Tây Ban Nha và Anh đều được đặt rất nhiều kỳ vọng trước khi tới Euro 2016 song rốt cục sự thiếu linh hoạt tới từ HLV trưởng đã khiến họ thất bại ê chề. Trái ngược lại hoàn toàn là sự thành công tới từ một Italia bị xem thường trước giải.
► Theo dõi KQ TBN và bảng xếp hạng bóng đá Tây Ban Nha sau lượt trận mới diễn ra |
Trong một ván bài, không phải lúc nào người chơi sở hữu những quân bài mạnh hơn sẽ giành được chiến thắng. Trong một trận đấu bóng cũng vậy, đội mạnh hơn chưa chắc đã là những người mỉm cười sau cùng. Xét trên tiêu chí này, Italia là những người đã vận dụng tốt nhất nguồn lực mà mình có trong tay, sử dụng tốt những lá bài đã được chia. Có một câu nói tưởng chừng như đơn giản của HLV Antonio Conte song xứng đáng để tất cả phải suy nghĩ: “Khi bóng chưa lăn, chưa ai là kẻ thất bại.”
Đã có rất nhiều người cho rằng Italia sẽ sớm bị hất cẳng khỏi VCK Euro 2016 khi lực lượng của họ được xem là yếu nhất trong vòng 50 năm. Nhưng chính những lời chê bai, dè bỉu đã tạo thành động lực để họ phấn đấu nhiều hơn nữa. Đoàn quân thiên thanh hiểu rõ một điều rằng chỉ có sự cố gắng hơn 100% sức mới có thể giúp họ làm nên chuyện. Không có nhưng ngôi sao sáng trong đội hình, Conte quyết tâm phải tạo nên một tập thể mạnh để đương đầu với sóng gió.
Sự tận tâm của HLV Conte đang mang tới thành công cho Italia |
Trong suốt 2 năm qua kể từ khi tiếp quản đội bóng thảm bại ở World Cup 2014 từ tay Cesare Prandelli, Conte luôn làm việc hết mình và các học trò của ông cũng vậy. Trong mỗi đợt tập trung đặc biệt là quãng thời gian 1 tháng trước khi Euro 2016 khởi tranh, họ có khối lượng làm việc về chiến thuật và thể lực phải nói là khủng khiếp với mục tiêu chỉ đơn giản là vượt qua chính bản thân mình để gây sự bất ngờ cho mọi người trước khi đến những điều to tát như chức vô địch Euro 2016.
Bại tướng của Italia tại vòng 1/8 là ĐT Tây Ban Nha lại hoàn toàn trái ngược với điều đó. Cũng có chung cái gốc là kỳ World Cup 2014 thất bát song dường như đội bóng này chẳng có tiến bộ hơn là bao. Những hạt nhân như Xabi Alonso, Xavi đã qua thời đỉnh cao từ lâu song HLV Vicente Del Bosque vẫn duy trì lối chơi mang dáng dấp của Tiki-taka và những trận đấu chật vật ở vòng loại vẫn không khiến ông tỉnh ngộ.
Trái với sự cổ hủ của Del Bosque tại Tây Ban Nha |
Hàng tiền vệ với Andres Iniesta, Sergio Busquets vẫn có thể giúp Tiki-taka phát huy nhưng cũng chỉ là một phần bởi xung quanh họ là những miếng ghép khá miễn cưỡng. Trường hợp tiền đạo nhập tịch Diego Costa là minh chứng rõ nét khi ở cấp CLB dù là Atletico Madrid hay Chelsea anh thường xuyên đá phòng ngự phản công một cách trực diện thay vì phải di chuyển liên tục để phối hợp nhóm. Điều đó dẫn tới những màn trình diễn thất vọng và bị chỉ trích liên tục của anh chàng cá tính gốc Brazil.
Chắc chắn Del Bosque phải chịu trách nhiệm trong thất bại của Costa cũng như ĐT Tây Ban Nha. Ông sở hữu đội hình đến dự bị cũng khiến nhiều đội thèm muốn song đã không biết cách phát huy hết thế mạnh. Đã thế, dường như chính Del Bosque cũng tỏ ra chủ quan đến lạ kỳ khi bê nguyên một đội hình đá cả 4 trận tại Euro 2016 bất chấp điều này khiến nội bộ Tây Ban Nha trở nên hỗn loạn. Những Koke hay Pedro thẳng thắn lên báo bày tỏ việc bị đối xử bất công khi không được cho ra sân thể hiện.
(Bongda24h.vn) - Tây Ban Nha mặc dù được đánh giá cao hơn nhưng lại thất bại dưới tay Italia ở vòng 1/8 Euro 2016. Vậy trận Italia 2-0 Tây Ban Nha, những...
Nhưng đó cũng chỉ là bề nổi còn trong phòng thay đồ ghê gớm ra sao chỉ có người trong cuộc mới biết. Chính sự cứng nhắc của Del Bosque khiến cho Tây Ban Nha khi đội hình chính lâm vào bế tắc đã không có phương án B đủ mạnh để xoay chuyển tình thế. Trận thua 0-2 trước Italia đã tố cáo điều đó. Trong khi đối thủ tỏ ra cực kỳ nhiệt huyết và nhuần nhuyễn thì La Roja lại vô cùng bế tắc và thiếu ý tưởng khi hai chân chuyền Iniesta và Busquets bị phong tỏa.
Conte đã có cả một kế hoạch tinh vi để phát huy tối đa phẩm chất của các cầu thủ còn Del Bosque thì không. Ông vẫn gò đội bóng vào cái khuôn đã từng mang lại thành công trước đây dù không có được nguyên liệu phù hợp. Del Bosque có lẽ đã quá tự tin rằng những con người ông có đủ tài năng và trí thông minh để biết cách xoay xở và giành chiến thắng. Thực tế chỉ ra không phải lúc nào điều đó cũng đúng.
Và những quyết định thiếu sáng suốt của Hodgson tại Anh |
Điều tương tự cũng đã xảy ra với ĐT Anh. Ban đầu họ không được chú ý quá nhiều bởi đã dừng chân ngay tại vòng bảng World Cup 2014 và chia tay một thế hệ vàng. Nhưng sự tiến bộ của hàng loạt cầu thủ trẻ đặc biệt là 5 thành viên của Tottenham là Dier, Walker, Rose, Alli và Kane đã thay đổi cái nhìn của mọi người thậm chí là chính HLV trưởng Roy Hodgson. Ban đầu nhà cầm quân kỳ cựu này định dùng sức mạnh và sự cơ động của hàng tiền vệ trong sơ đồ 4-4-2 để làm nền tảng chiến thắng.
Tuy nhiên khi chính thức bước vào giải trước những lời ca tụng của truyền thông, sự tự tin của Hodgson đã dâng lên đến mức thái quá. Ông chuyển sang chơi 4-3-3 phóng khoáng và thiên về tấn công hơn bất chấp đôi cánh là Adam Lallana và Raheem Sterling đều chơi tệ. Nhưng chính sự bốc đồng này đã làm hại ĐT Anh bởi kế hoạch mang tính tức thời không thể mang lại sự hoàn hảo để áp dụng trong mọi hoàn cảnh.
Trước một Iceland phòng ngự kiên cường, chặt chẽ, Anh trở nên tầm thường và bế tắc, chấp nhận bị loại khỏi Euro 2016 một cách tủi hổ. Cả Anh và Tây Ban Nha đều đã không thể đứng vững trước khó khăn, trái ngược hoàn toàn với một Italia luôn sẵn sàng trong mọi tình huống. Khác biệt có lẽ nằm ở sự tận tâm, nhiệt huyết cho công việc, chuẩn bị sẵn cho mọi tình huống của một HLV trưởng mới 46 tuổi so với hai ông lão lần lượt 65 và 68 tuổi. “Rất nhiều trở ngại ở phía trước. Nhưng khi lâm vào khó khăn, chúng tôi sẽ biết cách phản ứng”, Conte đã nói như vậy.
(Bongda24h) - Italia là đội đá xấu nhất tại Euro 2016, Pháp thường có thói quen ghi bàn trong hiệp hai,... đều được thể hiện đầy thú vị qua những con số thống...
Gia Vi