Thứ Hai, 23/12/2024Mới nhất
Zalo

Những điều chưa biết về VAR tại VCK U23 châu Á 2020

Thứ Sáu 03/01/2020 17:47(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Với việc công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR) đã được sử dụng phổ biến tại nhiều giải đấu trên thế giới, VAR cũng sẽ được áp dụng tại VCK U23 châu Á 2020 sắp tới.

 

Tại VCK U23 châu Á 2020, Liên đoàn bóng đá Châu Á (AFC) đã thống nhất áp dụng công nghệ video hỗ trợ trọng tài (VAR) trong tất cả 32 trận đấu tại giải đấu sắp tới. 

Việc áp dụng triệt để các công nghệ vào các trận chính thức được kỳ vọng sẽ giúp các trọng tài đưa ra những quyết định công bằng nhất cho cả hai đội bóng. Và người hâm mộ đã biết gì về VAR? 

Những điều chưa biết về VAR tại VCK U23 châu Á 2020 hình ảnh
  

4 trường hợp được VAR can thiệp

VAR sẽ can thiệp trong bốn trường hợp: 1- Có bàn thắng hay chưa có bàn thắng, 2-Phạt đền hay không phạt đền, 3-Thẻ đỏ hay không thẻ đỏ, 4-Can thiệp tránh rút thẻ nhầm người.

Khi có sự cố trên sân, trọng tài VAR tiếp tục theo dõi trận đấu. Các trợ lý VAR xem lại quay chậm với nhiều góc khác nhau. Nếu có sự cố tổ VAR sẽ liên lạc qua bộ đàm với trọng tài chính dừng trận đấu. Trọng tài chính sẽ theo dõi phần quay chậm và đưa ra quyết định cuối cùng.

Tổ VAR có mấy thành viên?

Thông thường, trong phòng VAR sẽ gồm ekip ít nhất là 5 người, bao gồm: 1 trọng tài VAR, 1 trợ lý VAR, 2 chuyên gia công nghệ thông tin cùng 1 giám sát trọng tài. 

Các đội bóng có được phép khiếu nại VAR?

Cầu thủ, BHL sẽ không được phép yêu cầu trọng tài chính trên sân dừng trận đấu để xem lại VAR. Nếu có hành vi cố tình và thái quá, tùy vào mức độ. Trọng tài chính có thể rút thẻ vàng hoặc đỏ. 

Bên cạnh đó, một điều cần lưu ý là khi trọng tài chính vào khu vực xem lại quay chậm, tuyệt đối không ai được đến gần khu vực này, bao gồm các cầu thủ và thành viên BHL hai đội. Ngay lập tức sẽ phải nhận thẻ đỏ nếu thực hiện hành vi này. Sau khi xem lại video, trọng tài chính sẽ là người quyết định tình huống đó có bị phạm luật hay không.

Các cầu thủ Việt Nam cần thích nghi với VAR

Còn nhớ ở giải Asian Cup 2019, ĐT Việt Nam cũng đã từng được trải nghiệm công nghệ này. Trong trận đấu tứ kết với ĐT Nhật Bản, công nghệ VAR đã giúp cho ĐTVN thoát khỏi một bàn thua khi xác định bàn thắng không hợp lệ của hậu vệ Yoshida, sau khi cầu thủ này để bóng chạm tay trước khi đưa bóng vào lưới. 

Tuy nhiên ĐTVN cũng chính là nạn nhân của công nghệ này khi xác định một quả penalty cho ĐT Nhật Bản sau pha phạm lỗi của trung vệ Tiến Dũng trong vòng cấm. Chính vì thế, tại giải đấu sắp tới U23 Việt Nam sẽ đặc biệt phải lưu ý với các pha phạm lỗi, nhất là trong vùng cấm. Bởi một khi bị thổi 11m bởi VAR, đó sẽ là một bất lợi lớn cho chúng ta.

Lịch thi đấu vòng bảng U23 Châu Á 2020



Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm
top-arrow
X