 9-Robin van Persie.

  • Phong Hải

Tư vấn đặc biệt, định hướng chiến thắng: soạn GO VIP  gửi 6789 
Cửa Tài Xỉu "ngon ăn" nhất: soạn GO TX  gửi 6789 
Nhận kết quả trực tiếp World Cup 2010: soạn BET KQ WC gửi 6389
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn. 

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X