Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

Đá V-League, gãy chân là điều bình thường?

Thứ Hai 16/05/2016 15:58(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Trường hợp dính chấn thương như của tiền đạo Osmar (HAGL) rõ ràng không phải điều hiếm gặp ở V-League. Trong một giải đấu có quá nhiều rủi ro, sự nghiêm trọng rất dễ trở thành những điều bình thường.

Vào sân là phải nhiệt

Đó tưởng chừng như là điều hết sức bình thường mà bất kỳ cầu thủ nào cũng tâm niệm khi vào sân, nhưng sự thực để “nhiệt” thế nào cho đúng là điều không đơn giản. Khi được trả lời phỏng vấn trên truyền hình hoặc báo chí, rất nhiều cầu thủ bóng đá Việt Nam nói rằng họ vào sân là muốn cháy hết mình và vì vậy đôi khi không kiểm soát được cái đầu nóng.

Đằng sau những lời hối lỗi của vụ Quế Ngọc Hải đá gãy chân Anh Khoa, Đình Đồng đạp gãy chân Anh Hùng hay cú xoạc bóng của Dương Thanh Hào khiến Abass gãy chân cuối mùa giải... đều được lí giải bằng một chữ “nhiệt”. Tuy nhiên, đằng sau thái độ nhiệt tình thi đấu đó là vấn đề lỗi tư duy, vốn xuất phát từ cách giáo dục cầu thủ từ nhỏ.

Da bong la phai dan mat cho doi thu biet so?
Đá bóng là phải dằn mặt cho đối thủ biết sợ?

Ở một nền bóng đá còn thiếu chuyên nghiệp như Việt Nam, công tác giáo dục cầu thủ được hiểu đơn giản là chuyện dạy trẻ con đá bóng. Tuy nhiên, đào tạo cầu thủ cũng là đào tạo một con người và quá trình đó phải được thực hiện một cách toàn diện ở tất cả mọi mặt chứ không chỉ xoay quanh những bài tập thể thao.

Hiện mới chỉ có lò HAGL-JMG là cho ra những sản phẩm khác biệt do sử dụng quá trình đào tạo quy chuẩn của nước ngoài. Nhìn cái cách những Tuấn Anh, Xuân Trường ra nước ngoài thi đấu, trả lời phỏng vấn bằng ngoại ngữ, hay đơn giản chỉ là cái cách họ nói chuyện trước báo chí đã cho thấy được nền tảng giáo dục tốt của những chàng trai này. Tiếc thay, đó là điều mà hầu hết những cầu thủ khác không có được.

HAGL: Osmar gãy chân là tai nạn trong bóng đá
Trưởng đoàn CLB HAGL Nguyễn Tấn Anh cho rằng việc tiền đạo Osmar bị gãy chân là chuyện ngoài ý muốn, không phải lỗi cố ý của Huỳnh Tấn Tài bên phía Long An.

 

Cái tâm lý ăn-thua, “đá cho nó sợ” được thế hệ cũ giáo dục cho thế hệ mới vẫn được tiếp diễn. Hậu quả là đến bây giờ, không ít cầu thủ trẻ Việt Nam vẫn sẵn sàng đánh, đạp hay dùng những động tác hoàn toàn rất thừa để dằn mặt đối phương. Trong lần thứ hai trở lại với V-League, tiền đạo Gaston Merlo vẫn không khỏi bất ngờ bởi thứ văn hóa xấu xí này còn tồn tại ở bóng đá Việt Nam.

“Các cầu thủ ở Việt Nam thiếu tính chuyên nghiệp. Họ cần được giáo dục lại suy nghĩ từ nhỏ. Tại tôi cũng làm việc chuyên nghiệp, bạn cũng làm việc chuyên nghiệp. Tôi đi làm việc để nuôi gia đình. Thế nên nếu bạn đã gãy chân tôi thì ai nuôi gia đình tôi đây? Điển hình như chấn thương của Anh Khoa, nó rất kinh hoàng. Tôi nghĩ cần phải thay đổi suy nghĩ ngay lúc này”.

Mot san pham cua nen bong da nghiep du
Một sản phẩm của nền bóng đá nghiệp dư

Thậm chí để so sánh, Merlo còn khẳng định dù giải bóng đá V-League được đầu tư nhiều tiền nhưng thua xa giải ... hạng Ba Argentina về tính chuyên nghiệp: “Tôi nhận thấy bao năm qua bóng đá Việt Nam vẫn vậy, không đi lên mà cũng không đi xuống. Các bạn mới chỉ khoác chiếc áo chuyên nghiệp chứ chưa chuyên nghiệp thực sự. Tôi chỉ đá ở hạng Ba Argentina nhưng thấy chuyên nghiệp hơn bóng đá đỉnh cao của Việt Nam. Chế độ ăn ở, sân bãi đều rất tốt, có nhiều chiến thuật trong một trận đấu. Cầu thủ không đá chặt chém mà họ cố gắng chuyền, phối hợp, lấy bóng đá làm niềm vui. Dù giải hạng Ba Argentina không có nhiều tiền như V-League nhưng cầu thủ lại có ý thức và tính chuyên nghiệp cao hơn rất nhiều”.

Mới đây, trong trận đấu giữa HAGL và Long An, tiền đạo Osmar của đội bóng phố núi cũng bị gãy chân sau khi vấp phải cú kê chân của Huỳnh Tấn Tài. Cầu thủ nhỏ con này lí giải anh không cố ý mà chỉ là do thi đấu quá nhiệt. Pha bóng đó có vẻ Tấn Tài đã đúng, tuy nhiên chính trưởng đoàn HAGL là ông Tấn Anh lại tuyên bố rằng “Đá bóng gãy chân chỉ là tai nạn” lại là điều bất thường. Chấn thương là một phần của bóng đá nhưng va chạm đến gãy chân rõ ràng là một câu chuyện khác.

Phạm lỗi vì... kỹ thuật kém

Trở lại với pha vào bóng của Dương Thanh Hào ở trận chung kết cúp Quốc gia năm ngoái khiến tiền đạo Abass gãy chân. Rõ ràng pha bóng đó hậu vệ này chạy đằng sau lưng đối thủ với một khoảng cách khá xa, tuy nhiên anh lại chọn quyết định khó hiểu là xoạc bóng, với tỷ lệ thành công cực thấp. Kêt quả là Thanh Hào quét trúng chân trụ Abass và tạo ra một tai nạn khá kinh hoàng khiến chính cầu thủ này bật khóc ngay lúc đó.

Điều đáng nói ở đây là việc Thanh Hào không hề cố ý và anh không phải cầu thủ chơi xấu, nhưng cái cách hậu vệ này chọn ra quyết định và kỹ thuật xử lý bóng kém đã dẫn tới chấn thương đáng tiếc cho đồng nghiệp. Nhìn rộng hơn, đó là điểm yếu chung của nền bóng đá nước nhà khi cách đào tạo kỹ thuật cơ bản cho cầu thủ Việt Nam từ nhỏ vốn chưa tốt.

Ky thuat yeu kem do duoc dao tao chua tot
Kỹ thuật yếu kém do được đào tạo chưa tốt

Nền tảng kỹ thuật là thứ phải huấn luyện từ nhỏ vì mất rất nhiều thời gian để nó trở thành kỹ năng. Nếu không chuẩn kỹ thuật, một cầu thủ sẽ có xu hướng xử lý bóng theo bản năng, tức là sẽ xuất hiện những động tác “kung-fu”, những pha vung tay vung chân thừa hay những tình huống xử lý bóng vụng về như đá phủi.

Mới đây, trung vệ trẻ Trương Văn Thiết của đội hạng nhất Viettel đã có hành vi đánh nguội đối thủ và bị CLB rồi sắp tới là BTC ra án kỷ luật. Tuy nhiên, điều đáng nói ở đây không chỉ là tình huống cá biệt đó, mà là lối chơi của Văn Thiết khi những cú đạp bóng bằng cả hai chân nhắm thẳng ống đồng đối thủ vốn là đòn tủ của cầu thủ trẻ này.

Nhung pha vao bong ua thich cua Van Thiet
Những pha vào bóng ưa thích của Văn Thiết

Việc một cầu thủ được đào tạo mới, chơi cho một lò danh tiếng, thậm chí còn từng khoác áo U19 Việt Nam cùng những Công Phượng, Tuấn Anh, lại có lối chơi như vậy thật sự rất nguy hiểm. Đó là còn chưa kể đến không ít cầu thủ trẻ của SLNA hay Thanh Hóa cũng sẵn sàng chơi bóng theo phong cách tương tự.

Đã đến lúc những người làm bóng đá nên thức tỉnh và có cách nhìn nhận đúng đắn về công cuộc xây dựng bóng đá Việt Nam. Khi một nền bóng đá không có nền móng vững chắc, tức là những cầu thủ trẻ được đào tạo bài bản, thì nó sẽ mãi chỉ quanh quẩn với khái niệm nghiệp dư. Có lẽ, lời ví von “Bóng đá Việt Nam xây nhà từ nóc” của HLV Alfried Riedl cách đây hơn chục năm vẫn chưa bao giờ mất đi giá trị.

Tường Minh

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X