Thứ Tư, 25/12/2024Mới nhất
Zalo

ĐT Anh chơi 3-5-2: Sự điên rồ hay một cuộc cách mạng?

Chủ Nhật 16/05/2010 17:01(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Trong lễ kỷ niệm “Ngôi đền các huyền thoại” dành cho những bậc tiền bối nước Anh từng dự World Cup 1966, Fabio Capello đã gây sốc với một ý tưởng táo bạo: Tam sư có thể từ bỏ sơ đồ 4-4-2 để chơi 3-5-2.

Để thích ứng với hoàn cảnh, Don Fabio có quyền đưa ra những kế hoạch riêng của mình. Nhưng quả thực, ý đồ để tuyển Anh đá với 3 hậu vệ lúc này đang tạo ra một sự nghi ngại rất lớn. Điều đáng nói là người ta không thể biết nên ủng hộ hay phản đối ông thầy người Italia. Bởi đơn giản ai dám nói họ giỏi hơn Capello?

 

Ngay cả khi đã có rất nhiều người không thành công, thì cũng không có nghĩa Capello sẽ thất bại với lối chơi này. Tuy nhiên, không khó để giải thích vì sao theo thăm dò, chỉ có chưa đầy 1% người hâm mộ đồng ý với việc thay đổi sơ đồ 4-4-2. Không hẳn vì người Anh bảo thủ. Khách quan mà nói, không ai muốn chứng kiến một biến chuyển lớn đến vậy ngay trước thềm World Cup.


Capello đang nung nấu ý định cách tân lối chơi của Tam sư

Rất có thể, đội hình mới toanh này sẽ là một cuộc cách mạng, khi tuyển Anh khai thác được tối đa khả năng đá cánh của các hậu vệ biên, kiếm soát tốt khu trung tuyến bằng số đông, đồng thời tấn công rất đa dạng từ nhiều hướng. Tương tự như thời đỉnh cao của Bayern Munich, sơ đồ 3-5-2 đòi hỏi những hậu vệ cánh cực kỳ cơ động và biết thu hút đối phương cả ở công lẫn thủ. Giờ đây, nếu Capello muốn thực hiện điều này, ông có gì trong tay? Có thể tưởng tượng một cách khá rõ ràng: Terry, Rio Ferdinand và Upson (hoặc Carragher) đá hậu vệ, Johnson và Ashley Cole chơi ở 2 cánh, Lampard, Gerrard, và 1 ai đó có thể thay Gareth Barry sẽ đá ở giữa sân, phía sau Rooney và Crouch. Ý tưởng này có thể khiến vai trò của Barry không còn quá quan trọng nữa, nếu như anh không kịp bình phục chấn thương. Bởi với một đội hình dày đặc tiền vệ, Carrick, Huddlestone, Adam Johnson, Milner, hay Parker đều có thể trám vào vị trí này. Điểm lợi hại của 3-5-2 chính là khả năng xuyên phá với cường độ rất lớn ở 2 biên. Khi cần, Capello cũng có thể dùng hoặc Walcott, hoặc Wright-Phillips, hoặc là cả 2 để lắp vào các vị trí đá cánh. Trái lại, khi phòng thủ, đó sẽ là một pháo đài với những sự hỗ trợ đặc sắc từ rất nhiều hướng.

* Mặt trái của 3-5-2

Nếu như tuyển Anh muốn sử dụng đội hình này ngay trong trận gặp Mỹ ở Rustenburg, họ sẽ phải đối mặt với khá nhiều rủi ro. Thứ nhất là thời gian chuẩn bị không nhiều. Thứ 2 là nguy cơ chấn thương của các hậu vệ sẽ làm sơ đồ này dễ dàng phá sản. Thứ 3 là sự thích nghi của các cầu thủ, bởi không CLB nào ở Premier League đá theo kiểu này. Và cuối cùng là hạn chế trong việc khai thác sự nhuần nhuyễn của 4-4-2, lối chơi đã theo Tam sư trong suốt vòng loại. Tại sao Capello lại phải thay đổi công thức chiến thắng? Vì Barry? Vô lý. Vì thể lực và sự sa sút của các trung vệ? Vấn đề đó còn phụ thuộc vào điểm rơi phong độ tại Nam Phi. Vì ông muốn thấy nhiều bàn thắng hơn? Vậy tại sao lại không phải là 4-3-3?

Lịch sử cũng không dành toàn bộ ủng hộ cho Capello. Thời kỳ gần đây nhất Tam sư chơi thành công với đội hình 3-5-2 là ở World Cup 1990, khi họ vào tới bán kết và bị loại bởi Tây Đức ở chấm phạt đền. Sau đó, đội hình này lại được áp dụng (1 lần) dưới thời Peter Taylor, người tiền nhiệm của Eriksson năm 2000. Ở vòng loại Euro 2008, Steve McClaren một lần nữa khai quật ý tưởng này, nhưng nó lại trở thành thảm họa. Trong trận đấu trên sân Croatia, các hậu vệ Anh chơi một thứ bóng đá không thể tệ hơn được nữa. Họ thua 0-2 bằng 1 cú phản lưới nhà của Gary Neville - một trong 3 hậu vệ đá chính, đồng thời tấn công một cách chồng chéo, xa lạ và yếu ớt.

Nhưng nói gì thì nói, Capello có quyền thay đổi đội bóng của mình. Ý tưởng của ông là một cuộc cách mạng hay sự điên rồ, chỉ có thời gian mới trả lời được.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X