Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

Chẳng may nhì bảng G, tuyển Việt Nam sẽ phải "chờ" ai để hóng vé đi tiếp?

Thứ Ba 15/06/2021 06:20(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Với những ưu thế đang có trong tay cũng như nhìn sang tình hình các bảng đấu khác ở vòng loại thứ 2 thì cơ hội để tuyển Việt Nam làm nên lịch sử (lần đầu tiên lọt vào vòng loại World Cup cuối cùng khu vực châu Á) là cực lớn.
Hiện tại trước lượt trận cuối cùng của bảng G vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á, thì Top 2 đã chính thức được xác định. Trong đó tuyển Việt Nam tiếp tục dẫn đầu BXH với 17 điểm và UAE phía sau ít hơn 2 điểm. Hai đội sẽ gặp nhau vào lúc 23h45 ngày hôm nay 15/6 để phân định ngôi đầu bảng kèm theo tấm vé trực tiếp vào vòng loại thứ 3 và cũng là cuối cùng để tìm ra những đại diện của châu Á tại ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh vào năm sau.


Như vậy với cách biệt 2 điểm thì hiển nhiên Việt Nam chỉ cần không thua UAE là chắc chắn giữ vững ngôi đầu bảng. Thầy trò HLV Park Hang Seo sẽ chỉ rơi xuống vị trí thứ 2 nếu thua UAE. Đó chắc chắn là điều mà không CĐV Việt Nam nào mong muốn nhưng kể cả nó có xảy ra thì chúng ta cũng nên vui vẻ chấp nhận bởi UAE vừa có lợi thế sân bãi vừa đang sở hữu phong độ rất cao.

Hơn nữa, thầy Park còn bị cấm chỉ đạo do nhận đủ thẻ vàng và ông cũng không được phép sử dụng bất cứ biện pháp hay công cụ nào để liên lạc với đội ngũ trợ lý cùng các học trò dưới sân nhằm đưa ra những chỉ dẫn chiến thuật cho đội bóng.

Dù vậy, đánh giá khách quan cửa đi tiếp của tuyển Việt Nam vẫn rộng mở dù không đứng đầu bảng G. Nào hãy cùng Bongda24h đi sâu vào phân tích vấn đề này.
Tuyển Việt Nam
Kể cả nhì bảng, tuyển Việt Nam vẫn sáng cửa đi tiếp

Các kịch bản Việt Nam được đá vòng loại cuối cùng dưới tư cách nhì bảng G


Trước tiên xin được nhắc lại ngắn gọn quy tắc xác định tấm vé đi tiếp. Do Qatar (chủ nhà VCK World Cup 2022 nên nghiễm nhiên có một suất tham dự VCK) đã chính thức đứng đầu bảng E vòng loại thứ 2 (thực ra đây cũng là vòng loại Asian Cup 2023 nên Qatar mới góp mặt) nên 12 đội tuyển châu Á lọt vào vòng loại cuối cùng sẽ bao gồm 7 đội nhất bảng còn lại và 5 đội nhì (trong tổng số 8 bảng) có thành tích tốt nhất (nhưng phải trừ kết quả thi đấu với đội đứng thứ 5 chung cuộc, ngoại trừ bảng H chỉ còn 4 đội do Triều Tiên đã rút lui giữa chừng).

Nói một cách dễ hiểu hơn, chỉ cần thành tích nhì bảng của Việt Nam khi đem ra so sánh tốt hơn 3 đội nhì ở các bảng khác, "những ngôi sao vàng" sẽ lần đầu tiên trong lịch sử lọt vào vòng loại World Cup cuối cùng tại khu vực châu Á. Ngay từ bây giờ, đã có thể xác định số điểm của tuyển Việt Nam nếu nhì bảng.

Như đã đề cập, chỉ thua UAE thì chúng ta mới đánh mất ngôi đầu bảng G. Lúc đó, Việt Nam vẫn sở hữu 17 điểm giống hiện tại còn hiệu số từ +8 trở xuống (vì phụ thuộc việc thua UAE bao nhiêu bàn). Khi so sánh với các đội nhì bảng khác thì thành tích của Việt Nam sẽ phải trừ đi 2 trận thắng với đội chắc chắn cuối bảng Indonesia (3-1 và 4-0) nên sẽ chỉ còn 11 điểm và hiệu số từ +2 trở xuống.
BXH các đội nhì bảng vòng loại thứ 2 World Cup 2022 tính đến ngày 13/6
BXH các đội nhì bảng vòng loại thứ 2 World Cup 2022 tính đến ngày 14/6

Hình ảnh phía trên là BXH vào thời điểm hiện tại của 8 đội đang đứng thứ 2 các bảng. Trong đó cần nhớ rằng bảng H đã chính thức khép lại sau khi Hàn Quốc đánh bại Lebanon với tỷ số 2-1 vào lúc 13h00 ngày 13/6 (giờ Việt Nam). Đại diện của bảng H ở BXH nhì bảng là Lebanon mới có 10 điểm nên kiểu gì cũng phải đứng sau Việt Nam trong trường hợp chúng ta xếp thứ 2 bảng G. Do đó Bongda24h sẽ chỉ đi vào phân tích cục diện 6 bảng đấu còn lại (bỏ qua bảng H).

Bảng A (Đội quan tâm: Trung Quốc)


Bảng này mọi thứ đã cực kỳ rõ ràng: Syria chính thức đầu bảng, Trung Quốc chắc chắn thứ 2 còn Guam 100% xếp đội sổ. Lượt cuối cùng, Trung Quốc sẽ đối đầu chính Syria. Chỉ cần không thua Syria thì Trung Quốc sẽ có tối thiểu 17 điểm cùng hiệu số thấp nhất +25. Nếu trừ đi kết quả hai trận thắng Guam (cùng tỷ số 7-0), Trung Quốc ít nhất vẫn còn 11 điểm và hiệu số +11, tức là chắc chắn trên Việt Nam.

Kịch bản tốt nhất: Trung Quốc thua Syria
Đánh giá khả năng xảy ra: Thấp

Bảng B (Đội quan tâm: Jordan/Kuwait)

Xếp hạng tại bảng B trước lượt trận cuối
Xếp hạng tại bảng B trước lượt trận cuối

Tình hình bảng này phức tạp hơn. Australia đã hết mục tiêu do đã chính thức đứng đầu và Đài Loan cũng chẳng còn tâm trạng nào thi đấu vì chắc chắn đứng cuối. Jordan (thứ 2) hơn Kuwait 3 điểm nhưng trận cuối phải gặp Australia còn Kuwait chỉ phải chạm trán Đài Loan.

Chỉ cần không thua Australia là Jordan chắc chắn bảo vệ được vị trí thứ 2 song nếu trận đấu kết thúc với tỷ số hòa thì khi đó Jordan có 15 điểm và số điểm dùng để so sánh với các đội nhì bảng khác giảm còn 9 (bởi thắng Đài Loan ở cả hai trận đối đầu) nên kiểu gì cũng đứng dưới Việt Nam. Tuy nhiên họ mà thắng Australia thì sẽ rất "gay go" vì thành tích nhì bảng sẽ là 11 điểm (bằng Việt Nam) nhưng hiệu số chắc chắn cao hơn.

Nếu Kuwait lên nhì bảng (thắng Đài Loan với bất cứ tỷ số nào và Jordan thua Australia với kết quả bất kỳ vì hiện tại hai đội chung hiệu số +11) thì quá đẹp bởi thành tích nhì bảng của Kuwait sẽ chỉ là 8 (cũng thắng Đài Loan ở 2 lượt trận).

Kịch bản tốt nhất: Jordan không thắng Australia
Đánh giá khả năng xảy ra: Cao

Bảng C (Đội quan tâm: Iran/Iraq)

Điểm khác biệt của bảng này nằm ở chỗ Top 2 gần như đã được xác định, chỉ là không biết ai đứng đầu, ai xếp thứ 2. Về mặt lý thuyết, Bahrain vẫn còn cơ hội vươn lên thứ 2 (thắng Hong Kong càng đậm càng tốt và Iran thua Iraq càng nhiều càng vui) song với cách biệt về mặt hiệu số bàn thắng/bại quá xa so với Iran (+7 so với +29) nên trên thực tế không thể xảy ra. Vì thế hãy gạt bỏ qua một bên chuyện Bahrain lên nhì bảng.

Lượt cuối, Iran gặp chính Iraq. Nếu Iran không thể đánh bại được đội bóng láng giềng thì họ sẽ chỉ có tối đa 16 điểm và đứng thứ 2 chung cuộc. Thành tích "nhì bảng" khi đó tối đa là 10 điểm (do thắng Campuchia chắc chắn cuối bảng ở cả hai trận đối đầu) nên kiểu gì cũng sau Việt Nam.

Song sẽ là "thảm họa" trong trường hợp Iran đánh bại Iraq để vươn lên chiếm ngôi đầu và đẩy đối thủ xuống thứ 2. Khi ấy Iraq dừng lại ở 17 điểm và so với các đội nhì bảng khác, Iraq còn 11 điểm cùng hiệu số thấp hơn +4 còn Việt Nam và xin được nhắc lại nếu thua UAE thì số liệu "nhì bảng" của Việt Nam là 11 và hiệu số dưới +2.

Kịch bản tốt nhất: Iran không thắng Iraq
Đánh giá khả năng xảy ra: Trung bình

Bảng D (Đội quan tâm: Uzbekistan)

Xếp hạng tại bảng D trước lượt trận cuối
Xếp hạng tại bảng D trước lượt trận cuối

Tình thế bảng này gần giống bảng C khi Top 2 đã xong xuôi và hai đội đầu bảng cũng gặp nhau ở lượt cuối cùng. Tuy vậy, nếu Saudi Arabia thua Uzbekistan để rơi xuống thứ 2 thì khi so sánh với Việt Nam trong nhóm các đội nhì bảng, đội bạn kiểu gì cũng hơn hoặc về số điểm (trong trường hợp Yemen cuối bảng vì Saudi Arabia thắng 1 và hòa 1 với đối thủ này) hoặc về hiệu số phụ (trong trường hợp Singapore cuối bảng vì Saudi Arabia đánh bại đối thủ này ở cả hai lượt trận).

Như vậy tại bảng này, kịch bản đẹp nhất với Việt Nam nếu chúng ta chẳng may nhì bảng G là Uzbekistan không thắng Saudi Arabia. Thế là lúc đó, đại diện Trung Á không thể sở hữu quá 16 điểm và sẽ chỉ còn không hơn 10 điểm khi xét tư cách "nhì bảng tốt nhất" (bởi thắng Yemen và Singapore, một trong hai đội sẽ phải đứng cuối bảng, trong cả hai lượt trận).

Kịch bản tốt nhất: Uzbekistan mất điểm trước Saudi Arabia
Đánh giá khả năng xảy ra: Trung bình

Bảng E (Đội quan tâm: Oman)

Với bảng E thì chỉ duy nhất một tình huống xảy ra mà sẽ giúp Việt Nam nếu nhì bảng G có thể xếp trên Oman, đội đã chính thức đứng thứ 2 bảng này. Đó là Oman thua Bangladesh và Afghanistan thua Ấn Độ với các kết quả làm sao để Afghanistan xuống cuối bảng. Khi đó, Oman vẫn dừng lại ở 15 điểm và khi xét "nhì bảng tốt nhất", họ chỉ còn 9 điểm (thắng Afghanistan cả 2 trận). 

Tuy nhiên đừng quên Bangladesh quá yếu và đã thua Oman 1-4 ở lượt đi. Bởi vậy, nhắc đến bảng này trong câu chuyện "cơ hội đi tiếp của chúng ta thông qua cửa phụ" chỉ để cho vui và đầy đủ mà thôi.

Bảng F (Đội quan tâm: Kyrgyzstan/Tajikistan)

Xếp hạng tại bảng F
Xếp hạng tại bảng F trước lượt trận cuối

Bảng này, Nhật Bản đã chính thức dẫn đầu còn Kyrgyzstan vs Tajikistan cạnh tranh vị trí thứ 2. Trong đó trận cuối, Kyrgyzstan đang có lợi thế hơn về mặt chỉ số phụ phải gặp Nhật Bản còn Tajikistan đụng độ Myanmar chót bảng. Tajikistan sẽ đứng thứ 2 nếu thắng Myanmar còn Kyrgyzstan mất điểm trước Nhật Bản. Khi ấy, chúng ta chẳng phải lo ngại bởi số điểm "nhì bảng" (so với các đội khác) của Tajikistan chỉ là 10 (thắng 1 và thua 1 trước Myanmar).

Kyrgyzstan sẽ chỉ bảo vệ được vị trí thứ 2 nếu xuất sắc đánh bại Nhật Bản, một khả năng gần như không tưởng vì "Samurai xanh" quá mạnh so với họ mà kể cả như vậy thì Kyrgyzstan cũng không bao giờ đe dọa được Việt Nam trong danh sách nhì bảng (nếu xảy ra) do số điểm quá "hẻo": 13 điểm (sẽ bị trừ đi 3 nếu Mông Cổ cuối bảng và trừ đi 6 nếu Myanmar vẫn đứng thứ 5). Như vậy, giống như bảng E, bảng này cũng không đáng để bận tâm với chúng ta chỉ là theo chiều hướng ngược lại (tích cực).

KẾT LUẬN CUỐI CÙNG: Việt Nam mà nhì bảng thì khi so sánh kiểu gì cũng đã đứng trên ít nhất 2 đội: Nhì bảng F và Lebanon (nhì bảng H). Như vậy, chúng ta chỉ cần chờ thêm kết quả tích cực từ một bảng nữa là sẽ chính thức giành quyền vào vòng loại thứ 3.

Lịch thi đấu lượt trận cuối cùng vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á
 
Lịch thi đấu lượt trận cuối cùng vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á
Lịch thi đấu lượt trận cuối cùng vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á

 

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á: Indonesia trở lại cuộc đua!

Vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á: Indonesia trở lại cuộc đua!

Vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á: Indonesia trở lại cuộc đua!

Lượt trận thứ 6 vòng loại thứ 3 khu vực Châu Á đã khép lại với không ít những kết quả bất ngờ, nhưng điều đó không làm giảm đi cơ hội của những ứng cử viên hàng đầu mà chỉ làm tăng thêm sự kịch tính trong việc đi tìm những chiếc vé còn lại đến Bắc Mỹ vào mùa hè 2026. Ngoại trừ những ông lớn như Nhật Bản, Iran, Hàn Quốc đã khẳng định được đẳng cấp, những quốc gia khác vẫn đang trên đường ghi danh vào lịch sử.

Xem thêm
top-arrow
X