Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

ĐT Việt Nam và khoảnh khắc của sự thật

Thứ Tư 13/10/2021 17:53(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Thất bại mới nhất trước Oman khiến ĐT Việt Nam chưa giành được bất kỳ điểm số nào sau 4 lượt trận, và nguyên nhân bị xem là đến từ trọng tài.

Đằng sau những quả penalty

Những sự thay đổi đã được HLV Park Hang Seo sử dụng trong trận đấu với Oman, như để chứng tỏ tuyên bố trước trận của ông là “khá tiến bộ” và “không bảo thủ”. Nhưng rồi, ĐT Việt Nam vẫn nhận kết quả chung cuộc tương đồng như 3 lượt trận trước đó. Sau 4 lượt, toàn đội nhận 4 thất bại, ghi được 4 bàn và thủng lưới 10, trong đó có 3 lần thua 3 bàn/trận.

Đối đầu với những đối thủ trên tầm ở châu lục, người hâm mộ có lẽ không quá quan tâm về kết quả. Nhưng chúng ta vẫn có quyền đặt dấu hỏi về cách thua. Trước ĐT Oman, tuyển Việt Nam nhận thất bại giống hệt trận thua Saudi Arabia ở lượt trận đầu tiên vòng loại thứ 3 World Cup – Khu vực châu Á.

Đó đều là những trận đấu mà ĐT vươn lên dẫn trước đối thủ, bị ngược dòng thua 3-1 và đều bị thổi 2 quả phạt đền mỗi trận. Con số nhận 4 quả penalty sau 4 lượt trận cũng cho thấy, hệ thống phòng ngự của toàn đội đang không đạt được sự hiệu quả, dù những thay đổi (từ thủ môn, trung vệ cho tới sơ đồ) là có.

ĐT Việt Nam và khoảnh khắc của sự thật hình ảnh
ĐT Việt Nam và khoảnh khắc của sự thật

Thậm chí nếu xét rộng ra, bức tranh toàn cảnh về hàng thủ của ĐT Việt Nam sẽ xuất hiện. Tính từ trận đấu với ĐT Thái Lan vào tháng 11/2019 ở vòng loại thứ 2 tới nay, Việt Nam đã phải nhận 7 quả phạt đền trong 8 trận, tất cả đều là những sai lầm cá nhân.

Người hâm mộ có thể phàn nàn về việc không được hưởng lợi qua những lần thổi phạt đền, nhưng sự thật đằng sau những pha bóng như vậy – VAR đưa tới một góc nhìn rõ ràng hơn. Không ai thắc mắc về những cú vung tay thừa thãi của Hồ Tấn Tài và Đỗ Duy Mạnh trước Oman.

Nếu thua 1-2 trận, chúng ta có thể đổ cho kém may mắn. Nhưng nếu thua 4 lượt trận, nhận 7 quả phạt đền trong 8 trận, thì điều đó cho thấy những sai lầm đã mang tính hệ thống, là sự chênh lệch của đẳng cấp. 

Đó có thể bắt nguồn từ áp lực khi bước vào một giải đấu lớn với những đối thủ quá tầm, giống như trường hợp của Thanh Bình. Hay đó có thể do thói quen V-League với những tình huống vung tay được bỏ qua, nhưng trở thành thảm họa khi VAR xuất hiện, như Duy Mạnh, Tấn Tài.

ĐT Việt Nam và khoảnh khắc của sự thật hình ảnh
VAR thường không đem tới niềm vui cho ĐT Việt Nam

 

Khoảnh khắc của sự thật

Ngày 11/10 vừa qua, HLV Park Hang Seo đánh dấu 4 năm làm việc tại LĐBĐ Việt Nam. Không ai nghi ngờ tài năng, đẳng cấp của chiến lược gia người Hàn Quốc đã đem tới những thành tích chưa từng có trong lịch sử bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên ở một đấu trường lớn như vòng loại thứ 3 World Cup – Khu vực châu Á, thì đơn giản là chúng ta chưa đủ sức. 

Xáo trộn nhân sự, trao cơ hội cho các cầu thủ trẻ, xoay chuyển sơ đồ, ĐT Việt Nam đã thực hiện rất nhiều những thay đổi, nhưng vẫn mắc phải những sai lầm cá nhân một cách lặp lại. Không thể nói rằng HLV Park không dặn dò các học trò, nhưng có thể câu trả lời rất đơn giản – lực bất tòng tâm.

Nếu Thanh Bình “cố quá” trong tình huống truy cản Wu Lei ở trận gặp Trung Quốc, khả năng cầu thủ trẻ này cũng sẽ bị thổi phạt đền, và chúng ta sẽ lại nói về những quả penalty, về VAR hay trọng tài.

Thanh Bình vs Wu Lei Việt Nam vs Trung Quốc 8/10
Thanh Bình thất bại trong pha tranh chấp với Wu Lei

Chỉ duy nhất 1 trận mà ĐT Việt Nam không phải nhận 3 bàn thua trong lượt trận này, đó là thất bại tối thiểu trước Australia. Nhưng cũng phải nói rằng, thực tế các cầu thủ Úc không thể hiện toàn bộ sức mạnh của mình ở trận đấu đó. Nếu Việt Nam chọc thủng lưới, rất có khả năng là Australia cũng sẽ bùng nổ để phát huy tối đa khả năng.

Như đã nói, không ai trách các cầu thủ Việt Nam vì thua, nhưng điều quan trọng là chúng ta học được gì sau những kết quả đó. Tiến tới vòng loại cuối cùng World Cup đã là một kỳ tích, và chúng ta không nên mơ mộng thiếu thực tế, giành vé dự VCK ở giải đấu lớn nhất hành tinh ngay lúc này. 

Bởi nguyên nhân chính dẫn đến những thất bại vừa qua, đó là do trình độ của chúng ta chưa đủ, chứ không phải những yếu tố khách quan khác.
 

Sự giống nhau kỳ lạ trong 2 trận thua của Việt Nam trước Oman và SaudiSự giống nhau kỳ lạ trong 2 trận thua của Việt Nam trước Oman và Saudi
Trong cả 2 trận đấu với đối thủ, ĐT Việt Nam đều vươn lên dẫn trước nhưng không thể bảo vệ thành quả của mình.
Việt Nam nhận 4 quả penalty sau 4 trậnViệt Nam nhận 4 quả penalty sau 4 trận
Tại Vòng loại thứ 3 World Cup – Khu vực châu Á, ĐT Việt Nam của HLV Park Hang Seo đã phải nhận tới 4 quả phạt đền.
Màn đá phạt góc khó chịu của Oman vì sao không phạm luật?Màn đá phạt góc khó chịu của Oman vì sao không phạm luật?
Thực tế Hội đồng bóng đá quốc tế (IFAB) chưa từng đề cập tới lỗi khi các cầu thủ vây sát thủ môn đối phương như ở tình huống trong trận đấu giữa Việt Nam và...

Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á: Indonesia trở lại cuộc đua!

Vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á: Indonesia trở lại cuộc đua!

Vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á: Indonesia trở lại cuộc đua!

Lượt trận thứ 6 vòng loại thứ 3 khu vực Châu Á đã khép lại với không ít những kết quả bất ngờ, nhưng điều đó không làm giảm đi cơ hội của những ứng cử viên hàng đầu mà chỉ làm tăng thêm sự kịch tính trong việc đi tìm những chiếc vé còn lại đến Bắc Mỹ vào mùa hè 2026. Ngoại trừ những ông lớn như Nhật Bản, Iran, Hàn Quốc đã khẳng định được đẳng cấp, những quốc gia khác vẫn đang trên đường ghi danh vào lịch sử.

Xem thêm
top-arrow
X