Manchester United vs Arsenal: Biên niên sử hận thù (P1)

Tác giả KDNX - Thứ Hai 30/09/2019 16:48(GMT+7)

Vào rạng sáng ngày thứ 3 ngày mai (theo giờ VN), hàng công Man United sẽ được Mason Greenwood lĩnh xướng khi họ gặp Arsenal trên sân nhà Old Trafford.

Vào rạng sáng ngày thứ 3 ngày mai (theo giờ VN), hàng công Man United sẽ được Mason Greenwood lĩnh xướng khi họ gặp Arsenal trên sân nhà Old Trafford.
  
 
Với Greenwood, một trận đấu trước Arsenal thực sự là một điều bí ẩn. Dù có lẽ chàng trai 17 tuổi đã xem nhiều clip về trận đấu này trên youtube hoặc Ole Gunnar Solskjaer đã nói về trận đấu này. Nhưng dù thế nào đi nữa, chàng trai này vẫn thuộc về thế hệ không biết được, không cảm nhận được hay thậm chí là chưa nghe về cặp đấu đầy hận thù này.
 
Khi Sylvain Wiltord ghi bàn trên sân Old Trafford giúp Pháo Thủ giành được danh hiệu Premier League ở mùa 2002, Greenwood mới chỉ gần 7 tháng. Khi Greenwood 2 tuổi, Martin Keown có pha trêu ngươi Ruud Van Nistelrooy, dẫn đến "đại chiến pizza" lịch sử.
 
Lần này, Man United lại đối đầu Arsenal, nhưng đó không còn là trận thư hùng của khi xưa. Thực ra, nó đã không còn như xưa từ lâu rồi. Arsenal giờ đây chỉ còn là cái bóng của bản thân, Man United thì mãi vẫn chưa thể thoát ra khỏi vũng lầy của sự khủng hoảng kể từ ngày Sir Alex Ferguson ra đi.
 
 
Man United hiện tại là một Man United rệu rã từ bên trong lẫn bên ngoài. Một Man United tệ hại đến mức phải nhờ đến hào quang xưa Ole Gunnar Solskjaer để có thể tồn tại được. Một Man United phải trông chờ vào những tài năng chưa hoàn toàn chín. Có thể nói, những gì đang xảy ra ở Man United là những gì mà Sir Alex Ferguson không hề mong muốn khi ông quyết định rời khỏi sân Old Trafford cách đây 6 năm trước.
 
Ở bên kia chiến tuyến, Arsenal cũng không hề khá hơn. Họ chia tay Arsene Wenger để đem về Unai Emery.

Dù vào được tới trận chung kết Europa League ở mùa trước. Nhưng việc không giành được một suất chơi ở Champions League mùa sau khiến mùa giải vừa rồi của Arsenal chẳng khác gì một thất bại. Unai Emery giờ đây vẫn phải chật vật với việc xây dựng hình ảnh, áp dụng lối chơi của mình lên Arsenal, lên một tập thể vẫn còn quá nhiều điều phải sửa chữa. Có thể nói, ông và Solskjaer không khác gì nhau ở thời điểm hiện tại.
 
Trận đấu này vì vậy chẳng khác gì một cuộc đấu mang tính hoài cổ nhiều hơn là một trận thư hùng thật sự. Nó không còn mang tính chất của một trận đấu đầy hận thù, máu lửa, mà chỉ đơn giản là một cặp đấu diễn ra vào các tuần thi đấu mà thôi.
 
Ferguson đấu Wenger, Keown đấu Van Nistelrooy, Roy Keane đấu Patrick Vieira, Marc Overmars bứt tốc trên thảm cỏ xanh của Old Trafford. Ngực áo của Ryan Giggs phanh rộng. Wiltord ấn định chức vô địch trên chính sân Old Trafford hay Giggs để lỡ cơ hội trước Arsenal trong ngày Beckham bị Sir Alex Ferguson ném chiếc giày vào khuôn mặt điển trai của anh. Tất cả những điều trên là thứ khiến Arsenal và Man United là một trong những cặp đấu vĩ đại nhất lịch sử Premier League ở những ngày sơ khai.
 
 
Thật khó có thể tìm được một cuộc thư hùng nào như cuộc thư hùng này trong một khoảng thời gian dài.
Trong 8 năm trời từ năm 1996 tới năm 2004, mối thù hận Ferguson-Wenger có thể so sánh với mối thù hận Ali-Frazier của quyền anh, hay của Jimmy Connors và John McEnroe của quần vợt, của Larry Bird và Magic Johnson của bóng rổ. Một mối hận thù đầy chất thơ. Nhưng đó là bên ngoài sân. Còn bên trong sân thì sao ?
 
Với Ferguson và Wenger, mối hận thù này hoàn toàn vượt xa biên giới của sân bóng, nó còn lan tới những thứ không liên quan như: ban lãnh đạo, những người điều hành, LĐBĐ Anh, hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp, thậm chí là giwosi chính trị.
 
Sau trận chiến Pizza năm 2004, Dholakia, chủ tịch đảng Tự Do Dân Chủ đứng ra yêu cầu "chỉ trích nhũng hành động của các HLV như Arsene Wenger hay Alex Ferguson, dẫn đến biến cố xảy ra ở đường hầm sân Old Trafford."
 
Richard Carbon, một thành viên của bộ thể thao từ năm 2001-2007 chia sẻ với tờ Athletic: "Tôi nhớ rằng đã nói với 2 HLV tốt nhất là nên đi ăn pizza để giảng hòa. Tôi bắt đầu viết thư gửi các chủ tịch mỗi khi mùa giải khởi tranh, giải thích rằng những gì xảy ra trên TV vào ngày thứ 7 có thể ảnh hưởng lên mọi thứ khác vào ngày chủ nhật. Điều này là thực. Tôi còn nghĩ  "Trời ạ" lũ trẻ con theo dõi các người đấy." Tôi từng gặp Sir Alex ở buổi gặp mặt với Thiếu sinh quân ở nghị viện. Ông ấy thực sự thân thiện. Ông ấy không hề khó chịu khi tôi nói những điều này. Đây là công việc của tôi. Giới thể thao được hưởng nhiều quyền lợi, nhưng họ đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình."
 
Đến năm 2004, hòa bình giữa hai người gần như là không thể. Nhưng những mối hận kiểu này giữa hai bên chưa bao giờ mới. Cách đó 7 năm, ở một khách sạn trong thành phố Manchester, Ian Wright từng phải hòa đàm với Peter Schmeichel khi mối thù của cả hai bắt đầu leo thang.
 
Theo, cựu lãnh đạo bộ phận thông tin của FA, David Davies, "Mối hận thù này chỉ gói gọn giữa Wenger và Ferguson. Đáng ngạc nhiên, cả 2 CLB đều có được những sự liên lạc tích cực ở cấp thượng tầng. Chủ tịch Martin Edwards của Man United và David Dein của Arsenal thậm chí còn là những người sáng lập ra Premier League.
 
"Tôi còn nhớ một nọ, Man United thi đấu trên sân nhà còn Arsenal thi đấu ở phía Bắc. Tôi, David, Maurice Watkins (một giám đốc của Man United) và Gordon Taylor (Chủ tịch PFA) quyết định họp từ 10 giờ trưa đến 8 giờ tối hôm thứ 6, một ngày trước trận đấu của Man United. Cuộc họp nhằm vào việc giảng hòa giữa hai cầu thủ. Chúng tôi cứ tranh cãi với nhau một cách vô ích. Chúng tôi gần như thất bại. Phải đến cả tháng sau, cả hai mới quyết định trao đổi với nhau."
 
Nếu FA nghĩ rằng điều này có thể xoa dịu mối hận thù, họ đã lầm. Thay vào đó, điều này khiến hai đội bóng còn hận thù nhau nhiều hơn. Những án kỷ luật cứ thế liên tiếp giáng xuống đầu cả hai đội bóng.
 
Ferguson khi đó bắt đầu thể hiện quyền lực của mình, ông bắt đầu cho rằng việc David Dein là phó chủ tịch FA sẽ khiến Arsenal có lợi. Tình cờ thay, khi Dean bị thay thế vào năm 2006, người thay thế ông là David Gill, một người thuộc biên chế Man United.
 
Sir Alex tiếp tục sử dụng quyền lực của mình đến cấp ĐTQG. Ông bắt đầu nhắm đến HLV thể lực Gary Lewin, người khi đó vừa làm cho Arsenal và ĐTQG Anh.
 
Davies không phải là tay vừa, ông nhạo báng Sir Alex, cho rằng "Man United lo Arsenal sẽ biết hết ai bị chấn thương và bao giờ sẽ lành lặn. Chắc chẳng bao lâu nữa đâu, Rod Thornley (chuyên gia massage của Man United) sẽ vào biên chế đội cho xem."
 
Không chỉ FA khiến Ferguson cảm thấy khó chịu khi thiên vị Arsenal, mà còn có một tờ báo: Daily Mirror.
Người dẫn chương trình Piers Morgan, khi đó là người điều hành của Daily Mirror, đã khiến cả nước Anh phát điên khi Man United không tham dự FA Cup mùa giải 1999-2000.
 
Trong cuốn hồi ký của mình, Morgan chia sẻ rằng các phóng viên của The Mirror khi đó đã bị Sir Alex Ferguson xúc phạm, cụ thể, HLV người Scotland khi đó đã hét vào mặt họ rằng: "Bảo thằng điều hành của chúng mày cút cụ nó về sân Highbury đi."
 

Khi cuốn tự truyện của của Jaap Stam ra mắt hồi tháng 8 năm 2001, đại diện của anh ấy yêu cầu Daily Mirror "bỏ qua quyển tự truyện đó".
 
"Nhảm nhí", Morgan nói với người đại diện. "Tôi là fan Arsenal, hắn ta sắp cút khỏi sân Old Trafford rồi. Điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ vô địch Premier League." Stam ngay sau đó đã rời khỏi Old Trafford để đến Lazio, và đúng theo lời Piers Morgan, Arsenal vô địch mùa giải đó.
 
Man United khi đó không hề đồng ý với Morgan. Họ luôn khẳng định quyết định bán Stam đã được đưa ra trước khi cuốn tự truyện ra mắt nhưng gặp phải trở ngại vì chấn thương gân Achilles của anh.
 
Sự đối đầu của họ còn kéo đến thị trường chuyển nhượng. Sau khi Arsenal cuỗm được Fabregas từ lò đào tạo La Masia của Barcelona, Man United đáp trả bằng việc đem về Gerard Pique và chàng tiền đạo tuổi teen Cristiano Ronaldo.
 
Ferguson và Wenger
Hồi Wenger đến Premier League, Sir Alex Ferguson chào đón người đồng nghiệp của mình bằng câu mỉa mai: "Thông minh ! Người ta nói anh ta thông minh à ? Nói 5 ngôn ngữ cơ đấy ! Tôi biết một thằng nhỏ 15 tuổi người Bờ Biển Ngà cũng có thể nói 5 ngôn ngữ ."
 
Với những ai biết Ferguson, họ biết rõ Ferguson cảm thấy khó chịu không chỉ bởi tài năng của Wenger mà còn bởi sự tân tiến  của ông. HLV người Scotland thấy rõ rằng Wenger là một nhà cách mạng khi HLV người Pháp cải tạo từ từ bữa ăn cho đến chế độ tập luyện của Arsenal. Trong khi đó, ông chỉ là một tay HLV thuần Anh.
 
Sir Alex Ferguson tuy vậy, cũng không phải là một người bảo thủ.
 
Ông dẹp bỏ cái lề thói nhậu nhẹt của đám cầu thủ. Nhân viên của Man United kể lại rằng Sir Alex Ferguson từng yêu cầu họ cung cấp những cuộn băng để phân tích bằng hình cũng như phân tích các thông số, điều ở thời điểm đó ở Premier League chưa ai nghĩ tới.
 
Một nguồn tin khác nói rằng Ferguson thậm chí còn làm việc với những người quản sân, yêu cầu họ cung cấp những chi tiết về sân Old Trafford. Ông sau đó sẽ bàn với chuyên gia chiến thuật cũng như người quản sân để làm sao mặt sân đúng như ý ông nhất có thể, dù là chất lượng cỏ, độ dài của cỏ hay tưới nước như thế nào. Tất cả đều nhằm đem lại lợi thế cho các cầu thủ. Sau khi nhận được thư của một chuyên gia về thị giác, ông mời cô đến để đảm bảo chất lượng quan sát của cầu thủ Man United.
 
Khi Ferguson yêu cầu các học trò phải thể hiện bản lĩnh ông lớn dù để tuột chức vô địch vào tay Arsenal hồi năm 2002, Wenger lập tức đáp trả: "Ai cũng nghĩ mình có cô vợ đẹp ở nhà cả."
 
 
Wenger tận hưởng cuộc chiến này bằng sự bình thản. Một nguồn tin cho biết ông luôn từ chối uống chung với Sir Alex sau trận đấu, nhưng rồi lại nói rằng ông rất vui lòng, sau khi có được danh hiệu hồi tháng 5 năm 2002.
 
Ferguson, một con người của đường phố, cảm nhận được sự kiêu căng đậm chất tiểu tư sản của Arsene Wenger, điều khiến ông rất không thích. Kể cả khi thua trước những đối thủ truyền kiếp như trận thua 3-1 trước Man City ở Maine Road hồi tháng 11 năm 2002, Ferguson vẫn cố gắng dành ra nửa tiếng đồng hồ đùa vui với Kevin Keegan kể cả khi Gary Neville đã gây ra sai lầm tai hại dẫn đến bàn thua của Quỷ Đỏ.
 
Ferguson cũng rất biết giữ mình. Khi Arsenal dành được chức vô địch trên sân của ông, Ferguson vẫn tiến vào phòng thay đồ của đội khách để chúc mừng họ. Cựu tiền đạo của Arsenal, Nwankwo Kanu, chia sẻ với The Athletic: "Khi trận đấu diễn ra, tôi có được một màn trình diễn tốt. Khi Wiltor ghi bàn, tôi nhảy lên anh ấy để ăn mừng. Điều đó cho thấy chiến thắng này có ý nghĩa thế này. Giành chiến thắng trên sân kẻ thù thật sự có ý nghĩa cho chúng tôi và HLV. Chúng tôi thua 6-1 ở đó mùa trước. Không ai vui cả. Chúng tôi biết rõ Arsene Wenger không vui khi ông ấy gào thét như một gã điên ngày hôm đó, dù thường ngày ông ấy rất điềm tĩnh. Hôm đấy mọi thứ rất tệ. Ông ấy rõ ràng không vui tí nào.
 
Mối quan hệ này cứ dần đi vào ngõ cụt. FA lập tức ra tay trấn an cả hai.
 
"Nhưng Premier League xây dựng danh tiếng dựa trên những mối hận thù này," cựu giám đốc Davies giải thích. "Đúng là vụ việc trên khiến báo chí tốn giấy mực, nhưng khán giả rõ ràng rất thích điều này."
 
Wenger có những giả thuyết cho riêng mình, tin rằng những gã nhà báo miền Bắc nhẹ tay với Ferguson. Sau một trận đấu trước Bolton, ông nói: "Cái khó hiểu với tôi đó là ông ta có thể làm gì mình muốn, còn các anh thì chỉ biết quỵ lụy dưới chân ông ta."
 
 
Đáng ngạc nhiên, cầu thủ cả hai bên đều nói rằng mình không quan tâm lắm tới các buổi họp báo. Cựu thủ môn Man United, Roy Carroll từng nói "tôi chưa bao giờ nghe một cầu thủ nào nói về điều đó trong phòng thay đồ."
 
Hậu vệ Lauren, một thành viên của Đội Hình Bất Bại nói, nói "Chúng tôi không nghĩ về điều đó trên sân tập. Một bên là giới truyền thông, công chúng, một bên là cầu thủ. Cầu thủ không quan tâm HLV nói gì với truyền thống. Nếu có nói gì thì cũng chỉ là để đẩy áp lực khỏi chúng tôi. Mourinho cũng làm thế mà."
 
(còn nữa)
 
Dịch từ bài viết: " Manchester United v Arsenal: the Premier League’s lost rivalry" của Adam Crafton đăng trên The Athletic 

KDNX (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Đêm huyền ảo ở Munich

Thật không tưởng và kỳ lạ, nhưng giờ tôi có thể nói với bản thân mình, ‘Chúa ơi, thì ra cảm giác vô địch là thế này! Tôi luôn luôn tự hỏi nó sẽ như thế nào, nhưng giờ tôi đã biết rồi!’.

Khiến De Bruyne bực tức nhưng Pep đã cứu được 1 điểm cho Man City như thế nào?

Tuy mọi người thường xuyên bàn tán về chuyện Pep Guardiola có “sở thích” thực hiện những thay đổi kỳ lạ lên đội hình xuất trận của ông và khiến các đối thủ chỉ có thể “đoán mò” về ý đồ của mình, nhưng có một điều thường hay bị bỏ qua là việc ông ít khi tinh chỉnh nhân sự giữa các trận đấu.

Ngày hàng thủ Liverpool vô hiệu hóa mãnh thú Erling Haaland

Virgil Van Dijk phồng má và vòng tay ôm lấy Joe Gomez.Mohamed Salah có thể là người đã chọc thủng lưới Manchester City để giúp Liverpool giành được 3 điểm, nhưng chiến thắng đáng khâm phục mà The Reds có được trước nhà đương kim vô địch đã được xây dựng trên nền tảng là sự vững chắc của hệ thống phòng ngự.

Sự thanh thoát của Chelsea nhìn từ 2 bàn thắng

Dù không có được chiến thắng trước Real Madrid, nhưng những gì Chelsea làm được ở trận đấu tứ kết lượt về vẫn xứng đáng nhận được những sự khen ngợi và ghi nhận từ giới làm bóng đá Châu Âu.

Roberto Baggio và siêu phẩm vào lưới Juventus 20 năm trước: Kiệt tác nghệ thuật ở Delle Alpi

Với một sự nghiệp không có quá nhiều những danh hiệu tập thể cao quý thì những bàn thắng của Roberto Baggio thực sự là tác phẩm nghệ thuật: những kiệt tác để chúng ta khám phá, tìm hiểu lại, mổ xẻ và tận hưởng qua nhiều thế hệ. “Bất cứ khi nào xem lại bàn thắng đó, kể cả đến hiện tại, tôi đều đứng dậy và vỗ tay”, HLV Roberto Mazzone viết trong cuốn tự truyện “Un Vita in Campo” của mình.

Chung kết Euro 2012: Italia-Tây Ban Nha: Ngày La Roja đi vào lịch sử

Người Anh có một câu ngạn ngữ như sau: "Cái gì tốt đều đến 3 lần". Tiếng Tây Ban Nha cũng có một câu nói tương tự, "không có hai thì làm sao có ba ?". Câu ngạn ngữ trên có lẽ chính là lời miêu tả đúng nhất cho trận đấu giữa La Roja và Italia ở Euro 2012, một trận đấu mà Tây Ban Nha đã hoàn toàn áp đảo Italia.