Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

Cristiano Ronaldo: "Hãy cho tôi chút rạo rực..."

Thứ Năm 17/06/2010 08:59(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Một khoảnh khắc lãng mạn có thể biến nhà thơ tầm thường thành thiên tài. Một phút trầm lắng có thể tạo nên bản giao hưởng để đời. Một bóng mờ u uất cũng có khi tạo nên tác phẩm bất hủ.

Nhưng nếu cái cảm giác cô độc, phiêu du và sầu thảm ấy kéo dài, nó sẽ giết chết một cơ thể. BĐN đã sống, tồn tại và thăng hoa nhờ điệu Fado buồn bã. Nhưng họ cũng đang chết dần vì chính sự u sầu đó!

Điệu nhạc đầu tiên xuất hiện ở BĐN là Fado. Bức tranh huyền thoại đầu tiên của BĐN được Jose Malhoa vẽ trên nền màu trầm ảm đạm, người đàn ông ngồi đánh đàn với đôi mắt buồn, còn người đàn bà dường như bỏ mặc tất cả để cảm nhận sự cô độc. Và nghệ thuật của BĐN vẫn chỉ là sự dang dở, là nỗi hoài vọng của những người đi biển mãi chẳng tìm thấy đường chân trời. Năm lần dự World Cup, thành tích tốt nhất của BĐN là vị trí thứ 3, vào thời điểm họ sở hữu huyền thoại Eusebio. Năm lần dự EURO, BĐN cũng chỉ có vị trí Á quân, dù khi đó họ được đá trên sân nhà (2004). Con tàu mà người BĐN đặt niềm tin và hy vọng cứ lênh đênh hàng thập kỷ trên biển. Và bây giờ, có lẽ nó cũng chẳng thể cập bến với vị thuyền trưởng vốn chỉ là “trợ lý” như Carlos Queiroz.

Ronaldo trong vòng vây của các cầu thủ Bờ Biển Ngà

Giống hệt hình ảnh tôi từng thấy khi đến trại tập huấn của BĐN. Im ắng. Nặng nề. Tĩnh lặng. Và đầy lãng mạn. Queiroz điều khiển các thuyền viên chơi bản Fado trên biển đầy u uất hòng ru ngủ đối thủ. Một bản nhạc không điểm nhấn, không nhịp điệu, cũng chẳng nốt thăng. Khúc nhạc của Queiroz hoàn toàn biến mất dưới tiếng gầm của Đàn voi. Và dàn nhạc tan rã dưới bước chân đầy uy lực của một Bờ Biển Ngà không chỉ có cơ bắp mà còn có sự toan tính. C.Ronaldo đầy ma thuật bị Queiroz biến thành tay trống khi bị đẩy lên đá với vai trò mũi nhọn ở trung tuyến (duy nhất 1 lần lóe sáng với cú sút trúng cột dọc). Deco sắc sảo, nghệ sĩ là thế cũng bị “phù thủy” Queiroz hóa thành anh thợ cày bên cánh phải lạ lẫm. Và khi những ngôi sao sáng nhất biến mất, BĐN cũng chỉ là bản nhạc Fado muôn đời sầu não.

Suốt từ vòng loại đến giờ, BĐN của Queiroz liên tục trình diễn bộ mặt ấy. Trong thời gian đó, BĐN có chẵn 10 trận không thủng lưới (trong 13 trận chính thức thời Queiroz). Nhưng trái lại, những ngôi sao được mệnh danh như Brazil của châu Âu cũng chỉ ghi được 19 bàn (1,4 bàn/trận). Và điều đáng nói nhất là “Cầu thủ đắt giá nhất thế giới” C.Ronaldo chỉ là anh hề dưới cách cầm quân của Queiroz: không bàn thắng ở vòng loại, không dấu ấn và không chút cảm xúc. Trận đấu với Bờ Biển Ngà, Queiroz cuống cuồng thay đổi lối chơi với 3 điều chỉnh đều ở hàng tiền vệ (Thiago, Simao, Amorim thay Danny, Meireles, Deco). Nó thể hiện sự bế tắc và sai lầm của Queiroz trong cách bố trí đội hình. Nhưng chỉ đến khi BĐN hoàn toàn mất phương hướng, Queiroz mới chỉnh nhịp cho dàn hòa tấu. Nhưng đã muộn!

BĐN vẫn giữ nguyên vẻ u uất đã kéo dài suốt 2 năm qua. Sự lạnh lùng, vô cảm của Queiroz đã trở thành “thương hiệu”. Nhưng BĐN lúc này cần một chút rộn ràng của Flamengo. Và giá như Queiroz có thể nói: “Hãy cho tôi một chút rạo rực…”!

Góc nhìn: C.Ronaldo, ngôi sao thừa thãi!

Bồ Đào Nha vẫn đang tồn tại sự chênh lệch ở hai tuyến. Đó là sự chắc chắn ở hàng thủ và sự vô duyên ở hàng công. Nó tạo nên một BĐN nửa vời, một BĐN chỉ là đội bóng tầm thường với những cầu thủ lớn. Và ở đó, C.Ronaldo đang tự biến mình thành ngôi sao thừa thãi!

Nếu chỉ tính những trận đấu chính thức dưới thời Queiroz (10 trận vòng loại, 2 trận play-off, 1 trận tại World Cup), BĐN đã có tới 10 trận sạch lưới. Họ đang có chuỗi 588 phút không thủng lưới tính đến sau trận gặp BĐN. Cách bố trí hàng thủ 4 người cộng với hai tiền vệ “số 6” theo “mốt thời thượng” hiện nay giúp BĐN có được sự chắc chắn trước khung thành. Nhưng chừng đó mới chỉ là một nửa thành công. Deco, C.Ronaldo, Almeida, Liedson… đều không thể tìm được tiếng nói chung với trình độ và đẳng cấp quá chênh lệch. C.Ronaldo tự cho mình là ngôi sao, nhưng khác với ở M.U hay Real, anh không có đối tác xứng tầm. Và C.Ronaldo đơn độc trong một tập thể mà dường như anh cố tình tự cô lập mình bằng cái đẳng cấp đầy ngạo mạn. Tịt ngòi trong suốt hơn 2 năm, không có bất cứ lời bào chữa nào cho thành tích nghèo nàn như vậy với một ngôi sao tầm cỡ. Và trong trận gặp BBN, phút lóe sáng của C.Ronaldo cũng là một pha đi bóng, dứt điểm dội cột dọc chứ không hề phối hợp với ai.

Đồng ý mỗi đội bóng cần một ngôi sao lớn. Đồng ý C.Ronaldo là cầu thủ lớn, là sức mạnh của BĐN. Nhưng ngôi sao ấy chỉ có thể tỏa sáng nếu tự hòa mình vào tập thể. Khi đó, thà rằng BĐN chẳng có ngôi sao nào như Đức còn hơn là có một ngôi sao cô độc như C.Ronaldo!

(Theo Baobongda)

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X