Năm 2014, cây viết Mehreen Khan trên tờ Telegraph đã bình chọn trận đấu Anh 3-6 Hungary (1953) là một trong tám kết quả làm chấn động bóng đá thế giới. Còn giới truyền thông Anh gọi đây là “trận cầu thế kỷ”.
Lược sử chiến thuật bóng đá (Kỳ 5): Vittorio Pozzo - phù thủy chiến thuật của Italia(Bongda24h) - Bắt nguồn từ 2-3-5, chiến lược gia huyền thoại Vittorio Pozzo đã có cuộc cải biến mạnh mẽ trong tư duy chơi bóng khi việc phòng ngự bắt đầu được...
Lược sử chiến thuật bóng đá (kỳ 6): Herbert Chapman và cuộc cách mạng thứ hai(Bongda24h) - Những câu chuyện được cho là chính thống kể lại rằng HLV Herbert Chapman đã sáng tạo ra sơ đồ WM vào đầu năm 1925-26, sau thất bại nặng nề 0-7...
Lược sử chiến thuật bóng đá (kỳ 7): Sơ đồ WM và đặc trưng cơ bản(Bongda24h) - Sơ đồ WM được đánh giá là cuộc cách mạng thứ hai trong lịch sử bóng đá khi làm thay đổi rất nhiều về tư duy chơi bóng thời đó và xây dựng một hệ...
Sự tự mãn của người Anh
Sau hai chục năm từ thời điểm Herbert Chapman phát triển sơ đồ WM, người Anh không hề có thêm sự thay đổi lớn nào về chiến thuật, bởi họ tự cho đây là sơ đồ hoàn hảo nhất. Dù rằng những lời cảnh báo sớm được đưa ra.
Trận thua đầu tiên của đội tuyển Anh với một đội tuyển ngoài Vương quốc (gồm Anh, Bắc Ireland, Scotland và Wales) vào năm 1929, gặp ĐT Tây Ban Nha trên sân khách. Nhưng người Anh tìm đủ mọi lý do để đổ lỗi cho thất bại đó: Mặt sân cứng, trời nóng, đám đông điên cuồng được ngăn cách với đường pitch bởi những cảnh vệ mang kiếm!
|
Người Anh dần lạc hậu do quá tự mãn về sơ đồ WM. |
Ngoài ra kể từ khi bóng đá hiện đại ra đời, người Anh chỉ một lần thua khi gặp đội bóng nước ngoài trên sân nhà. Đó là khi gặp ĐT Ireland láng giềng vào năm 1949. Đây cũng là cơ sở cho sự tự mãn của người Anh.
LĐBĐ Anh (FA) lên kế hoạch cho trận giao hữu với ĐT Hungary vào năm 1953 để kỷ niệm 90 ngày thành lập. Thời điểm ấy, giới truyền thông Anh tự tin cho rằng đội tuyển của họ sở hữu những cầu thủ vượt trội về kỹ thuật và thể chất so với các đồng nghiệp nước ngoài. Về chiến thuật, họ tin sơ đồ WM được phát minh ở Anh là hoàn hảo nhất so với bất cứ đội bóng nào.
Sự tự mãn của người Anh khiến họ mù quáng tin rằng WM là chiến thuật hoàn hảo nhất, trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Bỏ ngoài tai những lời cảnh báo, người Anh cố lờ đi thực tế rằng họ gặp nhiều khó khăn khi chạm trán những đội không chơi theo sơ đồ WM truyền thống.
Cho đến trước năm 1952, người Anh liên tục bối rối khi chạm trán những đội bóng mà tiền đạo trung tâm được kéo xuống sâu hơn thường lệ.
|
Alfred Bickel cùng ĐT Thuỵ Sỹ từng gây ra nhiều khó khăn cho ĐT Anh. |
Matthias Sindelar gây ra khó khăn cho người Anh trong trận giao hữu với ĐT Áo vào năm 1932. Vsevelod Bobrov làm điều tương tự với một loạt CLB ở Anh trong chuyến du đấu của Dinamo Moscow vào năm 1945. Alfred Bickel tiếp tục là vấn đề ở trận gặp Thuỵ Sĩ năm 1947. Đặc biệt trong trận đấu năm 1951 với Argentina, người Anh một lần nữa bối rối trước lối chơi tương tự.
“Sự thật khó chịu” – Nhà báo người Thuỵ Điển, Ceve Linde viết trên Idrottsbladet: “Bóng đá Anh dần kém đi, rốt cuộc đi xuống và đang tiếp tục lao dốc. Điều đáng tiếc nhất ở việc người Anh hiếm khi tự vấn, không thể nhìn nhận vào thực tế những điều đã xảy ra. Với thái độ tự mãn, họ coi mình là đứng đầu bóng đá thế giới, còn những thất bại chỉ là tai nạn”.
Thất bại bẽ bàng
Ngày 25/11/1953 mãi đi vào lịch sử bóng đá Anh với tư cách bài học đắt giá nhất cho sự tự mãn. Thất bại ngay ở thánh địa Wembley trước 105.000 người hâm mộ (có nguồn ghi 120.000), thứ người Anh nhận về không chỉ là trận thua đầu tiên trên sân nhà trước đối thủ ngoài Vương quốc hay láng giềng Ireland, mà là cảm giác sốc trước lối chơi của đối thủ.
Ngay ở phút thứ nhất, Hidegkuti mở tỉ số, người Anh san bằng không lâu sau đó. Nhưng sự vượt trội ở Hungary giúp họ có thêm 3 bàn chỉ trong hiệp đầu tiên, còn Tam Sư chỉ đáp trả bằng một bàn thắng. Sang hiệp hai, Hungary tiếp tục lấn lướt để tạo ra chiến thắng 6-3 ngay tại Wembley.
|
Lược sử chiến thuật bóng đá phần 8 - ĐT Anh gục ngã trước ĐT Hungary ngay tại Wembley. |
Vấn đề dẫn đến thất bại của người Anh vẫn theo một lối mòn quen thuộc: Bối rối trước tiền đạo chơi lùi của đối phương.
Làm khách tại Wembley, Nandor Hidegkuti mang áo số 9 khiến hàng thủ ĐT Anh hoàn toàn bối rối. Trung vệ Harry Johnston dự kiến sẽ kèm chặt Hidegkuti với cách chơi đầy sức mạnh, nhưng số 9 của Hungary lại di chuyển lùi, chơi như một “tiền đạo ảo” ngày nay nhằm kéo trung vệ của ĐT Anh ra khỏi vị trí quen thuộc.
Điều đó khiến hệ thống phòng ngự của Tam Sư hoàn toàn bối rối, tạo ra những khoảng trống cho hai tiền đạo khác của ĐT Hungary có cơ hội xâm nhập vòng cấm. Người Anh hoàn toàn bất ngờ khi Kocsis và Puskas (số áo 8 và 10) không chơi rộng ra biên mà thường xuyên xâm nhập vòng cấm, dẫn tới việc không lên được phương án theo kèm cụ thể.
|
Nandor Hidegkuti lập hattrick trong trận thắng ĐT Anh. |
Các cầu thủ tấn công người Hungary liên tục hoán đổi vị trí, trong khi hàng thủ ĐT Anh vẫn quen cách kèm người kiểu “quy ước” theo số áo. Lối suy nghĩ bảo thủ khiến họ cho rằng số 9 sẽ chơi cao nhất, số 8 và 10 sẽ đá lùi. Khi ĐT Hungary không chơi theo “truyền thống”, Tam Sư lập tức rơi vào hỗn loạn.
Ở mặt trận phòng ngự, ĐT Hungary cũng tạo nên sự khác biệt. Jozsef Zakarias mang số áo của tiền vệ nhưng lùi sâu chơi như một trung vệ thứ hai, đẩy hai hậu vệ cánh đảm nhiệm vai trò mà họ vẫn làm cho đến ngày nay. Điều này nhanh chóng tạo nên một cuộc cách mạng chiến thuật khác mà chúng ta sẽ bàn đến sau này.
Sáu tháng sau, hai đội gặp lại ở Budapest. Người Anh tiếp thu bài học quá muộn rồi nhận thêm một bài học bẽ bàng với tỉ số 1-7!