Thứ Sáu, 22/11/2024Mới nhất
Zalo

Các CLB Anh học được gì từ những “con cáo già” trên TTCN? (phần 2)

Thứ Tư 23/12/2015 11:38(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News

Chúng ta có thể tìm ra những điểm tương đồng gì giữa những thành phố một bị chiến tranh tàn phá như Donetsk, một nhộn nhịp như Porto và một cổ kính như Lyon? Vấn đề chính nằm ở bộ ba quyền lực Rinat Akhmetov, Jorge Nuno Pinto da Costa và Jean-Michel Aulas. Nếu đã biết đến họ coi như bạn đã có được câu trả lời cho mình.

Các CLB Anh học được gì từ những “con cáo già” trên TTCN? (phần 1)

Cả ba chủ tịch của Shakhtar Donetsk, FC Porto và Olympique Lyon đều duy trì một hệ thống trinh sát những cầu thủ tiềm năng trong những khu vực không thực sự giàu mạnh về kinh tế của bóng đá thế giới như một phương tiện sinh lời lớn nhất, hiệu quả nhất. Suốt nhiều năm qua, Shakhtar luôn đi theo chiến thuật “phòng ngự Ukraine, tấn công Brazil”. Với điều lệ giới hạn số lượng cầu thủ nước ngoài tại giải VĐQG Ukraine, HLV Mircea Lucescu và chủ tịch Rinat Akhmetov đã chủ định tuyển chọn các tài năng trẻ tới từ Brazil, những người mang tinh hoa của bóng đá tấn công.

CN Jean-Michel Aulas
Chủ tịch Aulas của Lyon hướng tới thị trường cầu thủ nói tiếng Pháp

Và hiệu quả của chiến lược này là vô cùng lớn cả về chuyên môn lẫn hậu trường. Sau những người tiên phong như Elano và Jadson, tới lượt Fernandinho, Luiz Adriano, Willian, Alex Teixeira, Douglas Costa, Bernard… lần lượt cập bến Donbass Arena. Họ đã và đang thể hiện được rất nhiều tại Shakhtar và mang về những danh hiệu cùng tiền bạc cho đội bóng. Mấu chốt trong thành công của CLB có biệt danh Hirnyky (Thợ mỏ) trên thị trường chuyển nhượng nằm ở mạng lưới trinh sát viên hiệu quả.

Ngay cả khi bị Porto lấy mất tuyển trạch viên trưởng Luis Goncalves vào năm 2010, điều này cũng không thay đổi. Quan trọng nhất vẫn là tầm nhìn sáng suốt của những người đứng đầu đội bóng chứ không nằm ở con mắt nhìn ra người tài của những người được cử đến hiện trường. Có nhiều trường hợp các cầu thủ trẻ rất tài năng nhưng đã thui chột khi đến với một môi trường không phù hợp.

CN Porto
Những cầu thủ bán được giá nhất của Porto

Liverpool chẳng hạn, các ông chủ người Mỹ không thiếu tiền nhưng họ thực hiện rất nhiều thương vụ chuyển nhượng sai lầm. Những Lazar Markovic, Robbie Keane, Iago Aspas đều chơi rất hay trước và sau khi rời sân Anfield để chứng tỏ rằng họ đúng là những người có tài. Những bản hợp đồng đắt nhưng không hoặc chưa xắt ra miếng của Liverpool trong quãng 5 năm trở lại đây thì rất nhiều: Andy Carroll, Adam Lallana, Dejan Lovren, Stewart Downing, Alberto Aquilani, Mario Balotelli…

Riêng với những trường hợp của Markovic, Aspas hay Aquilani, họ thất bại chủ yếu bởi không thể thích ứng với ngôn ngữ và văn hóa tại ngôi nhà mới của mình. Nhưng điều này cũng không ngạc nhiên bằng sự chuẩn bị kém cỏi của Liverpool trước khi đón những tân binh này về. Những người có trách nhiệm của The Kop dường như đã quá ảo tưởng vào việc một tài năng ngoại quốc có thể bắt nhịp ngay với toàn đội mà quên mất rằng sự quen thuộc về môi trường thi đấu cũng là một trong những yếu tố quan trọng khi tuyển chọn cầu thủ mới.

Hãy nhìn vào Lyon và Porto, doanh thu chủ yếu của họ từ năm 2002 tới nay tới từ những cầu thủ dưới 24 tuổi và nói chung ngôn ngữ với các đội bóng bản địa. Những người nổi danh tại sân Gerland như Michael Essien (quốc tịch Ghana) hay Mahamadou Diarra (Mali) đều có thể nói tiếng Pháp trong khi trường hợp của Miralem Pjanic đã lớn lên ở nước láng giềng Luxembourg, khoác áo U17 đến U19 của họ bên cạnh 4 năm trước đó chơi tại đội bóng xứ lục lăng là Metz. 

CN Lyon
Những cầu thủ bán được giá nhất của Lyon

Tương tự, tại Porto sự tương đồng ngôn ngữ giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã góp phần giúp những Hulk (Brazil), James Rodriguez, Radamel Falcao hay Jackson Martinez (Colombia)… thích ứng nhanh hơn những Markovic, Aspas hay Aquilani tại Liverpool. Phía Shakhtar không đi theo hướng đi này, không tuyển nhiều những cầu thủ đến từ Liên Xô cũ làm nóng cốt. Họ chọn các tài năng từ Brazil nhưng tạo nên một cộng đồng nhỏ tới từ xứ Samba. Bên cạnh đó, Shakhtar có HLV Mircea Lucescu nói trôi chảy tiếng Bồ Đào Nha (người Brazil sử dụng ngôn ngữ này) có mối quan hệ tốt đồng thời cũng chủ động xây dựng lối chơi xung quanh các ngôi sao ngoại quốc của đội.

Liverpool cũng từng xác định tương lai của mình vào những Luis Alberto, Suso và Tiago Ilori nhưng lại không cho họ nhiều cơ hội thể hiện. Tổng cộng bộ ba cầu thủ này chỉ có chưa tới 25 lần ra sân tại Premier League. Trong khi đó, những ngôi sao hứa hẹn của Shakhtar như Fernandinho, Willian và Douglas đã được trao rất nhiều cơ hội và đều có tối thiểu 5 năm chơi bóng tại Ukraine. Điều đó chỉ ra một điều rằng chưa chắc Liverpool chuyển nhượng thất bại đã là do họ xác định tài năng kém hơn Shakhtar, Porto và Lyon mà lý do là bởi họ chưa cung cấp đủ điều kiện để các “mầm non” thực sự vươn cao.

Quan điểm: Vấn đề lớn nhất của Liverpool không phải là HLV trưởng
(Bongda24h.vn) - Dù HLV Rodgers có tài hay không có tài huấn luyện, vấn đề của Liverpool có lẽ không nằm ở mình ông.

Nhiệm kỳ lần lượt 19, 33 và 28 năm của những chủ tịch Akhmetov, Da Costa và Aulas đã chứng minh được hiệu quả ghê gớm. Nhưng để đạt được những thành công đặc biệt là về tài chính nói chung và trên thị trường chuyển nhượng nói riêng cần linh hoạt trong làm việc: khi cứng rắn, khi mềm dẻo. Trong một thời đại kim tiền mà các đại gia tranh nhau các ngôi sao sáng, Da Costa biết làm cách nào dụ Zenit St. Petersburg mua Hulk với giá 38,5 triệu bảng còn Akhmetov nhận được tới 21 triệu từ Bayern Munich khi bán Douglas Costa, người công khai ý định muốn rời khỏi Ukraine bởi tình hình chiến sự ngay cả khi Shakhtar đã chuyển nơi tập trung từ Donetsk sang thành phố Lviv cách đó gần 1000 km. Về mặt này, hàng loạt đội bóng Anh như Arsenal, Chelsea hay Tottenham… làm chưa tốt trong nhiều năm qua khi để nhiều cầu thủ ra đi với mức giá chưa tương xứng với tài năng của họ

Có thể Shakhtar, Porto và Lyon may mắn có được một vị chủ tịch xuất chúng và tâm huyết. Nhưng họ không phải là những người ngoài hành tinh khác và những thương vụ chuyển nhượng “phi thường” ai cũng có thể thực hiện được nếu có một kế hoạch đúng đắn. Các bước thực hiện mua bán cầu thủ của ba “con cáo già” trên hẳn đã được các đội bóng Anh nghiên cứu kỹ và rút ra nhiều kinh nghiệm.

Dù là ở Ukraine, Bồ Đào Nha hay Pháp, đều đòi hỏi công sức và thời gian dành cho các tài năng đã phát hiện ra. Môi trường Premier League rất khó để áp dụng quy trình đó nhưng chắc chắn từng bước họ cần phải thay đổi để công tác chuyển nhượng thực sự hiệu quả hơn. Thành công sẽ không đến với những người kém kiên nhẫn.


Mạnh Hùng
 
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Lịch để bàn bóng đá 2025 - Đậm chất thể thao, đong đầy cảm xúc!

Nhanh tay đặt mua ngay hôm nay: https://forms.gle/ed5b32S9hPR9vWvK7. Số lượng có hạn

Có thể bạn quan tâm

Video

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Pep Guardiola gia hạn với Man City: Ai buồn, ai vui?

Lại một lần nữa trong những ngày tháng 11, Pep Guardiola lại quyết định gia hạn hợp đồng với Manchester City sau 2 lần gia hạn trước đó vào năm 2020 và 2022. Bản hợp đồng mới cho phép Pep gắn bó thêm 2 năm với đội chủ sân Etihad và đánh dấu cột mốc tròn 1 thập kỷ chiến lược gia vĩ đại này dẫn dắt nửa xanh thành Manchester.

Xem thêm
top-arrow
X