Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

ĐT Pháp: Chưa phải là một màn “lột xác”

Thứ Sáu 28/05/2010 14:10(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Cầm bóng với thời lượng lên đến 60%, tung ra đến 26 cú sút (so với vỏn vẹn 7 pha bắn phá của Costa Rica), giành lấy chiến thắng bằng một cuộc lội ngược dòng, và một cầu thủ lần đầu tiên khoác áo ĐTQG (Valbuena, trong lần đầu tiên lên tuyển) ngay lập tức có bàn thắng ra mắt, cũng là pha lập công quyết định. Tất cả những điều ấy là đủ để khẳng định rằng người Pháp đã đổi thay một cách đột xuất với công thức 4-3-3?

Câu trả lời chắc chắn là KHÔNG, cho dù người Pháp đã trình diễn một diện mạo thật sự giàu sức sống, với quân số tấn công trong đội hình xuất phát trước Costa Rica lên đến 5 người! Đó là một “Les Bleus” rất năng động và liên kết tốt, một màn trình diễn khác hẳn so với chính họ trong chiến dịch vòng loại. Và một trận đấu hiếm hoi dưới thời Domenech, chiến thắng của Pháp ít nhiều thể hiện được chất lượng lối chơi tập thể. Thế nhưng, dù đã có một màn lên dây cót tinh thần rất tốt, không thể bảo rằng đội Pháp đã “lột xác” với 4-3-3.

ĐT Pháp đã thật sự tiến bộ rõ rệt?


Hãy bắt đầu từ chính hệ thống mới mà ông Domenech đã áp dụng cho tuyển Pháp: Nó hoàn toàn thiếu đi sự cân bằng. Với chỉ mình Toulalan đóng vai trò đánh chặn từ tuyến 2, và anh được hỗ trợ khá yếu ớt từ Yoann Gourcuff, một tiền vệ dẫn dắt thuần túy và Florent Malouda, người vốn chỉ được biết đến với khả năng chạy cánh, trong hệ thống tiền vệ 3 người, Pháp chỉ có thể tạo được thế trận lấn lướt trước một đối thủ thua kém rất xa về trình độ kỹ thuật là Costa Rica.

Hiện tại, không một đội bóng lớn nào có thể nuôi tham vọng lên ngôi ở World Cup với cách sắp xếp mạo hiểm ấy. Hãy nhớ lại thất bại của Brazil năm 2006, với chỉ mình Ze Roberto đóng vai trò “xách nước” cho bộ tứ cầu thủ tấn công có thể nói là hay nhất thời điểm bấy giờ: Ronaldo “béo” – Adriano (cũng béo) – Ronaldinho – Kaka. Năm ấy, Pháp cũng đã đi đến trận chung kết nhờ những bước chạy bất hủ của Zidane, nhưng để tạo “đất” cho Zizou phô diễn, họ phải cảm ơn cặp Vieira – Makelele.

Sơ hở ấy bộc lộ rất rõ trong bàn thua đầu tiên: Khi Toulalan lùi xuống quá thấp để hỗ trợ hàng thủ, không một ai hỗ trợ cho anh, để lộ khoảng trống cho tiền vệ Hernandez của Costa Rica dễ dàng dẫn bóng sâu xuống và dứt điểm ở một vị trí rất trống trải. Ở tình huống ấy, coi như đội Pháp bị “đứt” thành 2 khúc: 5 cầu thủ tấn công của họ (Malouda, Gourcuff, Ribery, Govou, Anelka) không hỗ trợ cho 5 cầu thủ làm nhiệm vụ phòng ngự, hoặc chí ít là chiếm lấy các khoảng trống mà các cầu thủ phòng ngự để lại do đội hình lùi xuống khi đối phương nắm quyền tấn công.

Đó là điểm yếu rõ rệt của hệ thống được cho là đem lại diện mạo rất mới mẻ cho tuyển Pháp. Và ngay cả ở mặt trận tấn công, khả năng mà thầy trò Domenech được đánh giá khá cao ở trận này, vẫn tồn tại một điểm yếu cố hữu: Họ dứt điểm rất thiếu chính xác. 26 pha dứt điểm cho 2 bàn thắng. Một đến từ pha phản lưới nhà của hậu vệ đối phương, và bàn còn lại dù được thực hiện rất xuất sắc, nhưng câu hỏi là liệu người tung ra cú đá chết chóc ấy (Valbuena) liệu có bao nhiêu % cơ hội tỏa sáng ở World Cup? Hãy nhìn tấm gương của Dhorasso ở World Cup 2006 và Gomis ở Euro 2008.

Tất nhiên, điều tích cực là tuyển Pháp đã có một cú hích rất hiệu quả về mặt tinh thần trước World Cup, với những tín hiệu khả quan từ giải pháp lấy tấn công để bù đắp đi những tổn thất của lực lượng phòng thủ. Thế nhưng tính thực tiễn của sự đổi mới ấy, như đã nói, vẫn còn là một băn khoăn lớn cho thầy trò Domenech trước khi lên đường đến Mũi Hảo Vọng.

“Hiện tượng” Valbuena: Từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác

Có mặt trong danh sách 30 người, vẫn hiện diện trong số 24 cầu thủ còn lại sau đợt rút gọn lần thứ nhất, được giữ lại trong đội hình đi Nam Phi, và bây giờ là một bàn thắng ngay trong trận đầu tiên khoác áo ĐTQG chưa đầy 20 phút sau khi vào sân thay người, Valbuena đã san bằng hàng loạt những cột mốc đáng nhớ trong sự nghiệp quốc tế của một cầu thủ trong vỏn vẹn… 2 tuần.

Đó là phần thưởng cho những nỗ lực không biết mệt mỏi của tiền vệ nhỏ con này trong suốt chặng đường cuối mùa ở CLB, cho đến những nỗ lực tranh đấu để khẳng định mình ở Tignes. Ban đầu, anh vẫn không thể tin nổi khi biết tin mình có tên trong 30 người ở danh sách sơ bộ, thậm chí ngay cả khi đã được HLV Domenech giữ lại trong danh sách 23 người, đó vẫn là một ngạc nhiên lớn đối với Valbuena. Thế nhưng khi đối diện với càng nhiều những bất ngờ về sau, tiền vệ của Marseille càng tỏ ra chủ động trong việc nắm lấy cơ hội để khẳng định mình.

Cú đá xuất sắc vào lưới Costa Rica đã giúp anh tạo được ấn tượng rất mạnh lên HLV Domenech, và phần nào cứu vãn uy tín của HLV này, người thường đưa ra những quyết định sai lầm. Thông điệp của Valbuena: “Ông đã trao cho tôi cơ hội, tôi sẽ chứng tỏ rằng tôi xứng đáng với cơ hội ấy, và tạo điều kiện cho ông chứng tỏ lại năng lực với người hâm mộ Pháp”.

Những bước tiến chóng mặt của tiền vệ CLB Marseille trong thời gian qua đã chứng tỏ rằng phong độ của anh đạt điểm rơi rất tốt vào thời điểm World Cup cận kề. Thế nhưng điều ấy cũng làm dấy lên những băn khoăn rằng liệu Valbuena có đi vào vết xe đổ của Gomis ở kỳ Euro 2 năm trước? Tiền đạo CLB Lyon thậm chí đã lập một cú đúp ngay trong trận đầu ra mắt ở ĐTQG (Pháp thắng Ecuardo 2-0), là người thứ 2, sau… Zidane, lập được thành tích ấy. Thế nhưng cuối cùng thì 48 phút anh hiện diện trên sân ở Euro 2008 thực sự là một thảm họa cho hàng công chỉ ghi được đúng một bàn của Pháp ở giải đấu năm ấy.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X