Thứ Ba, 24/12/2024Mới nhất
Zalo

Argentina và nỗi ám ảnh 11m: Quyết chí phục thù

Thứ Bảy 03/07/2010 15:02(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Người Đức và chấm 11m, đó là những nỗi ám ảnh thực sự đối với Argentina. Từ những giọt nước mắt của Maradona tại Italia 1990 cho đến nỗi buồn Berlin năm 2006, món nợ của bóng đá xứ tango với người Đức đã rất dày và cần phải được trả đủ...

Mẩu giấy thần kỳ của Lehman

SVĐ Olympic tại Berlin 4 năm về trước, Argentina chạm trán đối thủ nước chủ nhà Đức ở vòng tứ kết. Cuộc so tài giữa hai nền bóng đá nhiều duyên nợ này đã diễn ra bất phân thắng bại suốt 120 phút thi đấu chính thức. Và trong cuộc đấu cân não trên chấm 11m, Đức đã giành chiến thắng 4-2. Trong khi tất cả những cầu thủ đá luân lưu của đội chủ nhà đều thành công, thì Roberto Ayala và Sebastian Cambiasso đã không thắng nổi Jens Lehmann. Hình ảnh đáng nhớ sau trận đấu đó là Kahn đã ra bắt tay Lehmann thay vì tị hiềm theo lẽ thường.

Nhưng điều khiến cho chiến thắng ấy của người Đức trở nên đặc biệt và mang màu sắc kỳ bí chính là những mảnh giấy mà thủ thành Lehmann luôn lẩm nhẩm trước khi đối mặt với những cú sút luân lưu của đối phương. Đó là kết quả của một sự chuẩn bị rất chu đáo và khoa học của ban huấn luyện ĐT Đức. Công lao lớn nhất thuộc về trợ lý người Thụy Sĩ Urs Siegenthaler, người nhận trách nhiệm thu thập thông tin, nghe ngóng tình hình của các đối thủ. Ông đã ghi vào những mảnh giấy ấy những điểm mạnh, yếu của những cầu thủ chuẩn bị sút phạt đền. Và theo sự chỉ dẫn ấy, Lehmann đã trở thành người hùng đưa Đức vào bán kết.

Kahn chúc mừng Lehmann ở World Cup 2006


Oliver Bierhoff, trưởng đoàn của ĐT Đức ở giải năm ấy, tiết lộ rằng ngay từ khi vượt qua vòng bảng, Lehmann và các thành viên trong BHL, nhất là HLV thủ môn Andreas Kopke đã dành cả tiếng đồng hồ để nghiên cứu các mẩu giấy và xem tất cả các băng hình của ĐT Đức trong vòng 2 năm gần nhất. Bên cạnh việc bắt bài lối đá, Lehmann còn khiến không ít cầu thủ đối phương phân tâm bởi hành động lẩm nhẩm đọc mẩu giấy ấy. Vài tháng sau VCK World Cup, Lehmann đã bán đấu giá mẩu giấy này với mục đích từ thiện.

Bốn năm trước, Romero vẫn còn là một cậu học sinh, và khi loạt luân lưu diễn ra, anh đang... làm bài tập về nhà. Một năm sau trận đấu ấy, anh mới đến với bóng đá chuyển nghiệp và nhanh chóng khẳng định tên tuổi của mình. Bây giờ, Romero là sự lựa chọn số một của Maradona, và anh đang quyết tâm trả món nợ cho những bậc đàn anh. "Podolski sút xa rất tốt, và anh ấy thường xuyên dùng chân trái, Klose rất quyết tâm đuổi bóng, trong khi đó Oezil đầy chất kỹ thuật và rất nguy hiểm trong đá phạt", anh nhận xét về đối thủ.

Goycochea khuyên Romero

Nhưng thất bại của Argentina trước Đức ở World Cup 2006 vẫn không cay đắng bằng cuộc chạm trán giữa hai đội hồi năm 1990. Ở trận chung kết ấy, Argentina không những bị đuổi đến hai cầu thủ một cách oan ức (Monzon, Dezotti), mà còn bị thổi một quả phạt đền vào phút 85 do Sensini phạm lỗi với Rudi Voller. Sau trận chung kết, đội trưởng Maradona đã khóc nức nở như một đứa trẻ, còn báo chí Argentina cho rằng trọng tài người Mexico Edgardo Codesal đã cố tình giết đội bóng của họ.

Đó là một giải đấu rất đáng nhớ của thủ thành Sergio Goycochea, người bắt thay Nery Pumpido (chấn thương trong trận thua Romania từ vòng bảng). Trong tình huống đối mặt với Brehme trên chấm 11m, thủ thành này đã bay đúng hướng, song đáng tiếc là không thể cản phá. Trước đó, Argentina từng đánh bại chủ nhà Italia ở vòng bán kết, và Goycochea là người hùng khi đẩy được quả sút luân lưu quyết định của Aldo Serena. Ở vòng tứ kết, Argentina cũng đã vượt qua Nam Tư cũ 4-3 trên chấm luân lưu.

Hai thập kỷ sau trận chung kết ấy, Argentina lại tái ngộ Đức, và Goycochea muốn gửi những lời nhắn nhủ đến bậc hậu bối, nhất là khi cuộc so tài phải diễn ra trên chấm luân lưu. Romero sẽ không lẩm nhẩm những mẩu giấy như Lehmann, song việc tìm hiểu lối đá của đối phương là rất quan trọng. Theo lời Goycochea, thì những tiền đạo sẽ đá khác hẳn tiền vệ và hậu vệ, quả đầu tiên cũng khác hẳn quả thứ 5, và người thực hiện luôn phải chịu sức ép lớn hơn thủ môn.

Về mặt thể lực, thủ môn cần phải rèn cho mình một đôi chân khỏe, cũng như đòi hỏi một trực giác tốt. Dĩ nhiên, yếu tố may rủi luôn được tính tới trong những loạt đấu súng như vậy.

Những mẩu giấy của Lehmann viết gì?

1.Riquelme: bên trái và ở góc cao
2.Crespo: lấy đà dài sẽ sút bên phải, lấy đà ngắn thì ngược lại
3.Heinze: bên trái và sệt
4.Ayala: lấy đà lâu, khá xa và sút bên trái
5.Messi: bên trái
6.Aimar: lấy đà lâu và sút bên trái
7.Rodriguez: bên trái


(Theo Thể Thao Văn Hoá)
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Real Madrid 0-1 Betis (KT): Ronaldo tái xuất, Los Blancos chết đứng vào phút chót

Trong trận đầu tiên Ronaldo thi đấu ở La Liga 2017/18 sau khi hết án treo giò, Los Blancos đã bất lực trong việc ghi bàn, điều họ luôn hoàn thành trong 73 trận đấu liên tiếp trước đó. Bên cạnh sự xuất sắc của Adan, thủ môn do chính Real đào tạo ra thì bản thân dàn Galacticos cũng thi nhau bỏ lỡ cơ hội, tất nhiên bao gồm cả Ronaldo. Không thể ghi bàn, Los Blancos còn rơi vào bi kịch vào phút bù giờ cuối cùng khi bị đối thủ chọc thủng lưới.

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Messi cười tươi rói, Ronaldo mặt lạnh lùng tại lễ trao giải

Ngôi sao Barca Lionel Messi đã thắng áp đảo đại kình địch Cristiano Ronaldo và người đồng đội Luis Suarez để giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu 2014/2015. Tại lễ trao giải, gương mặt Messi lúc nào cũng thường trực nụ cười tươi rói, còn CR7 lại giữ vẻ mặt lạnh lùng nhưng cũng vỗ tay chúc mừng đối thủ lớn của mình.

Xem thêm
top-arrow
X