Thứ Tư, 24/04/2024Mới nhất
Zalo

ĐT Anh: Thay màu thế hệ

Thứ Ba 29/06/2010 09:00(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

David Beckham ngồi bất lực trong khu huấn luyện chứng kiến Lampard, Gerrard, Rooney… gục ngã trước Đức, có thể xem đó là hình ảnh tiêu biểu nhất cho sự thoái trào của của “thế hệ Vàng” bóng đá Anh.

>>> Clip: Hành động "ngoáy mũi, đút tay vào mồm" xấu tệ của HLV Joachim Loew
>>> Báo chí "mổ" thất bại của ĐT Anh và vấn nạn trọng tài
>>> Thủ môn ĐT Đức thừa nhận đã "lừa" trọng tài
>>> Clip độc: ĐT Anh và trò đùa của số phận
>>> “Kẻ giết hại” ĐT Anh: “Ôi! Không! Lạy Chúa!"
>>> Dư âm thất bại của ĐT Anh: Phán quyết của số phận

1. Beckham ước mình có thể xỏ giày ra sân. Bởi có cảm giác ở sân Free State, ĐT Anh thiếu một cá tính mạnh như anh. Nếu có Becks, những cú sút phạt của Tam Sư sẽ hiểm nguy hơn nhiều. Nếu có Becks, những quả tạt bóng từ biên phải cũng sẽ có độ chuẩn xác cao hơn. Nhưng đấy là ta đang nói đến Beckham ở mùa World Cup trước. Bây giờ, tuổi 35, người ta nhớ đến Becks thay cho nỗi thất vọng trước màn trình diễn của những người gánh trọng trách mang Vàng về nước Anh.

Chẳng ai hiểu, một Lampard bùng nổ ở giai đoạn cuối mùa mang chức vô địch Premiership về cho Chelsea đã ở đâu? Chẳng ai tin, một Gerrard thủ lĩnh tại Liverpool và luôn được HLV Capello tin tưởng tuyệt đối lại đánh mất mình dễ thế. Họ chỉ là 2 trong số những cầu thủ trực tiếp thi đấu vô hồn trên sân, là mục tiêu công kích của dư luận Anh sau thảm bại trước Đức. Năm nay, Lampard 32 tuổi, còn Gerrard đã 30. Đến EURO 2012, chắc gì Tam Sư còn cần họ!

ĐT Anh cần một cuộc cải tổ sâu rộng sau thảm bại ở World Cup 2010

2. Tới đây, liệu có ai còn nhớ đến lời từ chối tham dự World Cup 2010 của Paul Scholes? Tiền vệ già của M.U nói lời hiệu triệu của HLV Capello đến quá muộn. Quá muộn được hiểu rằng Scholes không còn đủ thời gian để chuẩn bị cho mình cả về thể chất và tinh thần. Sau những năm tháng lăn lộn trong màu áo ĐT Anh, chắc khát khao lên đỉnh cùng Tam Sư của Scholes vẫn lớn lắm. Nhưng anh từ chối tới Nam Phi vì sợ lấy suất của một người trẻ hơn.

Scholes sợ cũng phải. Bởi nếu có thêm một người ở độ tuổi ngoài 30 như anh, ĐT Anh hẳn đã đi chinh phục World Cup bằng đội hình còn già hơn cái danh sách 23 người cỗi nhất trong lịch sử bóng đá Anh mà Capello chọn mặt gửi vàng. Bây giờ, quyết định đó đã đúng. Tam Sư phải dừng bước ngay ở vòng 1/8 World Cup 2010 chủ yếu do chính sự già cỗi hằn trên nét mặt, qua thể lực, tốc độ và niềm khát khao, đam mê chiến đấu không còn được như trước.

Nếu không nhầm, ở quê nhà, ĐT Anh còn vô khối tài năng trẻ triển vọng như Walcott, A.Young, Agbonlahor… Họ đều không được trao cho cơ hội thể hiện, như cách Argentina, Chile hay Đức đang làm rất thành công ở World Cup 2010.

3. Sai lầm trong thất bại của ĐT Anh thuộc về ai? Capello, các cầu thủ hay những người làm bóng đá Anh? Sẽ có một quan điểm trung dung rằng tất cả đều có lỗi, hoặc lỗi không của riêng ai. Thất bại là một phần của cuộc chơi và chủ yếu xảy đến do kém may mắn. Thật nực cười, sách vở và xáo rỗng!

Trong chỉ 3 tháng qua, FA chia tay 2 nhân vật quyền lực nhất, đó là chủ tịch và GĐĐH. Nguyên nhân gì khiến thượng tầng FA đảo lộn cận ngày Cúp thế giới khởi tranh? Có cảm giác, sự yếu kém trong quản lý đã dẫn đến nhiều sai lầm của FA. Tổ chức quyền lực nhất bóng đá Anh dễ dàng bị Premiership giàu có chi phối. Hệ quả trực tiếp nhất là công tác đào tạo trẻ bị bỏ xó, các ngôi sao bị các CLB lớn bòn rút tâm lực đến kiệt quệ, hết cảm hứng cho World Cup.

Chưa biết Capello còn ở lại với ĐT Anh theo hợp đồng đến hết EURO 2012 hay không. Nhưng có một điều ai cũng hiểu, đó là bóng đá Anh cần một diện mạo mới khi “thế hệ Vàng” của Beckham, Lampard nói lời chia tay. Thử nghĩ xem, tại World Cup 2014, ĐT Anh sẽ đến Brazil bằng thế hệ nào?

ĐT Anh của năm 2014?: Hart (27 tuổi); Johnson (29), Rodwell (23), Dawson (30), Gibbs (24); Huddlestone (27), Milner (28); Lennon (27), Wilshere (22), A.Johnson (26); Rooney (28).

Năm nguyên nhân khiến đội tuyển Anh thảm bại

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thất bại lịch sử của ĐT Anh. Nhưng tựu trung, có 5 nhân tố chủ yếu tác động đến cuộc chơi, đủ để lý giải thỏa đáng cho trận thua tan nát của Tam Sư trước Đức…

Hàng thủ thiếu tổ chức: Carragher đã trở lại sau án treo giò, King cũng đã có thể thi đấu sau chấn thương. Nhưng người đá cặp trung vệ với Terry vẫn là Upson. Sự lơ là và lỏng lẻo của Upson là nguyên nhân chính khiến ĐT Anh bị thủng lưới trước. Nhưng chưa hết, khoảng trống giữa Upson với Terry và giữa Upson với A.Cole lộ ra quá lớn, đủ để cánh phải hùng mạnh của ĐT Đức khai thác. Vấn đề là ngay cả một thủ lĩnh kỳ cựu như Terry cũng chẳng biết cách nâng người đồng nghiệp lên.

Sai lầm của trọng tài: Ông trọng tài chính Jorge Larrionda từng dính phốt bỏ qua bàn thắng tương tự hồi năm 2003. Tình huống từ chối bàn thắng đã qua vạch vôi tới hơn nửa mét của Lampard, lỗi lớn nhất không thuộc về Larrionda. Bởi vị trợ lý (trọng tài biên) Espinosa đã lắc đầu. Nhưng ít nhất, từ phản ứng của các tuyển thủ Anh, Larrionda cũng nên cân nhắc và tham khảo trọng tài bàn. Sau vụ này, uy tín của tổ trọng tài người Uruguay và thậm chí cả FIFA coi như mất hết.

Chiến thuật cứng nhắc: Capello vốn nổi tiếng với sự bảo thủ và cứng nhắc. Nhưng không ai nghĩ ở một đấu trường quan trọng và cần sự quyết đoán mang tính thời điểm như World Cup, ông vẫn một mực bảo vệ quan điểm ĐT Anh đá 4-4-2 của mình. Hệ quả là số ít tiền vệ ở giữa sân của Tam Sư đã lép vế trước 5 người của ĐT Đức. Trong khi đó, Gerrard đá trái và Defoe cặp với Rooney trên hàng công đều đã chơi quá mờ nhạt.

Sức trẻ và tốc độ: Nếu Đức là một trong những đội tuyển trẻ nhất World Cup, thì ngược lại, Anh mang đến Nam Phi phần lớn những “ông lão” đã ngoài 30 tuổi. Cuộc chiến thể lực, tốc độ đã được kiểm soát hoàn toàn bởi Mannschaft. Người Anh tin vào kinh nghiệm, nhưng qua diễn biến trên sân, có thể thấy sự lỳ lợm của các cầu thủ ở độ tuổi đôi mươi của ĐT Đức chẳng có dấu hiệu ngây thơ nào.

Dấu ấn ngôi sao: Đức có Klose, Oezil và Mueller. Còn Anh? Không một ai. Ở một trận đấu đặc biệt quan trọng, dấu ấn cá nhân là một phần không thể thiếu. Người Anh kỳ vọng nhiều ở Rooney, Gerrard, Lampard và Barry, nhưng hầu hết trong số họ đã chơi dưới sức không chỉ ở trận này. Trái lại, người Đức chỉ dám đặt chút hy vọng tỏa sáng vào các cầu thủ, nhưng điều họ làm được đã vượt sự trông đợi.
 
(Theo báo Bóng Đá)

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X