Istanbul 2005: Chiến tích lịch sử của Lữ Đoàn Đỏ

Tác giả KDNX - Thứ Sáu 31/05/2019 16:58(GMT+7)

Các trận chung kết luôn tràn ngập sự căng thẳng, những sự bất ngờ ở phút chót và những pha đảo ngược tình thế ngoạn mục. Nhưng rất ít có trận đấu nào có được sự vĩ đại như trận đấu giữa Liverpool và AC Milan ở mùa giải 2004-2005.

Trong thời đại của những con quái vật mang tên Messi và Ronaldo, những "phép màu" trên sân cỏ bắt đầu hiếm đi. Và phải mãi tới mùa này, người hâm mộ bóng đá mới lại được chứng kiến những phép màu như thế. Gần đây nhất là những chiến công hiển hách của Liverpool và Tottenham trước Manchester City, Ajax Amsterdam và Barcelona. Đặc biệt hơn cả là trận đấu lượt về của Liverpool trước Barcelona trên sân Anfield. Trước đó một tuần, Lữ Đoàn Đỏ đã để Blaugrana xuyên thủng mành lưới tới 3 lần, buộc họ phải tìm kiếm 4 bàn thắng ở trận lượt về nếu muốn tới được Madrid rạng sáng 2/6 tới đây.
 
 
Và họ đã làm được điều đó một tuần sau đó, trong một trận đấu mà Liverpool đã thi đấu quật cường tới tận những giây phút cuối cùng trước một  Barcelona hùng mạnh có Messi trong đội hình. Kết thúc trận đấu, đến Klopp cũng phải nói rằng ông "không thể tin được các học trò có thể làm được điều đó."
 
Nhưng với NHM Liverpool, những chiến tích như thế của Lữ Đoàn Đỏ không hề xa lạ, dù là ở cấp độ Châu Âu hay là cấp độ Quốc Nội. Một trong số đó đã trở thành lịch sử. Một trận đấu có thể nói là có ý nghĩa rất lớn với The Kop nói riêng và NHA nói chung: Trận chung kết Champions League mùa 2004-2005 trước AC Milan trên sân Ataturk
 
Phải nhìn vào lịch sử của Liverpool kể từ trận chung kết Cup C1 trên sân Heysel trước Juventus tới thời điểm chung kết Champions League 2005 mới thấy được vì sao trận đấu đó có ý nghĩa to lớn với Liverpool và Ngoại Hạng Anh. Đây là trận chung kết Champions League đầu tiên mà Liverpool thi đấu kể từ sau trận thua cách đó 20 năm trên sân Heysel trước Juventus. Trận đấu sau đó để lại một vết đen khó phai mờ cho bóng đá Anh: thảm họa sập khán đài Heysel khiến hơn 39 CĐV Juventus thiệt mạng.
 
Sau thảm họa đó, bóng đá Anh bị cấm thi đấu dài hạn, và phải mãi 5 năm sau, các đội bóng Anh mới quay trở lại hạng đấu cao nhất Châu Âu. Và đội bóng Anh đầu tiên đạt được danh hiệu này sau 5 năm trời vắng bóng ở Cup Châu Âu (tiền thân của Champions League) là Manchester United ở mùa giải 1998-1999.
 
Liverpool làm nên chiến thắng lịch sử tại Istanbul 2005
Giới báo chí khi đó đã nhằm vào sự tắc trách của chính quyền Bỉ khi không đảm bảo an toàn cho các CĐV. Nhưng đồng thời, người ta cũng không quên đổ trách nhiệm lên NHM Liverpool, những người sau đó 4 năm phải chịu một nỗi đau còn dai dẳng và kinh khủng hơn thế: thảm họa Hillsborough. 
 
20 năm sau ngày thảm họa Heysel xảy ra, đội bóng Đất Cảng mới trở lại một trận chung kết ở đấu trường Châu Âu. Và định mệnh rõ thật biết trêu đùa, họ lại đối đầu một đội bóng đến từ xứ Mì Ống, lần này là AC Milan. 
 
Con đường tới được trận chung kết của Liverpool thời điểm đó chẳng hề dễ dàng gì, nếu không muốn nói là còn khó hơn con đường dẫn tới trận chung kết Champions League mùa này. Họ phải chật vật trước một Olimpiacos khó chịu ở vòng bảng, vượt qua Juventus trong một trận đấu nghẹt thở và phải nhờ tới một bàn thắng gây tranh cãi để vượt qua Chelsea của Jose Mourinho, một tập thể gần như bất bại ở mùa giải đó. 
 
Với những ai theo dõi AC Milan thời điểm hiện tại, nhất là với những NHM trẻ sinh sau năm 2000, sẽ thật khó có thể biết được AC Milan đã từng mạnh mẽ như thế nào. AC Milan khi đó không khác Manchester City là bao: một tập thể mạnh mẽ, hừng hực khí thế cùng một nguồn ngân quỹ dồi dào của Silvio Berlusconi. Cùng với đó là tài thao lược siêu nhiên của Carlo Ancelotti trên băng ghế chỉ đạo. AC Milan lúc đó chẳng khác gì một "Độc Cô Cầu Bại" của bóng đá thời điểm đó.
 
Liverpool trong khi đó lại đang chật vật trên con đường tìm kiếm hào quang xưa cũ. Dù lúc đó họ vẫn được coi là một trong "tứ đại gia" của bóng đá Anh (Manchester United, Arsenal, Chelsea và Liverpool). Mùa giải đó của Liverpool ở đấu trường quốc nội là một thảm họa: họ để thua 11 trận trên sân khách, đứng thứ 5 ở đấu trường Premier League ở mùa giải đầu tiên Rafael Benitez nắm quyền. Càng đau lòng hơn, đó là mùa giải đầu tiên mà họ đứng dưới đại kình địch cùng thành phố Everton kể từ năm 1987.
 
Để đối chọi với một Rossoneri "bất khả chiến bại" ở thời điểm đó. Liverpool đưa ra sân một đội hình chắp vá, trong đó nổi bật nhất là Djimi Traore, một cầu thủ vẫn khiến người ta nhắc đến tên nhờ pha phản lưới nhà hài hước trong trận gặp Burnley ở FA Cup cách đó một mùa giải. Ở mặt trận tấn công, họ có được sự phục vụ của những tiền đạo có phong độ cực kỳ thất thường ở mùa giải đó: Milan Baros, Harry Kewell và Luis Garcia. Với giới chuyên gia, Liverpool không thể có nổi một trận hòa trong 90 phút chứ đừng nói là đánh bại được AC Milan.
 

Và những diễn biến trên sân ngày hôm đó đã nói lên tất cả: Liverpool bị dẫn ngay khi hồi còi khai màn mới cất lên được 53 giây.  Pirlo thực hiện một pha đá phạt vào vị trí của Paolo Maldini. Hậu vệ kỳ cựu của AC Milan chỉ còn phải thực hiện nhiệm vụ cuối cùng là đưa bóng vào lưới Jerzy Dudek. 1-0 cho AC Milan.
 
TIếp đến là Kaka, chàng tiền đạo có khuôn mặt thiên thần và đôi chân sát thủ, kẻ chinh phục Ballon D'or 2 mùa giải sau đó. Chính anh là tác giả của pha đá phạt dẫn đến bàn thắng thứ nhất của Milan, và chính anh là người đã câu bóng kiến tạo cho Andriy Shevchenko, người sau đó đưa bóng cho Hernan Crespo nâng tỷ số lên 2-0
 
Và chính Kaka sau đó đã đột phá vào hàng phòng ngự Liverpool, bỏ lại Jamie Carragher sau lưng, sau đó là một pha chuyền bóng sắc lẹm cho Crespo nâng tỷ số lên 3-0. Milan lúc này đã gần như chắc chắn bỏ túi chức vô địch Champions League. Họ thể hiện gần như 100% những gì mà người ta biết về họ thời điểm đó. Kaka thậm chí còn không để cho các cầu thủ Liverpool một giây ngơi nghỉ.
 
Với nhiều đội bóng, khoảng thời gian giữa hiệp là khoảng thời gian giới hạn mọi sự hỏng hóc, hoặc chí ít là tập trung tinh thần tìm kiếm một bàn...danh dự. Nhưng với Benitez, mọi thứ không dễ dàng chấm dứt như thế. Nên nhớ, người đàn ông Tây Ban Nha này cách đó 1 mùa giải đã đưa một Valencia ít tiếng tăm giành được cú ăn đôi lịch sử La Liga và Europa League, phá vỡ thế thống trị của hai gã khổng lồ Barcelona và Real Madrid thời điểm đó. 
 

Steven Finnan lúc này đã gặp chấn thương. Benitez phải nhanh chóng thay đổi chiến thuật sang thành 3-5-2. Ông nhanh chóng cắt cử Dietmar Hamann vào sân với một nhiệm vụ duy nhất: kèm chặt Kaka bằng mọi giá. Dù đây là một sự thay người "bất đắc dĩ", nhưng hóa ra, đây là một trong những khoảnh khắc thiên tài của Rafael Benitez. Với việc Kaka bị theo sát như hình với bóng, Gerrard có được sự thoải mái để dồn lên tấn công nhằm tạo sức ép lên hàng phòng ngự AC Milan. Những điều xảy ra sau đó đã trở thành huyền thoại ở Istanbul, một phép màu chỉ có trong những câu truyện cổ tích.
 
Xabi Alonso thực hiện một cú sút từ khoảng cách 27 mét, hàng phòng ngự Rossoneri khi đó không có được sự tập trung, và chỉ vài phút sau, Liverpool đã trở lại thế cân bằng. Đầu tiên là bàn thắng của Gerrard sau một pha tạt bóng vào trong tài tình của John Arne Riise. 3-1 cho Liverpool.
 
Tiếp theo, Hamann chuyền bóng cho Vladimir Smicer, anh nhanh chóng đưa bóng vào góc dưới khung thành AC Milan. 3-2 cho Liverpool. Ngay khi Dida  ngẩng mặt lên, ống kính truyền thông đã "chộp" lại được khoảnh khắc thủ môn người Brazil nhận ra một điều gì đó kinh khủng sắp xảy ra cho Rossoneri.
 
Ngay sau đó, Carragher đột phá vào trong rồi kiến tạo cho Milan Baros. Tiền đạo người Czech sau đó đưa bóng cho Gerrard. Tiền đạo người Anh ngay lập tức băng vào trong sự bất lực của Gennaro Gattuso, buộc tiền vệ phòng thủ người Italia phải phạm lỗi với mình trong vòng cấm. Alonso nhanh chóng bước lên chấm đá phạt đền. Anh thực hiện hỏng quả phạt đền, nhưng nhanh chóng sửa sai bằng một cú đá bồi tung nóc lưới Milan. 3-3 cho Liverpool.
 
Vỏn vẹn 6 phút, NHM AC Milan từ chỗ chuẩn bị đến viễn cảnh ăn mừng ở Istanbul đến ôm đầu thất vọng và bối rối, họ vẫn không thể hiểu nổi chuyện gì vừa xảy ra cho đội nhà.
 
AC Milan nhanh chóng vực dậy, nhưng không thể nào tìm được đường vào khung thành Dudek. Thủ môn người Ba Lan đã thực hiện thành công hàng loạt pha cản phá, thậm chí anh còn đẩy được tới 2 cú sút của siêu tiền đạo người Ukraina, Andriy Shevchenko ở hiệp bù giờ thứ 2. Dù kết quả trận đấu đó có thế nào, thì những gì Dudek thể hiện ngày hôm đó thực sự đáng khâm phục. Và chính Dudek đã khơi gợi lại cho NHM Liverpool một khoảnh khắc thú vị: anh nghe theo sự chỉ dẫn của đồng đội Carragher, bắt chước dáng đi có phần hài hước của thủ môn Bruce Grobbelaar trong trận chung kết gặp Roma của Lữ Đoàn Đỏ cách đó 21 năm.
Ngày hôm sau, lũ trẻ trên khắp nước Anh đều bắt chước dáng điệu đó của Dudek, đảo chân qua rồi đảo chân lại. Một hành động khá kỳ cục nhưng lại cực kỳ hiệu quả. Anh đánh bại Shevchenko trên chấm phạt đền, chính thức đưa chiếc cup Châu Âu về vùng Merseyside sau hơn 21 năm chờ đợi.
 
Những người trẻ hiện tại đang chứng kiến một Liverpool bất khả chiến bại ở hiện tại chắc chắn sẽ không thể biết được tầm quan trọng và ý nghĩa tinh thần to lớn của đêm Istanbul nhiệm màu với Liverpool nói riêng và Ngoại Hạng Anh nói chung. Liverpool khi đó đã tạo nên một trang sử mới cho các đội bóng Premier League ở đấu trường Châu Âu. Trước đó, mới chỉ có Manchester United vô địch Champions League cho bóng đá Anh.

Sau đêm Istanbul đó, 8 mùa liên tiếp chứng kiến việc các đội bóng Anh góp mặt ở các trận chung kết Champions League, đầu tiên là Arsenal ở mùa 2005-2006, Chelsea và Man United ở mùa 2007-2008, sau đó là mùa 2008-2009, 2010-2011 và 2011-2012. Cùng với đó là 2 chức vô địch Châu Âu giành cho Manchester United và Liverpool.
 
Gerrard va chiec cup CL nam 2005
Với Liverpool, việc vượt qua một AC Milan hùng mạnh trong một trận đấu mà họ gặp quá nhiều bất lợi thực sự là một chiến công kỳ vĩ. Các trận chung kết luôn tràn ngập sự căng thẳng, những sự bất ngờ ở phút chót và những pha đảo ngược tình thế ngoạn mục. Nhưng rất ít có trận đấu nào có được sự vĩ đại như trận đấu giữa Liverpool và AC Milan ở mùa giải 2004-2005. Một trận đấu như để tuyên bố sự trở lại của Lữ Đoàn Đỏ ở đấu trường Châu Âu, đồng thời cũng rũ bỏ bóng ma Heysel năm nào.
 
Trước mắt Lữ Đoàn Đỏ sẽ là trận đấu chung kết gặp Tottenham Hotspurs ở Champions League, một CLB đang có được phong độ rất cao, và cũng như AC Milan, có được một HLV thiên tài trên băng ghế huấn luyện, Mauricio Pochettino. Dù thắng hay thua, đoàn quân của Jurgen Klopp vẫn có quyền tự hào khi đã góp mặt ở 3 trận chung kết cấp độ Châu Âu trong vòng 3 năm, một chiến tích hiếm có đội bóng Anh nào làm được trong nhũng năm gần đây.
 
Lược dịch từ bài viết: "Liverpool and the defiant heroics of Istanbul" của cây viết Matthew Gibbs đăng trên trang These Football Times."

KDNX (TTVN)

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Khiến De Bruyne bực tức nhưng Pep đã cứu được 1 điểm cho Man City như thế nào?

Tuy mọi người thường xuyên bàn tán về chuyện Pep Guardiola có “sở thích” thực hiện những thay đổi kỳ lạ lên đội hình xuất trận của ông và khiến các đối thủ chỉ có thể “đoán mò” về ý đồ của mình, nhưng có một điều thường hay bị bỏ qua là việc ông ít khi tinh chỉnh nhân sự giữa các trận đấu.

Ngày hàng thủ Liverpool vô hiệu hóa mãnh thú Erling Haaland

Virgil Van Dijk phồng má và vòng tay ôm lấy Joe Gomez.Mohamed Salah có thể là người đã chọc thủng lưới Manchester City để giúp Liverpool giành được 3 điểm, nhưng chiến thắng đáng khâm phục mà The Reds có được trước nhà đương kim vô địch đã được xây dựng trên nền tảng là sự vững chắc của hệ thống phòng ngự.

Sự thanh thoát của Chelsea nhìn từ 2 bàn thắng

Dù không có được chiến thắng trước Real Madrid, nhưng những gì Chelsea làm được ở trận đấu tứ kết lượt về vẫn xứng đáng nhận được những sự khen ngợi và ghi nhận từ giới làm bóng đá Châu Âu.

Roberto Baggio và siêu phẩm vào lưới Juventus 20 năm trước: Kiệt tác nghệ thuật ở Delle Alpi

Với một sự nghiệp không có quá nhiều những danh hiệu tập thể cao quý thì những bàn thắng của Roberto Baggio thực sự là tác phẩm nghệ thuật: những kiệt tác để chúng ta khám phá, tìm hiểu lại, mổ xẻ và tận hưởng qua nhiều thế hệ. “Bất cứ khi nào xem lại bàn thắng đó, kể cả đến hiện tại, tôi đều đứng dậy và vỗ tay”, HLV Roberto Mazzone viết trong cuốn tự truyện “Un Vita in Campo” của mình.

Chung kết Euro 2012: Italia-Tây Ban Nha: Ngày La Roja đi vào lịch sử

Người Anh có một câu ngạn ngữ như sau: "Cái gì tốt đều đến 3 lần". Tiếng Tây Ban Nha cũng có một câu nói tương tự, "không có hai thì làm sao có ba ?". Câu ngạn ngữ trên có lẽ chính là lời miêu tả đúng nhất cho trận đấu giữa La Roja và Italia ở Euro 2012, một trận đấu mà Tây Ban Nha đã hoàn toàn áp đảo Italia.