Thứ Năm, 18/04/2024Mới nhất
Zalo

“Bắt bệnh cho Calcio": Bài 1: Tre đã già, măng chưa mọc

Thứ Năm 01/07/2010 13:55(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Từ hôm nay, trong loạt bài gồm có 3 phần,  chúng tôi sẽ phân tích 5 lý do cơ bản đã dẫn đến những ngày đen tối này của đội tuyển bóng đá Italia. Qua đó, chúng ta sẽ thấy rằng thất bại của Azzurra ở World Cup 2010 là điều gần như tất yếu, và sự có mặt của Prandelli, Cassano hay Balotelli… trong những ngày sắp tới chỉ là một phần rất, rất nhỏ trong số những công việc mà bóng đá Italia cần làm cho một cuộc phục hưng.

 
1. Không còn ngôi sao và 2. “Liệt” tuyến trẻ
 
Hai lý do, nhưng thực chất chúng có quan hệ nhân-quả trực tiếp đến nhau và cùng góp phần chính yếu vào nhược điểm rõ rệt nhất của đội tuyển Italia thời gian gần đây: tre đã già nhưng măng chẳng mọc.

Calcio không còn nữa ngay cả những Totti hay Del Piero, chứ chưa nói tới Paolo Rossi hay Roberto Baggio, những thiên tài. Một thực tế phải thừa nhận là Italia bốn năm trước đã lên ngôi nhờ sức mạnh ở hàng thủ, nhưng sức mạnh ấy nay cũng không còn, và sự chia tay trong thất bại của Cannavaro càng làm nhức nhối thêm thực tế Italia không còn những cầu thủ ở đẳng cấp cao nhất, đặc biệt ở tuyến trên. Hầu như không có cầu thủ Italia nào được đề cử ở các giải cầu thủ xuất sắc nhất trong năm 2009 và năm 2010 chắc chắn cũng thế. Đội tuyển Anh, dù thất bại, cũng còn có Rooney. Pháp có Ribery, Gourcuff. Bồ Đào Nha có Ronaldo. Hà Lan có Sneijder, Robben. Tây Ban Nha có cả lố, và đừng nhắc đến Argentina hay Brazil làm gì cho… thèm. Những ngôi sao ấy có thể là điểm tựa cho đội tuyển của họ ít nhất cũng đến World Cup 2014. Italia có ai? Chẳng ai cả.

ĐT Italia không có lớp kế cận xứng đáng

 
Tệ hơn nữa, ngay cả những tài năng trẻ hứa hẹn đáng để người ta chờ đợi và hy vọng cũng không bói đâu ra. Từ năm 1992 đến 2004, Italia thống trị giải U21 châu Âu với 5 chức vô địch, dựa trên đội ngũ đã trở thành các trụ cột cho Azzurra sau này như Inzaghi, Vieri, Del Piero, Cannavaro, Totti, Nesta, Pirlo, De Rossi, Gilardino, Montolivo… Nhưng từ 2004 đến nay, U21 Italia mới chỉ một lần vào tới bán kết trong 3 kỳ tham dự, để rồi hệ quả là không giới thiệu được gương mặt sáng giá thực sự nào cho Prandelli. Những cầu thủ mới như Criscito, Bonucci, Marchisio hay G.Rossi cũng không thực sự nổi bật. Còn đâu nữa cái thời một ngôi sao đích thực tỏa sáng từ rất sớm như Totti, Pirlo, Nesta (lên đội hình A khi mới 16) hay Del Piero (18).

 
Đúng ra thì cũng có đấy, với trường hợp của Balotelli và Santon ở Inter, nhưng họ chưa thể trở thành những hy vọng cho tương lai bởi “bệnh ngôi sao”, thích đòi hỏi hơn là học hỏi. Điều này khác hẳn với trước đây, và người ta nhận ra rằng kể từ khi giới cầu thủ được nhiều quyền lợi hơn, họ không còn đức tính khiêm tốn nữa. Tiêu biểu hơn cả là trường hợp “thần đồng” Cassano, ngôi sao lớn gần đây nhất mà calcio sản sinh. Giờ đây, sau 10 năm làm “thần đồng”, Cassano hẳn đã nhận ra rằng nếu anh chấp nhận bước từng bước một trên con đường thẳng thay vì vùng vằng đi ngang tạt ngửa, sự nghiệp của anh đã tiến xa hơn rất nhiều.

 
Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Tâm lý ấy của Balotelli từ đâu ra, nếu không phải từ thực tế anh là người nổi bật nhất trong cả một thế hệ cầu thủ Italia sinh sau thời Cassano không được chăm bẵm. “Bệnh” của bóng đá Italia do chính các đội bóng của họ tự chuốc lấy. Giờ đây người ta thích sử dụng một cầu thủ ngoại đã có sẵn chất lượng hơn là tạo cơ hội cho những cầu thủ trẻ non kinh nghiệm. Juventus là một đội bóng như thế, khi chôn vùi tài năng của Giovinco, hay suýt chôn vùi cả Criscito hay Palladino. Điều oái oăm là chính Juve bây giờ lại giương lá cờ đầu trong công tác trọng dụng tài năng trẻ khi chiêu mộ Bonucci, đòi lại Lanzafame hay muốn mua Marco Motta. Ngay cả ở các đội bóng nhỏ, cơ hội dành cho lớp trẻ cũng không nhiều, nhất là khi đội bóng ấy phải chịu sức ép thành tích.
 
Thực tế thì người ta cũng đã cố gắng siết chặt quy định về độ tuổi ở hai giải Lega Pro (Serie C1 & C2 cũ) nhằm cải thiện công tác ươm mầm, nhưng rồi lại phải nhượng bộ khi bị phản đối kịch liệt bởi Hiệp hội cầu thủ Italia, vì quy định đó trực tiếp biến một bộ phận không nhỏ cầu thủ không còn trẻ nữa trở thành thất nghiệp. Tiến không được, thoái chẳng xong, vấn đề cầu thủ trẻ không biết bao giờ mới có thể được giải quyết một cách có ích nhất.

(Theo Thể Thao Văn Hoá)

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X