Thứ Hai, 25/11/2024Mới nhất
Zalo

Từ chuyện Sầm Ngọc Đức: Án phạt nặng có giải quyết được vấn đề?

Thứ Tư 28/06/2017 19:16(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Cấm Sầm Ngọc Đức có giải quyết được vấn đề hay không? Có thể có nhưng rốt cuộc vẫn chỉ là phần ngọn. Vấn đề nằm ở tư tưởng các cầu thủ dường như vẫn bị bỏ ngỏ.

 
Cả lượt đi, Sầm Ngọc Đức không phải nhận tấm thẻ nào. Ngay trận đầu tiên của lượt về, cầu thủ của Hà Nội FC có pha song phi rợn người vào chân Trần Anh Hùng của Hải Phòng. Nhìn lại pha bóng ấy, chắc chắn Sầm Ngọc Đức đã tỏ ra "nóng máu" trong một trận cầu chưa khi nào hết nóng từ trên khán đài xuống dưới sân cỏ giữa đội bóng thủ đô với đại diện đất Cảng.
 
Nhung pha bong triet ha kieu Sam Ngoc Duc la van nan cua V-League.
Những pha bóng triệt hạ kiểu Sầm Ngọc Đức là vấn nạn của V-League.

Lời giải thích nào cho hành động đó của Sầm Ngọc Đức? Có thể Ngọc Đức ức chế vì pha va chạm trước đó với một cầu thủ Hải Phòng, có thể cầu thủ của Hà Nội FC vẫn còn chưa nguôi nỗi bất bình về hình ảnh các CĐV Hải Phòng chặn xe của đội ở trận lượt đi, có thể là do... thói quen.
 
Bất cứ cầu thủ nào khi bắt đầu làm quen với trái bóng đều hiểu những pha vào bóng vào gầm giầy rất nguy hiểm, có thể khiến đối thủ gãy chân nếu không may. Ngay từ đội trẻ, các huấn luyện viên cũng sẽ nói với các cầu thủ trẻ vấn đề này. Nhưng không phải HLV trẻ nào cũng "có tâm" để dạy đám học sinh non nớt không được sử dụng những pha vào bóng kiểu như thế, đôi khi, họ còn... khuyến khích.
 
Nhiều khi các HLV khuyến khích đám trẻ vào bóng như thế khi cầu thủ đối phương có kỹ thuật hơn, dẫn dắt bóng qua người thường xuyên để "dằn mặt". Đặc biệt ở một số trung tâm đào tạo trẻ ở một số địa phương (những người theo dõi bóng đá nội đều hiểu), việc các cầu thủ trẻ "đá rắn" thậm chí trở thành truyền thống. Không ít cầu thủ trẻ phải sớm rời xa sân cỏ chuyên nghiệp để đi "đá phủi" bởi những chấn thương khi thi đấu tại các giải trẻ, khi đối thủ sẵn sàng phi ầm ầm cả hai chân chỉ để "cảnh cáo".
 
Khi điều đó trở thành thói quen, các cầu thủ đôi khi thực hiện nó một cách vô thức. Đình Đồng, Quế Ngọc Hải hay Sầm Ngọc Đức,... có ân hận về hành vi của mình. Có lẽ. Họ đều bày tỏ sự ân hận vì pha vào bóng đầy ác ý nhưng trong những tình huống tranh chấp, họ đều không để ý đến hậu quả đằng sau mỗi pha ra chân của mình. Đó là vấn đề về mặt tư tưởng.

Không nói đến vấn đề chuyên môn nhưng ít nhất lò đào tạo Hoàng Anh Gia Lai JMG của ông bầu Đoàn Nguyên Đức cũng đi theo hướng hiện đại, đó là dạy cho cầu thủ không chỉ bóng đá mà cả những vấn đề ngoài bóng đá. Vấn đề không phải lối chơi đẹp hay không đẹp mà ở cách các cầu thủ đối xử với nhau trên sân, nghĩ đến hậu quả sau từng pha va chạm.
 
Nguyen Anh Hung van chua het am anh vi pha vao bong cua Sam Ngoc Duc.
Nguyễn Anh Hùng vẫn chưa hết ám ảnh vì pha vào bóng của Sầm Ngọc Đức.

Bóng đá không thể thiếu đi những pha tranh chấp quyết liệt nhưng không thể lấy đó để biện minh cho những hành vi không chỉ là phi thể thao, mà còn là phi nhân tính. Tại sao ư? Trần Anh Khoa của SHB Đà Nẵng mất cả sự nghiệp vì pha vào bóng của Quế Ngọc Hải. Nguyễn Anh Hùng - nạn nhân từ pha vào bóng của Sầm Ngọc Đức - đến giờ vẫn chưa thôi ám ảnh về pha vào bóng rợn người ấy. Câu hỏi "nếu không có mày (ám chỉ chiếc bọc ống đồng - PV) thì chưa biết chuyện gì xảy ra nữa" chia sẻ trên trang cá nhân của Anh Hùng khiến nhiều người ám ảnh.
 
Những án phạt nặng đủ sức răn đe nhưng chưa đủ giải quyết tận gốc vấn nạn bạo lực sân cỏ tại V-League. Sau án phạt cấm 28 trận đối với Trần Đình Đồng vì pha "chặt chém" cũng với chính Anh Hùng, nhiều người kỳ vọng những pha vào bóng kiểu triệt hạ như thế sẽ biến mất trên sân cỏ Việt. Rốt cuộc, chuyện vẫn đâu vào đấy khi có thêm những pha bóng rợn người của Quế Ngọc Hải, của Sầm Ngọc Đức và tương lai là những ai nữa?
 
Thêm một án phạt thật nặng nữa với Sầm Ngọc Đức là cần thiết. Nhưng vấn đề cần thiết hơn là thay đổi tư duy chơi bóng của các cầu thủ ngay từ khi còn nhỏ bởi khi đã thành thói quen, chẳng ai dám chắc một ngày xấu trời nào đó, những pha bóng triệt hạ sẽ lại tái diễn một cách "vô thức".

Bạo lực sân cỏ V.League: Hãy treo giò Sầm Ngọc Đức đến hết mùa!
Một cầu thủ đến từ những giải đấu chuyên nghiệp thực sự, nếu có bị gãy chân hay đứt dây chằng gối, sẽ được điều trị một cách hiệu quả nhất mà không bao giờ...
 
Như Đạt (TTVN)
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X