Thứ Sáu, 27/12/2024Mới nhất
Zalo

Hà Lan - Brazil, còn 2 ngày: Thay đổi tư duy

Thứ Tư 30/06/2010 13:40(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Sau mỗi thất bại, việc đầu tiên người ta cần làm là thay đổi. Thay đổi con người. Thay đổi tư duy. Brazil và Hà Lan thay đổi cả hai.

Khi nhắc đến trường phái tấn công ở cấp ĐTQG, Brazil và Hà Lan luôn là 2 cái tên được nhắc đến đầu tiên. Tấn công kiểu Samba là ngẫu hứng, kỹ thuật cá nhân siêu việt của các nhân. Brazil 1982 của Zico là biểu tượng. Tấn công kiểu Lốc da cam được đúc kết ở khái niệm bóng đá tổng lực, coi trọng yếu tố tốc độ, kiểm soát bóng và tính tổ chức. Hà Lan của Cruyff những năm 70 thế kỷ trước là đại diện tiêu biểu của trường phái này. Brazil của Zico và Hà Lan của Cruyff đặt mục tiêu chinh phục tình yêu và mang lại niềm hứng khởi cho người hâm mộ lên trên tất cả. Đó là hai đội bóng thất bại vĩ đại nhất trong lịch sử.

Carlos Dunga đã biét kết hợp giữa chất Samba truyền thống và điểm mạnh của phong cách châu Âu

 
Là một người Brazil, hãy tin rằng Dunga tôn trọng truyền thống Samba. Nhưng khi được chọn làm HLV Brazil, Dunga hiểu rằng nhiệm vụ của ông không phải tiếp bước truyền thống ấy. Người ta (có thể chỉ là Liên đoàn bóng đá Brazil) cần Dunga mang về vinh quang, những thứ khác chỉ đóng vai trò phụ. Từ mục tiêu ấy, Dunga xây dựng đội bóng của riêng mình. Kỷ luật, tính tổ chức và tính hiệu quả được đề cao. Brazil chơi hay dần và mạnh dần trong 4 năm dưới triều đại Dunga. Nhưng người hâm mộ và giới truyền thông Brazil vẫn không thừa nhận đó là đội bóng mang phong cách Samba. Đó là đội bóng được xây dựng để chiến thắng. Phòng ngự để chiến thắng. Tấn công để chiến thắng. Phòng ngự phản công để chiến thắng. Không có "đất" cho khái niệm trình diễn, ngoại trừ các trận giao hữu.


Khái niệm Lốc da cam không còn thích hợp với Hà Lan tại World Cup 2010, ít nhất đến thời điểm này. Khái niệm "Lốc" thường gắn với tốc độ. Nhưng Hà Lan có lẽ là một trong những đội bóng triển khai bóng chậm nhất ở vòng 1/8. Chậm để chắc. Chắc để chiến thắng. Hoàn toàn dễ hiểu khi huyền thoại Johan Cruyff mới đây đăng đàn chỉ trích đội bóng quê hương: "Thứ bóng đá thực dụng ấy chưa từng xuất hiện trong lịch sử đội bóng. Khi World Cup kết thúc, chỉ có 1 trong số 32 đội là nhà VĐ mà thôi. Nhà VĐ cần đến rất nhiều thứ. Nhưng để chinh phục tình yêu người hâm mộ, điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay".


Cruyff cho rằng Chile chính là Hà Lan mới. Còn Hà Lan của Bert van Marwijk là gì? Đó là Brazil của Dunga thời gian đầu tại Copa America 2007: khô khan, xấu xí và thực dụng.

4-2-3-1, Hà Lan và Brazil

Sơ đồ 4-2-3-1 thống trị World Cup 2010. Pháp, Đức, Tây Ban Nha (không Torres), Argentina đá 4-2-3-1. Brazil và Hà Lan cũng đá 4-2-3-1.


Cùng sử dụng 4-2-3-1, nhưng Hà Lan của Bert van Marwijk khác hoàn toàn với Brazil của Dunga hoặc Hà Lan dưới thời van Basten. Với Hà Lan, 2 hậu vệ cánh hiếm khi tham gia tấn công, 2 tiền vệ trung tâm là De Jong và van Bommel cũng hiếm khi vượt qua 1/3 phần sân đối phương. Với cách vận hành này, đội hình Hà Lan chia ra 2 nửa rõ rệt. 6 người ở phần sân nhà chuyên lo khâu phòng ngự và thu hồi bóng còn 4 người, gồm Sneijder - Kuyt - Robben - van Persie, tự tổ chức tấn công.

Hà Lan toàn thắng ở World Cup năm nay. Nhưng phần lớn các bàn thắng của họ được tạo nên từ sự bùng nỗ của ngôi sao hoặc sai lầm của cá nhân. Trận thắng Slovakia là minh chứng rõ nét. Bàn mở tỷ số in đậm dấu ấn cá nhân, một đường phất dài thông minh của Sneijder và màn đột phát, sút bóng quen thuộc của Robben. Bàn thứ hai xuất phát từ sự ngây thơ của phía Slovakia, để Hà Lan thực hiện quả phạt "ăn cắp trứng gà".

Với cách vận hành như thế, Hà Lan thiếu tính chủ động trong cách tiếp cận khung thành đối phương. Khi đối phương chủ động phòng ngự với số đông ở phần sân nhà, Hà Lan gặp rất nhiều khó khăn để tìm đường vào khung thành. Lý do rất đơn giản là họ không dám đẩy cao 2 cánh và tiền vệ trung tâm. Brazil thì khác. Khi cần ghi bàn, Maicon và Bastos ở 2 cánh sẽ lao lên tham gia tấn công để đẩy cao sức ép. Khi đã có bàn thắng, Brazil sẽ đá như Hà Lan, chỉ cần 4 người ở phía trên, gồm Kaka, Elano, Robinho và Fabiano là đủ.
 

70: Brazil đã thắng 67 từ 96 trận World Cup, tỷ lệ chiến thắng đạt 70%.

50: Với Hà Lan, tỷ lệ chiến thắng đạt 50%. 40 trận ở World Cup, họ thắng 20, hòa 10, thua 10.

23: Với chiến thắng trước Slovakia, Hà Lan đã kéo dài chuỗi trận bất bại của mình lên con số 23 - kỷ lục của bóng đá Hà Lan.

11: Đó là số bàn thắng mà Brazil ghi vào lưới Chile ở 3 trận đấu mang tính knock-out của World Cup. Năm 1998, họ thắng Chile 4-1 ở vòng 1/8 còn năm 1962 thắng 4-2 ở bán kết.


(Theo Thể Thao Văn Hoá)
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X