Juventus – Man Utd 1999: Đêm Quỷ Đỏ thắp sáng Delle Alpi (P1)

Tác giả KDNX - Thứ Sáu 24/04/2020 10:13(GMT+7)

NHM Man United thường sẽ nói về sân Nou Camp và khoảnh khắc Solskjaer ghi bàn khi nói về khoảnh khắc đáng nhớ nhất. Nhưng bạn không thể điều khiển cảm xúc của mình được. Và với tôi, khoảnh khắc tuyệt vời nhất chính là hiệp một trên đất Turin.

Là một CĐV Man United lâu năm, thậm chí có người nhà từng thi đấu cho Quỷ Đỏ, Andy Mitten đã theo dõi đội bóng này từ ngày còn bé. Dù trải qua rất nhiều trận đấu tuyệt vời của Man United, nhưng đối với anh, trận đấu gặp Juventus trên sân Delle Alpi sẽ vẫn mãi là trận đấu tuyệt vời nhất, một trận đấu mà anh đã trải qua đủ hỉ, nộ, ái , ố, thậm chí phải "thượng cẳng tay, hạ cẳng chân" với NHM đội nhà. Dưới đây là những chia sẻ của anh cho tờ The Athletic.
Milan, ngày 6 tháng 11 năm 2018. Một chiếc máy bay 737 chuẩn bị đáp xuống Malpensa. Khi chuẩn bị khởi động lại điện thoại, tôi nhận được một cuộc gọi từ gia đình mình.
"Bố mất rồi."
Bố tôi. Mất. Chết ấy. Tôi sau đó nói lời tạm biệt, chẳng còn gì để nói cả. Chắc một, hai tuần gì rồi, có khi vài ngày rồi ấy. Tôi thường giành 6 tuần ngược xuôi về nhà để gặp bố. Từ cuối cùng bố con tôi nói với nhau đó là: "Bố yêu con, con trai ạ" và "Con yêu bố, bố à".
"Đi gặp gia đình của mình đi," ông nói. "Cứ làm việc hết mình. Đi gặp Quỷ Đỏ đi." Quỷ Đỏ, Giờ đây ai gọi họ như thế nữa ? Barcelona khi đó đang đối đầu với Inter Milan ở San Siro vào thứ 3, Man United trong khi đó đến Turin vào ngày thứ 4. Giá khách sạn đều ở mức cao ở cả hai thành phố, hầu hết vì 2 trận đấu lớn và những cuộc họp quan trọng.
Lựa chọn khác đó là nhà nghỉ. Tại sao tôi không gọi ai đó ở Milan mà mình quen ? Do tôi không thể làm thế. Có một nhà nghỉ cách San Siro 3km. Những lời review cho thấy đây là một khách sạn khá tệ. Nhưng thôi, ăn mày nào đòi được xôi gấc.
Tôi đi dạo xung quanh sân San Siro tráng lệ trong cơn mưa. Sau đó, tôi gọi cho anh biên tập viên để nói rằng tôi sẽ không viết bài sau trận. Anh ấy hiểu điều đó. Thay vào đó, tôi viết về sự tráng lệ của sân San Siro, một "thánh đường" thật sự của bóng đá, khi nhìn từ bên ngoài. Đi bộ từ San Siro về rất lâu, trời lại mưa sau khi trận đấu kết thúc. Sau đó, tôi leo lên tần trên của cái giường tầng trong một căn phòng gồm 12 gã đàn ông. Tôi khi đó 44 tuổi, không phải 20 đâu. Tôi vừa  làm cái đéo gì thế nhỉ ?

Man United thi đấu với Juventus ngày hôm sau. Mất khoảng 1 tiếng hay 2 gì đó để đến Turin từ Milan. Vidic khi đó đang sống ở Milan.
"Bác muốn đi nhờ không ?" Cậu ấy đề nghị. Tôi cần đi nhờ thực sự.
"4h chiều đi nhé bác."
Tôi đến quán cà phê Armani để giết thời giờ, dùng Wifi của họ để làm việc trong vài tiếng. Một đĩa trái cây nhỏ còn đắt hơn cả giá tiền khách sạn nữa.
Vidic rồ ga đến. Trông cu cậu vui ra mặt. Red Star vừa đánh bại Liverpool đêm trước đó. Cậu ấy chẳng cần quan tâm tới bố tôi. Cậu ấy cười trên suốt quãng đường đến Turin trong khi thằng nhóc út của cậu ấy ngủ ở phía sau xe. Tôi tin rằng cậu chàng người Serbia này sẽ trở thành một HLV hàng đầu trong tương lai.
Cậu ta thả tôi ở gần sân rồi đi gặp vài quan chức ở Man United. Mưa vẫn còn khá nặng hạt khi tôi đường bên ngoài khán đài Bắc, còn cổng thì chưa mở.
SVĐ này, từng được biết đến dưới tên gọi Delle Alpi, đã được xây dựng lại trên nền của SVĐ từng được xây để phục vụ cho Mondial 90 tổ chức trên đất Italia. Khi đó, nó nhỏ hơn, dốc hơn và chỉ có sức chứ 42,000 khán giả chứ không phải 67,000 như bây giờ. Nhưng quan trọng nhất đó là việc Juventus giờ đây mới là chủ của SVĐ chứ không phải hội đồng thành phố
Khu vực bên ngoài SVĐ không thay đổi quá nhiều. Vẫn còn nhiều thời gian để thăm thú Via Druento, con phố bận rộn ở phía bắc SVĐ, nơi bạn có thể phóng tầm mắt về phía núi Alps. Turin, một thành phố của những chiếc cột thời Baroques, thực sự là một thành phố đẹp tuyệt trần.
Chúng tôi đậu chiếc xe thuê của mình gần con đường này vào tháng 4 năm 1999, trước trận bán kết Champions League lượt về. Trở lại trước xe, một chiếc FIAT, sau trận thực sự khó khăn, khiến chúng tôi phải đề cao cảnh giác. Thế nhưng chúng tôi lại không làm thế.
Vài ngày 21 tháng 4 năm 1999, các bạn tôi đến khu khán đài Man United, hòa cùng 4,500 CĐV lặn lội từ Anh sang, trả cái giá 56 Bảng, giá vé đắt nhất, để chứng kiến đội nhà thi đấu. Đáng lẽ ra tôi được sắp ở khu vực báo chí, nhưng lại có chút lẫn lộn về vé, thế là tôi lại đứng ở khu khán đài chính, bị bao vây bởi đám dân Turin. Họ không nói gì, nhưng họ biết rằng tôi không phải dân địa phương. Mọi thứ trông vẫn ổn.
Juventus dẫn trước sau 6 phút nhờ bàn thắng của Filippo Inzaghi, một điều họ đã trông chờ.

Zinedine Zidane thực hiện một đường tạt bóng thấp vào khu vực cận thành, khu vực mà Pippo Inzaghi đã đứng đợi.
"Tôi khi đó đã thất vọng và giận dữ," Sir Alex Ferguson nhớ lại. "Inzaghi nhanh trí và quyết đoán hơn các hậu vệ của chúng tôi. Chúng tôi không nên để thủng lưới từ những tình huống như thế."
Juventus khi đó là đội bóng tốt nhất Châu Âu, một đội bóng Man United rất muốn tránh ở vòng bán kết sau khi đánh bại Inter Milan trên sân San Siro ở vòng đấu trước.
Một vài cầu thủ Man United nhanh chóng bị đe dọa bởi các cầu thủ Juventus. Gary Neville nói rằng họ là đội bóng duy nhất anh sợ khi hành quân tới sân Delle Alpi vào năm 1996.
"Boskic, Vieri và Zidane là bộ 3 tiền đạo," anh chia sẻ. "Tôi nghĩ, "Mình làm cái đéo gì ở đây vậy ?"
Juventus đánh bại Man United 1-0 trên sân nhà lẫn sân khách vào năm 1996, nhưng Man United đã trưởng thành rất nhiều sau đó, chính bản thân Juventus cũng thế, dù họ không còn được dẫn dắt bởi "cái thằng cha đỏm dáng" Marcello Lippi (theo lời miêu tả của Sir Alex Ferguson). Thay thế ông là Carlo Ancelotti.
Vài năm sau đó, tôi có phỏng vấn với Roy Keane  về Juventus cho một tờ báo dành cho NHM ở một khách sạn ở Philadelphia. Cuộc nói chuyện dự kiến chỉ kéo dài 30 phút, nhưng lại bị kéo tới 90 phút. Trong đó, Keane có nêu ra quan điểm của mình về Juventus: "Juventus là CLB tuyệt vời nhất tớ từng đối đầu. Chúng nó dần chúng tớ nhờ tử ở Old Trafford trận lượt đi. Giggsy ghi được bàn thắng muộn, nhưng lẽ ra bọn tớ đã bị dẫn 2-0 ở hiệp 1 rồi."
"Juventus liên tục xé xác chúng tôi ở hiệp 1," Sir Alex Ferguson chia sẻ.
Nhưng trận đấu đó kết thúc với tỷ số 1-1: Antonio Conte ghi bàn phút 25, Ryan Giggs ghi bàn phút 90+2.
Man United không phải là đội bóng được đánh giá cao ở lượt về. Juventus khi đó có Zidane, Edgar Davids, Didier Deschamps, Inzaghi, Gianluca Pessotto, Angelo Di Livio, Conte và Paolo Montero, người Andy Cole công nhận là hậu vệ "khó nhằn" nhất anh từng đối đầu.
Khi Juventus dẫn 2-0 sau 10 phút, một lần nữa thông qua Inzaghi sau khi anh vượt qua Jaap Stam, mọi chuyện còn tuyệt hơn họ nghĩ.
Nhưng Sir Alex chưa vội đầu hàng. "Tôi cứng hết cả người, tuy vậy, tôi vẫn chưa cảm thấy rằng trận đấu đã kết thúc."
Tuy vậy, mọi người đều nghĩ ngược lại. Juventus đang trên đường đến với trận chung kết Châu Âu lần thứ 4 liên tiếp. Lão Bà đánh bại Ajax vào năm 1996, để thua Dortmund vào năm 97, sau đó, họ để thua Real Madrid một năm sau đó. Có thể nói, họ đang chờ đợi được gặp Bayern Munich ở Barcelona.


Keane là người duy nhất không nghĩ thế.
"Màn trình diễn tuyệt vời và quả cảm nhất tôi từng thấy trên sân," Sir Alex Ferguson, một người từng nhiều năm theo dõi bóng đá, đã trả lời như thế. "Băng qua mọi ngọn cỏ, thi đấu như thể cậu ta thà chết vì mệt chứ không chịu thua. Cậu ấy khơi gợi cảm hứng cho những người xung quanh cậu ấy. Tôi cảm thấy thật tự hào khi làm việc với một cầu thủ như thế."
Keane lại không cho như thế. "Tớ không hoàn toàn nghĩ rằng đây là trận hay nhất của tớ đâu. Nhưng dân tình từ đó cứ đồn đại rằng tớ ghi bàn rồi bị ăn thẻ thế lọ thế chai," anh chia sẻ trong căn phòng khách sạn ở Philadelphia. "Nhưng tớ nghĩ nếu nhìn vào trận đấu, nhìn vào việc bọn tớ bị dẫn 2-0 và đối thủ của bọn tớ là ai, chắc ngươi ta sẽ hiểu vì sao."
Keane có lẽ đã đúng.
Những chia sẻ của cây viết Andy Mitten cho tờ The Athletic, tựa gốc của bài báo: "Rebooted: That night in Turin — United’s true masterpiece"
Link video xem lại Juventus vs MU bán kết C1 1999: Quỷ đỏ ngược dòng ngoạn mục
Link xem lại Juventus vs MU trận đấu bán kết kết lượt về Cúp C1/Champions League mùa giải 1998/1999, lội ngược dòng ngoạn mục Mu bước vào chung kết C1.
MU 1998/1999: Hành trình vô địch cúp C1/Champions League
Link xem lại tổng hợp các trận đấu của CLB Manchester United trên hành trình chinh phục Cúp C1/Champions League mùa giải 1998/1999 huyền thoại
Inter vs Man Utd 98-99: Sir Alex Ferguson đã bắt bài Inter Milan như thế nào
Một bài viết trong dự án Reboot của cây viết Micheal Cox – The Athletic tái hiện lại những trận đấu hay trong quá khứ giống như chúng vừa diễn ra ở thời hiện...

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Khiến De Bruyne bực tức nhưng Pep đã cứu được 1 điểm cho Man City như thế nào?

Tuy mọi người thường xuyên bàn tán về chuyện Pep Guardiola có “sở thích” thực hiện những thay đổi kỳ lạ lên đội hình xuất trận của ông và khiến các đối thủ chỉ có thể “đoán mò” về ý đồ của mình, nhưng có một điều thường hay bị bỏ qua là việc ông ít khi tinh chỉnh nhân sự giữa các trận đấu.

Ngày hàng thủ Liverpool vô hiệu hóa mãnh thú Erling Haaland

Virgil Van Dijk phồng má và vòng tay ôm lấy Joe Gomez.Mohamed Salah có thể là người đã chọc thủng lưới Manchester City để giúp Liverpool giành được 3 điểm, nhưng chiến thắng đáng khâm phục mà The Reds có được trước nhà đương kim vô địch đã được xây dựng trên nền tảng là sự vững chắc của hệ thống phòng ngự.

Sự thanh thoát của Chelsea nhìn từ 2 bàn thắng

Dù không có được chiến thắng trước Real Madrid, nhưng những gì Chelsea làm được ở trận đấu tứ kết lượt về vẫn xứng đáng nhận được những sự khen ngợi và ghi nhận từ giới làm bóng đá Châu Âu.

Roberto Baggio và siêu phẩm vào lưới Juventus 20 năm trước: Kiệt tác nghệ thuật ở Delle Alpi

Với một sự nghiệp không có quá nhiều những danh hiệu tập thể cao quý thì những bàn thắng của Roberto Baggio thực sự là tác phẩm nghệ thuật: những kiệt tác để chúng ta khám phá, tìm hiểu lại, mổ xẻ và tận hưởng qua nhiều thế hệ. “Bất cứ khi nào xem lại bàn thắng đó, kể cả đến hiện tại, tôi đều đứng dậy và vỗ tay”, HLV Roberto Mazzone viết trong cuốn tự truyện “Un Vita in Campo” của mình.

Chung kết Euro 2012: Italia-Tây Ban Nha: Ngày La Roja đi vào lịch sử

Người Anh có một câu ngạn ngữ như sau: "Cái gì tốt đều đến 3 lần". Tiếng Tây Ban Nha cũng có một câu nói tương tự, "không có hai thì làm sao có ba ?". Câu ngạn ngữ trên có lẽ chính là lời miêu tả đúng nhất cho trận đấu giữa La Roja và Italia ở Euro 2012, một trận đấu mà Tây Ban Nha đã hoàn toàn áp đảo Italia.